Danh mục

Dự thảo: Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018-2030

Số trang: 124      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.77 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chiến lược là lộ trình để Việt Nam thu hút FDI “thế hệ tiếp mới”, nhằm tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sâu rộng trong giai đoạn 2018 - 2030. Việc thực hiện chiến lược này phù hợp với xu hướng toàn cầu tác động đến FDI trong những năm tới. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự thảo: Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018-2030 Chiến lược và Định hướng Chiến lược Thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018-2030 Dự thảo Tháng 3 năm 2018 1 Mục lục 1.0 Đặt vấn đề ......................................................................................................................................... 6 2. Bối cảnh chiến lược – những yếu tố tạo nên thay đổi trong môi trường FDI ................................... 11 2.1 Những xu hướng lớn toàn cầu tác động đến FDI trong vòng 12 năm tới...............................11 2.2 Các xu hướng đầu tư FDI toàn cầu và khu vực (ASEAN) ......................................................21 3.0 Vị trí và kết quả FDI của Việt Nam hiện tại ..................................................................................... 30 3.1 Kết quả, xu hướng phát triển, vị thế hiện tại trong khu vực về thu hút FDI ...........................30 3.2 Hiệu quả đầu tư FDI trong những lĩnh vực ưu tiên hiệnnay và theo nước xuất xứ đầu tư ...32 4.0 Ưu tiên lĩnh vực “Thế hệ mới” để chủ động xúc tiến đầu tư theo mục tiêu .................................. 36 4.1 Bối cảnh và phương pháp rà soát ngành ..........................................................................36 4.2. Kết quả rà soát ngành và lựa chọn nhà đầu tư ..................................................................42 5.0 Bối cảnh chính sách FDI hiện hành của Việt Nam – đánh giá chung .............................................. 47 5.1. Định hướng, chiến lược, khung thể chế FDI tính đến nay .......................................................48 5.2 Kết quả và Thông lệ tối ưu: Thể chế;Trước đầu tư; Trong đầu tư; Sau đầu tư .......................51 5.2.1 Trước đầu tư ...........................................................................................................59 5.2.2 Tham gia đầu tư ........................................................................................................66 5.2.3 Sau đầu tư ................................................................................................................69 6.0 Tổng hợp các Kết quả chính, Kết luận............................................................................................. 83 6.1 Kết quả, Kết luận liên quan đến Chính sách ......................................................................83 6.2 Kết quả, Kết luận về Khung thể chế .................................................................................85 6.3 Kết quả, Kết luận về Giai đoạn trước đầu tư ...................................................................86 6.4 Kết quả, Kết luận về Giai đoạn tham gia đầu tư.................................................................89 6.5 Kết quả, Kết luận về Giai đoạn sau đầu tư ........................................................................90 7.0 Đầu tư FDI Thế hệ mới - Định hướng chiến lược giai đoạn 2018-2030 và Khuyến nghị Giải pháp chính sách ................................................................................................................................................... 96 7.1 Mục tiêu và Kết quả mong muốn của Định hướng chiến lược thu hút FDI giai đoạn 2018 – 2030 96 PHỤ LỤC ............................................................................................................................................... 108 2 TÓM TẮT TỔNG QUAN Vì sao cần có chiến lược và định hướng mới? 1. Chiến lược này là lộ trình để Việt Nam thu hút FDI “thế hệ tiếp mới”, nhằm tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sâu rộng trong giai đoạn 2018 - 2030. Việc thực hiện chiến lược này phù hợp với cả Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 2011 - 2020 và Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 2016 - 2020 của Việt Nam, cũng phù hợp với Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng, Dân chủ1. 2. Năm 2017, Việt Nam đứng trước một nghịch lý là một mặt thu hút được dòng vốn FDI kỷ lục và vượt qua các quốc gia khác ở ASEAN2, mặt khác các bên liên quan lại có quan điểm chung rằng FDI chưa đáp ứng được kỳ vọng, vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã đề nghị Nhóm Ngân hàng Thế giới hỗ trợ xây dựng Chiến lược và Định hướngChiến lược Thu hút FDIThế hệ mới cho Việt Nam giai đoạn 20182030. 3. Điểm nhấn chính của “Chiến lược Thu hút FDIThế hệ mới” là sự chuyển dịch trọng tâm từ thu hút nhà đầu tư phù hợp cho ‘sản phẩm’ của Việt Nam sang phát triển sản phẩm phù hợp (tức là môi trường kinh doanh và điều kiện đầu tư phù hợp) cho loại hình đầu tư mà Việt Nam cần trong tương lai, nhờ đó có thể tăng tối đa hiệu ứng lan toả và giá trị gia tăng của FDI. 4. Điều đáng mừng là từ vài năm trước đây, Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy rằng chất lượng FDI cần được cải thiện về giá trị gia tăng và hiệu ứng lan toả, điều này đã được ghi nhận tại Nghị quyết số 103/NQ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành vào cuối tháng 8 năm 2013. 5. Trong các hội thảo lấy ý kiến về Chiến lược Thu hút FDI vào tháng 11 năm 2017, ý kiến của các bên liên quan cấp cao đã khẳng định quan điểm của đoàn công tác Nhóm NHTG rằng các bản sửa đổi, bổ sung tiếp theo của Nghị quyết 103 sẽ cho phép điều chỉnh hai năm còn lại của Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tạo ra cơ sở pháp lý để đẩy nhanh công tác cải cách khung thể chế cho việc thực hiện chiến lược này. 6. Trong số các xu hướng lớn toàn cầu có ảnh hưởng đến FDI trong 12 năm tới, Cách mạng Công nghiệp 4.0 là trào lưu có tính thách thức và đột phá nhất; Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam có khả năng thúc đẩy tăng trưởng GDP và giúp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ (trong đó có Trung Quốc); sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường của Trung Quốc đem lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đòi hỏi tiếp tục mở cửa lĩnh vực logistics; gia công quy trình doanh nghiệp, vận tải, dịch vụ tài chính, khách sạn - nhà hàng và các ngành khác sẽ chịu ảnh hưởng của các công nghệ đột phá trong khi các thách thức trong phát triển bền vững về môi trường có thể đư ...

Tài liệu được xem nhiều: