Danh mục

Đừng mơ ước trở thành nhà quản lý tốt nếu bạn không tạo được thương hiệu cho chính mình…

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.90 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đầu tiên, chúng ta hãy nói về cách mà các nhà quản lý và CEO của các doanh nghiệp ở Thung lũng Silicon – New York thể hiện thương hiệu của họ trong và sau khi sự kiện 11-9 xảy ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đừng mơ ước trở thành nhà quản lý tốt nếu bạn không tạo được thương hiệu cho chính mình… Đừng mơ ước trở thành nhà quản lý tốt nếu bạn không tạo được thương hiệu cho chính mình… Đầu tiên, chúng ta hãy nói về cách mà các nhà quản lý và CEO của các doanh nghiệp ở Thung lũng Silicon – New York thể hiện thương hiệu của họ trong và sau khi sự kiện 11-9 xảy ra. Thị trưởng New York – Rudolph Giuliani đã có mặt khắp mọi nơi, ông đã có măt tại Tòa Nhà Thương Mại Thế Giới từ khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào, ẩn núp khi tòa nhà thứ hai đổ sụp và luôn thông báo đầy đủ thông tin cho dân chúng biết, chuẩn bị dự báo thiệt hại sau đợt khủng bố, gặp gỡ cảnh sát và lính cứu hỏa và an ủi những cá nhân và gia đình gặp nạn. Sau một năm chịu áp lực không ngừng với công chúng và dư luận, ông đã trở thành nhà lãnh đạo tuyệt vời trước mọi thử thách của New York. Với tính nhân bản, quan tâm an ủi và luôn thông báo đầy đủ thông tin đến công chúng, ông đã giành được sự tín nhiệm và cảm mến của những người dân New York vốn không thích ông trước đây. Trong khi đó, theo như điểm tin của tạp chí Fortune, một Giám Đốc điều hành của một doanh nghiệp ở Thung lũng Silicon, sau khi chạy ra khỏi văn phòng làm việc khi tai họa xảy ra, đã bặt tăm trong 2 ngày liền. Và sau khi trở về đã làm một buổi diễn văn nhỏ về sự kiện ngày 11-9, với lời biện hộ cho sự trốn tránh của ông ta rằng, ông ta “không muốn giả vờ làm người cố vấn tinh thần cho ai cả”. Thật khó mà nghĩ rằng vị Giám đốc này có thể giành được sự tín nhiệm và yêu mến của nhân viên ông ta. Vượt qua được những thời kỳ gian khó về kinh tế, quốc tế hoặc những khủng hoảng, niềm tin sẽ được củng cố bằng tính kiên định, tính trung thực được thể hiện qua lời nói và hành động. Đó là nguyên tắc quản lý khủng hoảng số 1. Nhưng cũng cần đặt câu hỏi: nhà lãnh đạo cần xem xét như thế nào là một khủng hoảng đích thực để ông ta khám phá, nhận diện và hành động trung thực dựa trên những giá trị cốt lõi của ông ta? Trải qua những thời điểm tốt và xấu, nhà lãnh đạo cần tạo dựng được cho mình một thương hiệu mạnh cho bản thân. Trước hết hãy tự định nghĩa mình và thể hiện trung thực điều đó bằng những hành động, và điều này đã được các nhà lãnh đạo kinh doanh tốt nhất hiểu được, cho dù họ có làm được hay không. Bên cạnh đó, khả năng xây dựng và chứng minh cho người khác thấy một thương hiệu bản thân thật thuyết phục sẽ trở thành một nhân tố thành công trong nghề nghiệp, cho dù bạn mới bắt đầu hay đã trải nghiệm hoặc đã phát triển tốt nghề nghiệp của mình. Vậy phải làm thế nào để một người có thể bắt đầu xây dựng cho mình một thương hiệu. Những nguyên tắc dưới đây có thể giúp bạn – và cũng là nguyên tắc đã sử dụng xây dựng thương hiệu các ngành nước uống, ô tô hoặc dịch vụ công nghệ. Các nguyên tắc như sau: hãy nhận diện điểm mạnh và năng khiếu của mình và nghĩ cách tốt nhất bạn có thể làm để liên kết được với mọi người. Sau đó, hãy cân nhắc nhu cầu mong muốn của khách hàng mục tiêu của bạn, nhận dạng những giá trị mà bạn có thể đáp ứng cho những nhu cầu và mong muốn này, và rồi hãy chọn kênh truyền thông mà bạn cho là có thể ảnh hưởng tốt nhất đến tâm trí của họ. Điều quan trọng nhất là phải đo được khoảng cách giữa bạn và thương hiệu của bạn, để rồi từ đó tập trung thời gian và nguồn lực để rút ngắn khoảng cách đó lại. Trước tiên, thương hiệu của bạn cần phải có một diện mạo lý tính, tức là thương hiệu đó phải hứa hẹn bạn là người mang lại sự thành công và sẽ đạt được những mục tiêu như: làm lợi nhuận tăng lên, tung một loạt sản phẩm mới ra thị trường rất thành công, hoặc cắt giảm được nhiều chi phí. Và thương hiệu của bạn cũng thể hiện được những điều khó nắm bắt được, khó xây dựng được, chẳng hạn như tạo ra những giá trị vô hình hay lợi ích cảm tính như: tạo ra một tầm nhìn gây cảm hứng, một nhà truyền thông tài ba hay chỉ đơn giản là một nhà lãnh đạo có phong thái tự tin và cuốn hút. Nhưng cũng đừng nhầm lẫn. Đó là khi nói về lợi ích cảm tính được mang đến từ thương hiệu của bạn, giúp bạn không đơn giản chỉ là một người biết kinh doanh, mà chính là bạn được nhìn nhận như một nhà lãnh đạo thực thụ Một thương hiệu cá nhân sẽ thất bại nếu chủ nhân của nó chỉ muốn nhấn mạnh bản chất cảm tính hay lý tính một cách riêng biệt. Chúng phải được song hành. Uy tín của bạn được tạo dựng nên từ những kỹ năng xuất chúng mang tính chất lý tính, và lợi ích cảm tính sẽ mở rộng thêm giá trị mà bạn đã đem lại. Nếu chỉ xây dựng kỹ năng, thương hiệu của bạn sẽ sớm rơi vào tình trạng giống như hàng hóa. Bạn có thể kê lên bảng chấm điểm từng thuộc tính và sẽ trở nên chậm chạp kém linh hoạt nếu thị trường hay ngành đi theo hướng chống lại bạn. Chúng ta đã từng chứng kiến bao nhiêu trường hợp nan giải, đã loay hoay trong 1 cái vòng lẩn quẩn khi đã lên được đến đỉnh, chỉ vì dựa vào những kỹ năng lý tính, từ những ngành như tài chính đến tư vấn, marketing? Tôi lấy một ví dụ, Douglas Ivester tại Coca Cola, khi còn là trợ lý thứ hai của Tổng Giám Đốc Điều Hành Roberto Goizuet ...

Tài liệu được xem nhiều: