Danh mục

Dùng thuốc trị bệnh đái tháo đường - đôi điều cần biết

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.80 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh đái tháo đường lâu ngày thường dẫn đến những biến chứng tim mạch, mắt, thận và thần kinh. Qua nhiều công trình nghiên cứu, người ta thấy nếu kiểm soát tốt được đường huyết sẽ ngăn ngừa hoặc làm chậm phát sinh những biến chứng trên. Muốn vậy cần phối hợp một chương trình gồm chế độ ăn, tập thể dục thích hợp với từng cá nhân và dùng thuốc hợp lý.Bệnh đái tháo đường là một bệnh về chuyển hóa, cơ chế sinh bệnh rất phức tạp. Bệnh type 1 (phụ thuộc insulin) thường gặp ở người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dùng thuốc trị bệnh đái tháo đường - đôi điều cần biết Dùng thuốc trị bệnh đái tháo đường - đôi điều cần biết Bệnh đái tháo đường lâu ngày thường dẫn đến những biến chứng timmạch, mắt, thận và thần kinh. Qua nhiều công trình nghiên cứu, người tathấy nếu kiểm soát tốt được đường huyết sẽ ngăn ngừa hoặc làm chậm phátsinh những biến chứng trên. Muốn vậy cần phối hợp một chương trình gồmchế độ ăn, tập thể dục thích hợp với từng cá nhân và dùng thuốc hợp lý. Bệnh đái tháo đường là một bệnh về chuyển hóa, cơ chế sinh bệnh rất phứctạp. Bệnh type 1 (phụ thuộc insulin) thường gặp ở người trẻ tuổi, chức năng tiếtinsulin của tụy ở những bệnh nhân này không còn nên phải tiêm insulin hằng ngàyđể duy trì cuộc sống. Triệu chứng thường gặp là đái nhiều, ăn nhiều, uống nhiều,sút cân, mệt mỏi, da khô. Còn bệnh týp 2 (không phụ thuộc insulin) thường xảy ra ở người trên 40tuổi. Những bệnh nhân này chức năng tiết insulin của tụy vẫn còn ít nhiều, nên cóthể điều trị bằng thuốc uống hạ đường huyết kết hợp với chế độ ăn kiêng hợp lý.Đái tháo đường týp 2 chiếm vào khoảng 80-85% trong tổng số các ca đái tháođường, bệnh thường không có triệu chứng gì đặc biệt, thường chỉ tình cờ phát hiệnqua những lần khám bệnh thông thường, lượng đường huyết cao trên 1,4g/l (lớnhơn 7,8mmol/l), kiểm nghiệm vào lúc buổi sáng chưa ăn gì. Thuốc trị bệnh đái tháo đường. Gồm có 2 loại: Thuốc uống hạ đường huyếtvà thuốc insulin tiêm. Thuốc uống có hiệu lực với bệnh đái tháo đường týp 2. Cònthuốc insulin tiêm được sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường týp 1 và một sốbệnh nhân týp 2 khi thuốc uống không còn đáp ứng được yêu cầu. Thuốc hạ đường huyết có thể chia làm: Nhóm sulfamid: (sulfonylurea): nhóm này lại chia làm 2 nhóm nhỏ: - Thế hệ I: Thường dễ bị nhờn thuốc, hiện chỉ có chlorpropamid có tácdụng kéo dài còn được sử dụng. Thuốc này dùng mỗi ngày một lần, không nêndùng cho người già. - Thế hệ II: Ít bị nhờn thuốc hơn và 2 thứ thuốc thường dùng là glyburid(micronase, mobenol, novobutamide, novopropamid, oramide, orinase, tolamide),liều tối đa 20mg mỗi ngày và glypizid (glucamide, glucotrol) liều tối đa40mg/ngày. Có 2 thứ thuốc mới là glymepirid (amaryl ở Mỹ và amarel ở ViệtNam) uống mỗi ngày một lần và repaglinid (prandil) có tác dụng ngắn, không sợbị hạ lượng đường quá mức. Sulfamid hạ đường huyết kích thích tế bào bêta của tụy giải phóng insulin.Điều trị bằng sulfamid hạ đường huyết phải bắt đầu với liều thấp quy định chotừng loại thuốc, rồi dò liều thích hợp trên cơ sở kiểm tra đường huyết, đường niệu,khi dùng thuốc vẫn cần tiếp tục chế độ ăn kiêng để có hiệu lực tối ưu của thuốc.Thuốc thường được uống trước bữa ăn. Trường hợp hạ đường huyết quá mức vớibiểu hiện đói cồn cào, vã mồ hôi, da tái nhợt, tim đập nhanh... thậm chí có trườnghợp nặng có thể hôn mê bất tỉnh, do dùng thuốc quá liều, nhất là ở người già, suygan, suy thận. Hạ đường huyết quá mức đôi khi xảy ra khi dùng kèm với thuốcmiconazol uống. Không dùng sulfamid hạ đường huyết cho phụ nữ có thai. Nhóm biguanid Thuốc tiêu biểu là metformin (glucophage). Thuốc này rập khuôn hoạt chấtcây galega officinalis (goat’s rue) có tác dụng lợi sữa, cây này hiện vẫn được dùnglàm dược liệu chữa bệnh đái tháo đường ở châu Âu và châu Úc. Nhóm này trướcđây bị cấm sử dụng ở Mỹ vì gây nhiễm độc axit lactic, do đó nên thận trọng đốivới những bệnh nhân dễ có nguy cơ nhiễm độc axit. Thuốc này không làm giảmđường huyết thái quá. Trong nhóm, chẳng hạn metformin (glucophage) 500mg không có tác dụngkích thích tụy tiết insulin mà chỉ giúp cho tế bào sử dụng glucose tốt hơn. Thuốcđược dùng kết hợp với một chế độ ăn thích hợp. Liều uống trung bình từ 2-3viên/ngày, uống trong hoặc cuối bữa ăn. Sau 10-15 ngày điều chỉnh lại liều tùytheo kết quả xét nghiệm. Có thể phối hợp với thuốc sulfamid hạ đường huyết khicần thiết. Đối với bệnh nhân đái tháo đường týp 1, metformin không thay thế đượcinsulin, nhưng khi dùng phối hợp có thể cho phép giảm được liều insulin và ổnđịnh đường huyết hơn. Nhóm này chống chỉ định trong trường hợp suy thận nênkhi dùng thuốc phải kiểm tra thường xuyên chức năng thận và nên uống nhiềunước hằng ngày. Phụ nữ có thai không được dùng thuốc này. Nhóm ức chế alpha glucosidase Nhóm này có tác dụng làm ruột không thể hấp thu đường nhưng dễ bị tiêuchảy. Có 2 thuốc thuộc nhóm này là acarbose (precose) và miglitol (glyset). Nhómnày không giảm đường trong máu thái quá và có thể dùng chung với insulin. Acarbose (glucobay) là một chất ức chế cạnh tranh, thuận nghịch của cácmen alpha glucosidase trong ruột, chịu trách nhiệm thủy phân các đường đa thànhđường đơn. Do tác dụng của thuốc, glucose ở ruột sẽ được hấp thu chậm hơn, rảirộng ra nên tránh được hiện tượng tăng đường huyết sau khi ăn. Thuốc có tác dụngphụ gây đầy hơi. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: