Danh mục

Đủ vui để tiếp tục

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 858.60 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dù địa điểm diễn ra triển lãm cách trung tâm Hà Nội 11km nhưng sự tham gia đông đảo của khán giả trong đêm khai mạc triển lãm vừa qua và những ngày mở cửa triển lãm tiếp theo đã phần nào cho thấy công chúng yêu nghệ thuật ngày nay không ngại đi xa lắm, nếu những sáng tạo của nghệ sĩ đủ sức hấp dẫn họ. Sự quan tâm cổ vũ của công chúng cũng như báo chí đến buổi Triển lãm đã giúp chúng tôi – những người làm chương trình – Đủ vui để tiếp tục!...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đủ vui để tiếp tục Đủ vui để tiếp tục Dù địa điểm diễn ra triển lãm cách trung tâm Hà Nội 11km nhưng sự tham gia đông đảo của khán giả trong đêm khai mạc triển lãm vừa qua và những ngày mở cửa triển lãm tiếp theo đã phần nào cho thấy công chúng yêu nghệ thuật ngày nay không ngại đi xa lắm, nếu những sáng tạo của nghệ sĩ đủ sức hấp dẫn họ. Sự quan tâm cổ vũ của công chúng cũng như báo chí đến buổi Triển lãm đã giúp chúng tôi – những người làm chương trình – Đủ vui để tiếp tục! Đỗ Thế Cường – “Kẻ hóng hớt” 1. Tác phẩm video: HÌNH THỨC CỦA BIỂU HIỆN Ý tưởng với nhiều những không gian, bối cảnh khác nhau trên một hành vi gần như không thay đổi. “Gồng rất có lợi cho sức khỏe và ngược lại”, là cách mà anh đã nói về tác phẩm video kết hợp với trình diễn của mình – một sự sống trải rộng, những con người đang phải gồng mình đấu tranh cho sinh tồn. Video Art của Đỗ Thế Cường 2. Tác phẩm sắp đặt: KÝ ỨC VỀ CÁI CHẾT Toàn bộ nhận thức của con người chẳng qua chỉ là làm sao để vượt qua sự sợ hãi, nhưng thực tế sự sợ hãi lại cần thiết phải tồn tại trong con người để minh chứng cho sự vượt qua đó. Tác phẩm Ký ức về cái chết sử dụng chất liệu tự nhiên là những con đỉa, anh dường như muốn đi sâu vào bản chất của sự sống, đề cao những giá trị chưa từng được tôn vinh. Nhìn sâu vào bên trong nỗi sợ hãi theo cách riêng của mình, Đỗ Thế Cường chứng minh: “Sợ hãi rất có lợi cho sự hèn nhát và ngược lại”. Đỗ Thế Cường với tác phẩm của anh Ký ức về cái chết Nguyễn Đức Lợi – “ Kẻ trống rỗng” Tác phẩm: TRỐNG RỖNG Thể loại: tranh Sinh ra và lớn lên tại một làng quê trước kia là ngoại thành Hà Nội, nay đã thành phố xá. Sự thay đổi chóng mặt cả về đạo đức, văn hóa, lẫn kinh tế mà anh chứng kiến trên quê hương đã biến thành nỗi ám ảnh trong Trống rỗng, thể hiện bằng sự đan xen giữa cái đã mất, cái đang dần bị phá hủy và những gì đã và đang được dựng lên. Tác phẩm của anh giằng co bởi nhiều không gian chồng chéo, cảm giác ngột ngạt, bức bối; nhưng vẫn thoáng một nỗi buồn, như ký ức tuổi thơ bị đánh mất, như sự mơ mộng vẫn tồn tại, sống động vô hình trong thế giới bất toàn. Cũng bởi màu sắc “mơ mộng” này mà tranh của anh được chính đồng nghiệp “phán”: Lãng mạn thế! Trống rỗng của Nguyễn Đức Lợi Trần Đức Đủ – “Kẻ băng chuyền” Tác phẩm: CHUYỂN ĐỘNG THỰC TRONG KHÔG GIAN THỰC Thể loại: tranh chuyển động Một tác phẩm hội họa không thể cứ tĩnh lặng bất động trên bức tường để chờ đợi người xem, ngược lại, người xem chờ đợi được chiêm ngưỡng một bức tranh đang chuyển động. Ý tưởng mới mẻ này đã đưa Trần Đức Đủ đến với một sáng tạo độc đáo – sự chuyển động của hai ròng rọc nối hai đầu của một bức tranh khiến mọi thứ trên bức tranh được hiện dần ra trước mắt khán giả như thể họ đang nhìn vào một cái băng chuyền. Hai chiếc ghế nhỏ được đặt đối diện với tác phẩm như cách bày trí một không gian nội thất, khi ngồi tạo ra tiếng “bíp” tạo những cảm xúc mới lạ, thú vị. Thông minh và chơi đùa, nhưng anh dường như lại là một nghệ sĩ nhiều suy tư, nghiêm túc đến mức kỹ tính, kỹ tính quá hóa cẩu thả. Luôn luôn thách thức bản thân vượt qua những giới hạn của sự cũ mòn bằng những thực hành để tạo ra những giá trị mới, nhưng anh vẫn cho rằng, chẳng lý gì phải căng thẳng! Chuyển động thực trong không gian thực của Trần Đức Đủ Nguyễn Đức Phương - “Kẻ mênh mông” Tác phẩm: BÚP PHÊ Thể loại: sắp đặt Sinh ra trong một gia đình làm giò truyền thống nổi tiếng nhưng bản thân lại là một nghệ sĩ. Tác phẩm của anh chính là những con lợn được đúc bằng giò, sắp xếp luôn thành bàn tiệc khai mạc triển lãm với một tấm rèm hồng, một bức tranh vẽ một con lợn hồng. Màu sắc “ngon mắt” này dường như không chỉ được dùng với dụng tâm tăng thêm sự ngon miệng của thực khách. Tính dí dỏm của tác phẩm như chính tính cách của anh. Hãy thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật không chỉ bằng mắt mà hơn thế, bằng cái dạ dày! Búp phê của Nguyễn Đức Phương Nguyễn Hồng Phương - “Kẻ có lỗi” Tác phẩm: LỞI XIN LỖI Thể loại: sắp đặt Sử dụng chất liệu bảng đen học sinh cắm trên một hố than rộng, tác phẩm của Nguyễn Hồng Phương là một minh chứng khá hùng hồn đối với những vấn đề đã, đang và vẫn trở nên bức thiết trong giáo dục, không chỉ là vấn đề của trẻ em mà còn là vấn đề của cả người lớn. Hàng trăm những tấm bảng “em xin lỗi lần sau em không như thế nữa”, tại sao phải học xin lỗi nhiều đến thế? Như cách anh nói: “Tất cả là tại điểm không”. Lời xin lỗi, Nguyễn Hồng Phương Nguyễn Song – “Kẻ lún” Tác phẩm: LÚN Thể loại: sắp đặt Một ngôi nhà bị lún chét đầy than. Căng thẳng hơn trong tư duy cũng như cảm giác, tác phẩm của anh hướng người xem vào một cái nhìn tưởng chừng như nặng nề và mang tính cá nhân nhiều hơn. Nhưng thực tế khi tìm hiểu và quan sát kỹ vào tác phẩm này thì lại thấy ngôi nhà thực sự tạo nên một chuyển điệu nhịp nhàng với mái và những bức tường không vuông vức, gợi mở tư duy về không gian tới việc hãy tưởng tượng cái phần lún đã mất dưới lớp đất kia thế nào. Ở phần lún đó có thể là những mất mát cá nhân hay rộng hơn là những mất mát lịch sử, văn hóa, truyền thống… Và thậm chí không gì cả. Lún của Nguyễn Song Đỗ Hiệp – “Kẻ theo gió” Tác phẩm: SỐNG VUI Thể loại: sắp đặt Đưa quan điểm “quân tử” của Nho Giáo như một thứ bất hợp thời kết hợp với chất liệu bóng bay, giày hàng mã (thời trang giày dép duy nhất không phân biệt chiếc trái, chiếc phải) dành cho Âm phủ. Những quả bóng bay nhiều màu sắc khi thổi có thể uốn thành nhiều hình dạng khác nhau, bằng cách đó như gợi ý về những con người với nhiều trạng thái tâm lý khác nhau. Nhưng sẽ thú vị hơn nhiều, nếu được biết đến cách mà anh thổi những quả bóng chậm rãi, khoan thai đến thế nào, cũng như cách mà những quả bóng sẽ xịt và từng tiếng “bộp” của nó. Đúng là cái gì rồi cũng qua, như kiểu mà anh nói về tác phẩm của mình: “Ừ, thì một lần quân tử nên đong đưa cùng nàng gió”. Một tác phẩm thực sự chỉ tốn… một chút hơi, nhưng ý nghĩa thì… vô cùng. Sống vui của Đỗ Hiệp Nguyễn Hồng Sơn – “Kẻ làm vua” Tác phẩm: NHỮNG ...

Tài liệu được xem nhiều: