Danh mục

Dư luận tiếp nhận văn học hậu hiện đại ở Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.38 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Dư luận tiếp nhận văn học hậu hiện đại ở Việt Nam trình bày: Vấn đề tranh luận và đối thoại về bất cứ một hệ hình lý thuyết mới nào đang được tiếp nhận cũng là phản ứng cần thiết trong mỗi nền văn học. Thứ nhất, nó bổ sung cho nền văn học dân tộc những góc nhìn mới, kỹ thuật mới, nhằm thúc đẩy sự phát triển những tinh hoa văn học nội tại theo hướng hiện đại hóa, quốc tế hóa,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dư luận tiếp nhận văn học hậu hiện đại ở Việt Nam   DƯ LUẬN TIẾP NHẬN VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM PHAN TUẤN ANH Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Tóm tắt: Vấn đề tranh luận và đối thoại về bất cứ một hệ hình lý thuyết mới nào đang được tiếp nhận cũng là phản ứng cần thiết trong mỗi nền văn học. Thứ nhất, nó bổ sung cho nền văn học dân tộc những góc nhìn mới, kỹ thuật mới, nhằm thúc đẩy sự phát triển những tinh hoa văn học nội tại theo hướng hiện đại hóa, quốc tế hóa. Thứ hai, không có hệ lý thuyết nào là không có những giới hạn và nhược điểm. Để tránh tâm lý sùng ngoại quá mức và tiếp nhận không giới hạn, cần những nhận định và thái độ có tính điềm tĩnh, nhằm tránh tâm lý tự ti, hoang mang và đánh mất những giá trị cổ truyền. 1. Mỗi lý thuyết đang trên hành trình tiếp nhận vào một nền văn hoá, mà cụ thể và rõ rệt nhất là trên lĩnh vực lý luận và phê bình, luôn phải chấp nhận các luồng ý kiến khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau gay gắt. Hiện tượng tiếp nhận lý thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam lại càng mang tính chất đặc biệt, và gần như gây ra một hiệu ứng xã hội khá rộng rãi. Sự đặc biệt thể hiện ở chỗ, mọi lĩnh vực và bộ môn đều cảm thấy mối quan hệ giữa mình với trào lưu tư tưởng mới được du nhập này. Tuy nhiên, số người e dè, thậm chí phủ định về những giá trị tư tưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại cũng đông đảo và quyết liệt không kém bộ phận ủng hộ nhiệt thành và tích cực đề cao những giá trị của lý thuyết hậu hiện đại. Ngay trong bản thân ý kiến và các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam có tín thế về hậu hiện, bên cạnh sự khẳng định những giá trị mới mẻ, các đóng góp đáng chú ý của nó, thì vẫn còn tồn tại những băn khoăn, thậm chí những phê phán sâu sắc về các mâu thuẫn trong hệ hình lý thuyết này. Nhìn chung, xét về phía ủng hộ lý thuyết văn học hậu hiện đại ở Việt Nam, đồng tình với quy luật văn học nước nhà cần bước sang thời kì hậu hiện đại, các nhà lý luận thường sử dụng một số luận điểm chính như sau: - Quá trình chuyển đổi sang hậu hiện đại là mang tính khách quan của lịch sử, không thể nào thay đổi chỉ bởi một số ý chí cá nhân. Tiến trình văn học là một dòng chảy được nối liền bởi những trào lưu văn học, sự thay thế nhau giữa các trào lưu và khuynh hướng là một quá trình có tính chất lịch sử tự nhiên. Trào lưu văn học cũng là một “phạm trù lịch sử”, tức là có sinh ra và có mất đi, không có trào lưu nào tồn tại vĩnh viễn. Do đó, sự cáo chung của nghệ thuật hiện đại dẫu chưa xảy ra một cách toàn diện, nhưng nhu cầu đổi mới và chuyển sang một nền nghệ thuật khác, khi nhân loại bước sang thiên niên kỷ mới, với một nền văn minh hậu công nghiệp trong “làn sóng thứ ba” (A.Toffler), đó là một nhu cầu không thể chối bỏ. Tính khách quan không thể cưỡng lại trong việc tiếp nhận lý thuyết văn học hậu hiện đại còn được thể hiện ở chỗ, thế giới đang sống trong thời kì toàn cầu hoá, đất nước đang tiến hành công cuộc giao lưu với bạn bè năm châu và hội nhập một cách toàn diện Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 81-86 82 PHAN TUẤN ANH với thế giới. Trong một trật tự thế giới mang tính toàn cầu hoá, sẽ không thể có những nền văn hoá duy trì mãi được tính tự trị và khép kín. Ra biển lớn vừa là một điều kiện, vừa là một nhu cầu tất yếu trong hội nhập. Đó là một quá trình có tính khách quan lịch sử trong nghệ thuật. - Quá trình chuyển biến sang hậu hiện đại đồng nghĩa với quá trình phủ định, nhằm tiến đến sự đổi mới. Chủ nghĩa hậu hiện đại gắn với tinh thần đổi mới một cách toàn diện. Nó phá bỏ không thương tiếc những giá trị tưởng chừng như đã ổn định, bất biến trong quá khứ. Một loạt những cống hiến, ít ra là về mặt đổi mới khái niệm nghệ thuật, đã được các nhà hậu hiện đại đề xuất. Tất cả cống hiến ấy, ít ra đã làm xuất hiện cái mới; mà có xuất hiện cái mới tức là đưa nghệ thuật vận động trong sự phát triển. Văn học hậu hiện đại luôn chủ trương đả phá mạnh mẽ các hệ hình giá trị đã có, tuy người ta có quyền nghi ngờ về sự kiến tạo một hệ hình giá trị mới, dựa trên lý thuyết hậu hiện đại, nhưng tiếc thay đó lại không phải là tham vọng của các nhà hậu hiện đại. Bản thân hệ hình giá trị mới mà chủ nghĩa hậu hiện đại mang lại đã nằm trong quá trình giải cấu trúc và huỷ tạo những hệ hình giá trị cũ, các học thuyết cũ. Không phải ngẫu nhiên mà trong văn học hậu hiện đại xuất hiện một cách thường xuyên tiếp đầu ngữ anti (phản), từ phản - tiểu thuyết cho đến phản - thơ, phản - thẩm mỹ, phản - nghệ thuật… Tham vọng của văn học nghệ thuật hậu hiện đại không phải là xây dựng một hệ hình giá trị mới, hoặc xoá bỏ hoàn toàn những giá trị cũ, mà là giải kiến tạo tất cả những hệ hình đã có, nhằm tạo ra một nền nghệ thuật mang tính phản tỉnh, dung hợp những “cái khác” hoặc “cái đối lập”. Đó chính là quy luật phủ định của phủ định mà Marx đã đề xuất. Mọi cái mới ra đời không phải từ hư vô, mà từ sự phủ định (có kế thừa) những cái đã từng tồn tại trước đó. Đối với văn học nghệ thuật hậu hiện đại, sự huỷ tạo đồng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: