Danh mục

Dùng chấm câu tiếng Anh (từ góc nhìn đối sánh tiếng Việt)

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 363.26 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này hướng đến trình bày hệ thống dấu câu tiếng Anh, không phải với tư cách một hệ thống được liệt kê mà đặt trong mối tương quan so sánh với dấu câu tiếng Việt nhằm rút ra những điểm lưu ý cho quá trình dạy học tiếng Anh cho sinh viên không chuyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dùng chấm câu tiếng Anh (từ góc nhìn đối sánh tiếng Việt) DÙNG CHẤM CÂU TIẾNG ANH (TỪ GÓC NHÌN ĐỐI SÁNH TIẾNG VIỆT) ThS. Nguyễn Thành Trung Nguyen Thanh Trung graduated from HCMC University of Education in 2006. He is currently the lecturer in the Literature Department in HCMC UE. He got an MA degree from HCMC UE in 2010. His research interest includes Languages and Literature. Abstract Punctuation is a kind of universal issue in language. In other word, it is not too difficult to receive the punctuation system of target language from the source one because of their similarities. It may be lead to a fact that there is a lack of enough concentration on punctuation in teaching and learning foreign language in general and English in specific. As a result, it‘s often for Vietnamese student to apply their own thought of Vietnamese punctuation to English. This report tends to mention the English punctuation system, not as a system listed but, in relation to Vietnamese with the purpose of getting experience in the process of teaching and learning English for student whose major is not English. Tóm tắt Dấu câu là một vấn đề mang tính phổ quát trong ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là không khó để tri nhận hệ thống dấu câu của ngôn ngữ đích dựa trên những điểm tương đồng về đại thể với ngôn ngữ nguồn. Có lẽ vì vậy mà dẫn đến một thực tế - đây là bộ phận ít được quan tâm trong quá trình dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ở Việt Nam. Kết quả là sinh viên thường dùng kiến thức chấm câu tiếng Việt áp dụng cho tiếng Anh, đặc biệt là nhóm sinh viên không chuyên ngữ. Bài viết này hướng đến trình bày hệ thống dấu câu tiếng Anh, không phải với tư cách một hệ thống được liệt kê mà đặt trong mối tương quan so sánh với dấu câu tiếng Việt nhằm rút ra những điểm lưu ý cho quá trình dạy học tiếng Anh cho sinh viên không chuyên. I. DẤU CÂU- VẤN ĐỀ ĐẶT RA Hiện nay nhiều tài liệu liệt kê hàng loạt cách dùng của mỗi đơn vị dấu câu. Điều này có hạt nhân hợp lý nhưng gây không ít khó khăn cho việc sử dụng dấu câu vào văn bản. Tuy nhiên, trình bày theo hướng chức năng (như Tim Caudery đã làm trong A functional guide to 283 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ” some problems of English punctuation) sẽ dẫn đến không ít bối rối vì số lượng không nhỏ các trường hợp. Điều này có nguồn gốc từ sự mở rộng phạm vi sử dụng hệ thống dấu câu. Từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên người Hy lạp đã bắt đầu có khái niệm dấu câu – dùng để phân tách các thành phần và bản thân các câu. Lúc bấy giờ, văn bản viết chỉ có ký tự in, không có khoảng cách giữa các từ; việc đọc văn bản, vì thế, khá phức tạp. Dấu chấm ra đời để phân tách câu, phẩy dùng để phân tách các thành phần, khoảng trắng phân tách từ, cách đoạn cũng dùng để phân đoạn. Về sau dấu hỏi [?] được dùng thể hiện ý nghi vấn dù thành phần câu không thể hiện gì (You love me?). Như vậy, vấn đề đặt ra đâu là nguyên lý sử dụng chấm câu. Ít nhất có hai hướng tiếp cận: (i) Thứ nhất, chấm câu được dùng trùng với ý nghĩa ngữ pháp; (ii) Thứ hai, chấm câu được dùng để phân tách các điểm ngừng trong thực tế. Tuy vậy mỗi hướng đều có giới hạn. Hướng thứ nhất sẽ có những ngoại lệ (như ví dụ); hướng thứ hai sẽ dẫn đến việc cá nhân hóa cực đoan vì không có một nguyên tắc chung. Như vậy cần thiết phải lấy quy tắc ngữ pháp làm nguyên lý, chấp nhận những ngoại lệ về ngữ pháp, thực tế điểm dừng lấy hơi nhưng có thể hạn chế tính võ đoán và chủ quan trong một phạm vi nhất định. Cụ thể, cần phải có một hướng tiếp cận không chỉ thuần lý thuyết nhưng cũng không thể phân tách quá chi tiết trường hợp, đồng thời có thể nhận thức được những thay đổi tinh tế trong việc biến đổi bản chất ngữ pháp của các đơn vị. Ví dụ: Nowadays, women / Women nowadays/ Nowadays women are more and more independent than in the 1950s. (Phụ nữ ngày nay/ Ngày nay, phụ nữ ngày càng độc lập hơn thời những năm 50; hoặc khuynh hướng giảm thiểu dùng các dấu chấm câu như trường hợp U.S. và US. Tóm lại, nhằm hạn chế khả năng mắc lỗi trong sử dụng chấm câu trong tiếng Anh cho đối tượng sinh viên không chuyên Anh ngữ, trình bày theo hướng ngữ pháp nhưng giới hạn so sánh ngôn ngữ thứ hai (ở đây là tiếng Việt) có vẻ là phương pháp khả thi cho vấn đề dấu câu mà chúng tôi đề cập ở đây. II. DẤU CÂU TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH II.1. Dấu câu tiếng Việt BẢNG 1- MỘT SỐ DẤU CÂU PHỔ BIẾN TRONG TIẾNG VIỆT KÝ STT TÊN CHỨC NĂNG HIỆU 1 . dấu chấm đánh dấu sự kết thúc câu trần thuật 284 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ” dấu hỏi/ dấu đánh dấu câu nghi vấn 2 ? chấm hỏi đánh dấu câu cảm thán hay câu cầu khiến; trong một vài dấu cảm/ dấu 3 ! trường hợp, dấu cảm có thể kết hợp với dấu hỏi để biểu thị ý chấm than châm biếm, mỉa mai (?!) biểu thị lờ nói ngắt quãng xúc động, kéo dài giọng mang sắc thái biểu cảm; thể hiện khoảng cách khách quan về không 4 … dấu lửng gian thời gian, lời nói chưa hết, liệt kê (v.v…); thể hiện lời dẫn trực tiếp bị lược bớt khi đặt tron ...

Tài liệu được xem nhiều: