Danh mục

Dung hòa nhu cầu phát triển khu vực FDI với sự nghiệp bảo vệ môi trường

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 405.13 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung nghiên cứu: (i) Dung hòa nhu cầu phát triển khu vực FDI với sự nghiệp bảo vệ MT ở nước phát triển chưa cao, (ii) Thực trạng khu vực FDI và tác động của chúng tới MT ở Việt Nam, và (iii) Các giải pháp nhằm dung hòa nhu cầu phát triển khu vực FDI với sự nghiệp bảo vệ MT ở nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dung hòa nhu cầu phát triển khu vực FDI với sự nghiệp bảo vệ môi trường DUNG HÒA NHU CẦU PHÁT TRIỂN KHU VỰC FDI VỚI SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ThS. Lê Quốc Anh - Đại học Kinh tế Quốc dân Lê Thị Trâm Anh - ĐH New South Wales, Australia Tóm tắt Là nước có dấu hiệu tụt hậu, chuẩn bị tham gia hai hiệp định thương mại tự do (FTA) tầm cỡ, Việt Nam cần tăng cường, phát triển đội ngũ “người chơi”. Do số doanh nghiệp (DN) còn ít, vốn đầu tư hạn hẹp, làm cho nhu cầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển khu vực FDI rất lớn. Dù Việt Nam là điểm đến ưa thích của nguồn vốn FDI, nhưng việc phát triển khu vực FDI còn nhiều hạn chế, bất cập. Điển hình là làm cho môi trường (MT) suy thoái, nhiều sông bị bức tử, không khí ô nhiễm, rừng bị tàn phá, đất thoái hóa, khoáng sản cạn kiệt. Làm bức xúc thêm việc bảo vệ MT, gây tổn thất cho khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, ảnh hưởng xấu đến tương lai dân tộc. Do đó cần thay đổi chiến lược thu hút FDI, xác định lại tổng quan kinh tế để vạch ra các ngành, các vùng cần FDI, với quy mô và công nghệ cần có. Đổi mới việc phân cấp, thu hút FDI khôn ngoan, tăng cường công khai minh bạch, đánh giá tác động MT cẩn trọng. Đánh giá lại khu vực FDI đã có, tháo gỡ rủi ro MT tiềm ẩn, phát huy sức mạnh toàn hệ thống chính trị, toàn dân để phát triển khu vực FDI hiệu quả, gìn giữ được môi trường sạch đẹp... Phương pháp nghiên cứu: Từ tài liệu thu thập được, tiến hành nghiên cứu định tính, thông qua các phương pháp, như: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu lịch sử… Trên quan điểm duy vật biện chứng: dùng phép diễn dịch để suy đoán hệ quả, dùng phép so sánh để đưa ra nhận định trung gian, từ đó dùng phép quy nạp để đưa ra kết luận, tổng hợp lại để đề đạt các kiến nghị, giải pháp... Từ khóa: FDI, MT, phát triển bền vững. Đặt vấn đề Khu vực FDI đang là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp lớn cho phát triển ở Việt Nam. Nó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế, thúc đẩy hội nhập sâu hơn và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị DN, hỗ trợ cải cách DN nhà nước, cải cách hành chính, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế... Song, khu vực FDI chưa thu hút được công nghệ nguồn, chưa sử dụng nhiều công nghệ cao, kết nối với DN nội yếu, khiến nền kinh tế mang tính gia công, xuất khẩu hộ, sa vào 'bẫy giá trị thấp'. DNFDI thường tập trung khai thác tài nguyên, thị trường, sử dụng lao động giá rẻ, đóng góp ngân sách chưa tương xứng với ưu đãi, còn có hành vi chuyển giá, chưa bình đẳng với DN nội, ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm quốc gia. Nhiều DNFDI gia công ở vị trí cuối các chuỗi sản xuất, giá trị gia tăng thấp nên khó hỗ trợ phát triển. 173 Công nghệ thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng, chủ yếu là chế biến chế tạo, nên còn làm gia tăng ô nhiễm MT vốn đã cao ở Việt Nam. Đẩy nước ta vào thế nan giải: không thể không tiếp tục phát triển khu vực FDI để duy trì tăng trưởng, thực hiện Tầm nhìn 2035, vượt bẫy thu nhập trung bình. Nhưng cũng không thể để khu vực FDI tiếp tục làm suy thoái MT, ảnh hưởng tiêu cực tới con người và tương lai của các dân tộc Việt. Đòi hỏi nước ta phải xem xét lại cách thức thu hút FDI, điều chỉnh chiến lược, nhằm tăng thêm hiệu quả khi tiếp tục phát triển khu vực FDI, vừa hạn chế tác động xấu tới MT. Để hỗ trợ cho công cuộc đó, bài viết này tập trung nghiên cứu: (i) Dung hòa nhu cầu phát triển khu vực FDI với sự nghiệp bảo vệ MT ở nước phát triển chưa cao, (ii) Thực trạng khu vực FDI và tác động của chúng tới MT ở Việt Nam, và (iii) Các giải pháp nhằm dung hòa nhu cầu phát triển khu vực FDI với sự nghiệp bảo vệ MT ở nước ta. I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Bốn nội dung thu hút FDI, bảo vệ MT, phát triển bền vững và phát triển kinh tế ở nước phát triển chưa cao – đều là các vấn đề đã được nghiên cứu nhiều ở cả trong và ngoài nước. Song việc liên kết, nghiên cứu tổng hợp cả bốn nội dung trên trong một quốc gia, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang phát triển là khoảng trống cần nghiên cứu, có tính cấp thiết và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, là chuyên đề phân tích trong lĩnh vực kinh tế, nên cơ sở lý thuyết được dùng trong chuyên đề là kinh tế học, trong đó dựa nhiều vào kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế đầu tư, kinh tế phát triển, kinh tế tài nguyên, kinh tế MT. Hơn nữa, chuyên đề phân tích ảnh hưởng của hoạt động đầu tư tới MT đầu tư, kinh doanh của DN, cũng như tới MT sống ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và CMCN 4.0 phát triển. Nên còn dựa vào các văn kiện, quan điểm chính thống của Đảng, Chính phủ về cải cách thể chế, phát triển DN, hội nhập quốc tế, khai thác tài nguyên và bảo vệ MT. Đồng thời, cần các thông tin, nhìn nhận, đánh giá về các vấn đề trên, cùng các diễn biến của chúng của các cơ quan chuyên ngành, người tham gia, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực tương ứng. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2.1. Dung hòa nhu cầu phát triển khu vực FDI với sự nghiệp bảo vệ MT ở nƣớc phát triển chƣa cao 2.1.1. Phát triển khu vực FDI ở nước phát triển chưa cao Công nghiệp hóa bắt kịp là lý thuyết cho thấy rõ vai trò, yêu cầu về số và chất lượng của khu vực FDI trong các giai đoạn phát triển của một nước, từ nước nông nghiệp lạc hậu đến khi thành nước phát triển công nghiệp. Quá trình này gồm: (i) Giai đoạn 1 là sự xuất hiện ồ ạt của các DNFDI, để tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nghèo; (ii) Giai đoạn 2 khi số vốn FDI được tích lũy, quy mô sản xuất tăng, có sự lan tỏa và liên kết giữa DN nội và DNFDI; (iii) G ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: