ĐỪNG VỘI TĂNG LƯƠNG CHO NHỮNG KẺ CÓ Ý ĐỊNH ĐÀO NGŨ
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 153.27 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
ĐỪNG VỘI TĂNG LƯƠNG CHO NHỮNG KẺ CÓ Ý ĐỊNH ĐÀO NGŨ
Các chuyên viên nhân sự thường có những phản ứng khác nhau khi nhận đơn xin thôi việc của nhân viên. Có người thì tìm cách để lôi kéo nhân viên ở lại, số khác thì lại phản ứng bằng cách tạo ra các scandal ầm ĩ với kẻ định "đào ngũ". Nhưng trong đại đa số các trường hợp, hầu hết các chuyên viên nhân sự thường mắc một sai lầm: họ coi việc ra đi của nhân viên như một sự phản bội và "hành xử" với...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỪNG VỘI TĂNG LƯƠNG CHO NHỮNG KẺ CÓ Ý ĐỊNH ĐÀO NGŨ ĐỪNG VỘI TĂNG LƯƠNG CHO NHỮNG KẺ CÓ Ý ĐỊNH ĐÀO NGŨ Các chuyên viên nhân sự thường có những phản ứng khác nhau khi nhận đơn xin thôi việc của nhân viên. Có người thì tìm cách để lôi kéo nhân viên ở lại, số khác thì lại phản ứng bằng cách tạo ra các scandal ầm ĩ với kẻ định đào ngũ. Nhưng trong đại đa số các trường hợp, hầu hết các chuyên viên nhân sự thường mắc một sai lầm: họ coi việc ra đi của nhân viên như một sự phản bội và hành xử với kẻ đào ngũ hoàn toàn theo kiểu giận cá chém thớt hoặc bực mình, giận dỗi mang tính chất cá nhân. Một nhân viên nọ đã có lần viết đơn xin thôi việc và đưa đơn cho Tổng giám đốc trước một khoảng thời gian nhất định theo luật lao động hiện hành. Nhận được đơn, ông Tổng giám đốc có khuyên anh nhân viên này hãy suy nghĩ phương án ở lại công ty. Tôi đã viết đơn thôi việc trong tâm trạng nóng nảy, và ông Tổng giám đốc đã cho tôi một thời gian để suy nghĩ về việc tiếp tục ở lại công ty, lúc này tôi cảm thấy bình tĩnh thư thái trong tâm hồn. Tuy nhiên, sau cuộc nói chuyện nghiêm túc với ông chủ, tôi mới vỡ lẽ ra rằng, trong cuộc nói chuyện cuối cùng này, ông ấy chỉ toàn nói về viễn cảnh tương lai của công ty chứ khôn ghề đả động gì đến việc tăng lương cho tôi - anh nhân viên nọ nhớ lại. Và anh cho rằng ông Tổung giám đốc nọ đã coi việc này như một sự xúc phạm cá nhân ông ta Khi tôi quay lại công ty để nhận lại giấy tờ cá nhân, nhìn thấy tôi ở ngoài hành lang, ông chủ đã lờ đi vờ như không nhìn thấy, và thậm chí ông ấy đã không chào hỏi tôi nữa. Ở đây chúng ta nên bàn một chút về cách hành xử của ông chủ doanh nghiệp, các chuyên viên nhân sự đối với lính đào ngũ. Nếu như các chuyên viên nhân sự biết đối nhân xử thế một cách khéo léo, họ có thể giữ được nhân viên hoặc chí ít cũng có thể tạo ra được một ấn tượng tốt đối với những kẻ muốn dứt áo ra đi, bởi biết đâu trên chặng đường tìm việc của mình cũng có lúc họ muốn quay về nơi mà họ đã từng làm việc và đã từng được cảm thông, chia sẻ. Và không phải lúc nào những cách hành xử này cũng gắn liền với việc tăng lương cho nhân viên. Dưới đây là một số kinh nghiệm dành cho các ông chủ doanh nghiệp, các chuyên viên nhân sự. 1.Thu thập thông tin Trước tiên, Bạn cần phải tìm hiểu càng cụ thể cặn kẽ càng tốt nguyên nhân thôi việc của nhân viên cũng như quyết định của họ sắt đá đến mức nào. Bởi đôi khi, mối bất hòa đối với đồng nghiệp, sếp trực tiếp cũng có thể là nguyên nhân khiến người nhân viên muốn dứt áo ra đi. Cũng có thể đó là lòng tự trọng đôi khi quá cao của nhân viên khi họ cho rằng họ không được đánh giá đúng mức. Các chuyên viên tư vấn cho rằng, trong những trường hợp này, Bạn nên tìm cách nói chuyện với cá nhân xin thôi việc. Cuộc nói chuyện phải hết sức tế nhị, Bạn đừng nên cao giọng hay mất bình tĩnh kể cả trong trường hợp nhân viên của mình sai. Nếu nhân viên của Bạn tỏ ý lưỡng lự, hãy tìm cách để tấn công, nhưng nên nhớ là mọi vấn đề phải có giới hạn nhất định. Đừng nên để các nhân viên khác trong công ty nghĩ rằng Ban lãnh đạo đang muốn dọa dẫm nhân viên để cầu lợi. 2. Đôi bên cùng có lợi. Theo ý kiến của nhiều nhà tâm lý học, đối với những kẻ chuẩn bị đào ngũ, nên để cho họ cảm thấy rằng tương lai của họ, số phận của họ cũng là mối quan tâm của ông chủ. Hãy thử đặt bản thân mình vào vị trí của những người đang muốn dứt áo ra đi để hiểu họ hơn. Và người nhân viên nào rồi cũng sẽ hiểu ra rằng Bạn thật sự mong muốn cho anh ta có được những quyết định đúng đắn nhất, sáng suốt nhất. Bạn có thể hỏi xem anh ta cần ở Bạn những điều gì để có thể tiếp tục ở lại. Và nếu có chút gì đó do dự nghi ngờ trong thỏa thuận này, Bạn cũng nên thẳng thắn nói ra. Nếu Bạn hành xử như vậy mà rốt cuộc vẫn không đạt được kết quả gì, cũng đừng vội bi quan. Cũng có thể một lúc nào đó, người nhân viên sáng giá của Bạn sẽ quay về sau nhiều bước thăng trầm trên con đường tìm một công việc thích hợp. Và kể cả khi họ không quay về, chắc chắn rằng ấn tượng tốt về Bạn, về công ty của Bạn bao giờ cũng còn mãi trong tâm khảm người nhân viên của Bạn. Và một công ty, nơi mà người nhân viên sáng giá ra đi rồi lại một lần nữa quay trở về dường như là đã ở thế bề trên so với công ty mà người nhân viên đó đã bỏ ra đi vĩnh viễn. 3. Mèo nào cắn mỉu nào Cũng có rất nhiều trường hợp mà mối quan hệ của ông chủ đối với nhân viên được xây dựng trên một nguyên tắc bất thành văn mà cả hai bên đều ngầm hiểu với nhau là mèo nào sẽ cắn mỉu nào. Ông chủ thì muốn khai thác tối đa sức lao động của nhân viên với một mức lương tối thiểu (thường là thấp hơn nhiều so với mức trung bình trên thị trường lao động), còn người lao động thì tìm mọi cách để trốn việc mà vẫn muốn nhận được mức lương cao. Trong mối quan hệ lao động kiểu trên, động thái chính của mọi lá đơn thôi việc là chỉ nhằm để gây áp lực với ông chủ trong việc tăng lương. Và nếu ông chủ nhượng bộ một lần, người lao động rất dễ tìm cách khác để dọa dẫm ông chủ. Rõ ràng đây không phải là sự hợp tác, và trong những trường hợp như vậy, quan hệ lao động giữa chủ và tớ không bao giờ đem lại một kết quả nào tốt đẹp cả. 3. Công việc và các mối quan hệ riêng Cũng có nhiều trường hợp khi mà chỉ vì một ác cảm cá nhân nào đó từ phía người sử dụng lao động, công ty có nguy cơ mất đi một nhân viên tài năng, sáng giá. Ông chủ của một tập đoàn sản xuất bia tại Nga đã từng thú nhận rằng vài ba năm về trước, chỉ vì quá nóng nảy trước một sai phạm nhỏ của người nhân viên dưới quyền, ông đã để tuột mất một nhân viên thạo việc. Và trong nhiều năm sau này, tôi vẫn cứ ân hận và nuối tiếc mãi về việc này. - Ông nói. - Anh ta quả là một nhân viên tài năng và chuyên nghiệp. Chỉ vì một chút nóng nảy cá nhân mà tôi đã phải trả giá cho hành động của mình. 4. Suy xét vấ n đề dưới nhiều góc độ Nếu như Bạn là một người sống nặng về tình cảm ho ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỪNG VỘI TĂNG LƯƠNG CHO NHỮNG KẺ CÓ Ý ĐỊNH ĐÀO NGŨ ĐỪNG VỘI TĂNG LƯƠNG CHO NHỮNG KẺ CÓ Ý ĐỊNH ĐÀO NGŨ Các chuyên viên nhân sự thường có những phản ứng khác nhau khi nhận đơn xin thôi việc của nhân viên. Có người thì tìm cách để lôi kéo nhân viên ở lại, số khác thì lại phản ứng bằng cách tạo ra các scandal ầm ĩ với kẻ định đào ngũ. Nhưng trong đại đa số các trường hợp, hầu hết các chuyên viên nhân sự thường mắc một sai lầm: họ coi việc ra đi của nhân viên như một sự phản bội và hành xử với kẻ đào ngũ hoàn toàn theo kiểu giận cá chém thớt hoặc bực mình, giận dỗi mang tính chất cá nhân. Một nhân viên nọ đã có lần viết đơn xin thôi việc và đưa đơn cho Tổng giám đốc trước một khoảng thời gian nhất định theo luật lao động hiện hành. Nhận được đơn, ông Tổng giám đốc có khuyên anh nhân viên này hãy suy nghĩ phương án ở lại công ty. Tôi đã viết đơn thôi việc trong tâm trạng nóng nảy, và ông Tổng giám đốc đã cho tôi một thời gian để suy nghĩ về việc tiếp tục ở lại công ty, lúc này tôi cảm thấy bình tĩnh thư thái trong tâm hồn. Tuy nhiên, sau cuộc nói chuyện nghiêm túc với ông chủ, tôi mới vỡ lẽ ra rằng, trong cuộc nói chuyện cuối cùng này, ông ấy chỉ toàn nói về viễn cảnh tương lai của công ty chứ khôn ghề đả động gì đến việc tăng lương cho tôi - anh nhân viên nọ nhớ lại. Và anh cho rằng ông Tổung giám đốc nọ đã coi việc này như một sự xúc phạm cá nhân ông ta Khi tôi quay lại công ty để nhận lại giấy tờ cá nhân, nhìn thấy tôi ở ngoài hành lang, ông chủ đã lờ đi vờ như không nhìn thấy, và thậm chí ông ấy đã không chào hỏi tôi nữa. Ở đây chúng ta nên bàn một chút về cách hành xử của ông chủ doanh nghiệp, các chuyên viên nhân sự đối với lính đào ngũ. Nếu như các chuyên viên nhân sự biết đối nhân xử thế một cách khéo léo, họ có thể giữ được nhân viên hoặc chí ít cũng có thể tạo ra được một ấn tượng tốt đối với những kẻ muốn dứt áo ra đi, bởi biết đâu trên chặng đường tìm việc của mình cũng có lúc họ muốn quay về nơi mà họ đã từng làm việc và đã từng được cảm thông, chia sẻ. Và không phải lúc nào những cách hành xử này cũng gắn liền với việc tăng lương cho nhân viên. Dưới đây là một số kinh nghiệm dành cho các ông chủ doanh nghiệp, các chuyên viên nhân sự. 1.Thu thập thông tin Trước tiên, Bạn cần phải tìm hiểu càng cụ thể cặn kẽ càng tốt nguyên nhân thôi việc của nhân viên cũng như quyết định của họ sắt đá đến mức nào. Bởi đôi khi, mối bất hòa đối với đồng nghiệp, sếp trực tiếp cũng có thể là nguyên nhân khiến người nhân viên muốn dứt áo ra đi. Cũng có thể đó là lòng tự trọng đôi khi quá cao của nhân viên khi họ cho rằng họ không được đánh giá đúng mức. Các chuyên viên tư vấn cho rằng, trong những trường hợp này, Bạn nên tìm cách nói chuyện với cá nhân xin thôi việc. Cuộc nói chuyện phải hết sức tế nhị, Bạn đừng nên cao giọng hay mất bình tĩnh kể cả trong trường hợp nhân viên của mình sai. Nếu nhân viên của Bạn tỏ ý lưỡng lự, hãy tìm cách để tấn công, nhưng nên nhớ là mọi vấn đề phải có giới hạn nhất định. Đừng nên để các nhân viên khác trong công ty nghĩ rằng Ban lãnh đạo đang muốn dọa dẫm nhân viên để cầu lợi. 2. Đôi bên cùng có lợi. Theo ý kiến của nhiều nhà tâm lý học, đối với những kẻ chuẩn bị đào ngũ, nên để cho họ cảm thấy rằng tương lai của họ, số phận của họ cũng là mối quan tâm của ông chủ. Hãy thử đặt bản thân mình vào vị trí của những người đang muốn dứt áo ra đi để hiểu họ hơn. Và người nhân viên nào rồi cũng sẽ hiểu ra rằng Bạn thật sự mong muốn cho anh ta có được những quyết định đúng đắn nhất, sáng suốt nhất. Bạn có thể hỏi xem anh ta cần ở Bạn những điều gì để có thể tiếp tục ở lại. Và nếu có chút gì đó do dự nghi ngờ trong thỏa thuận này, Bạn cũng nên thẳng thắn nói ra. Nếu Bạn hành xử như vậy mà rốt cuộc vẫn không đạt được kết quả gì, cũng đừng vội bi quan. Cũng có thể một lúc nào đó, người nhân viên sáng giá của Bạn sẽ quay về sau nhiều bước thăng trầm trên con đường tìm một công việc thích hợp. Và kể cả khi họ không quay về, chắc chắn rằng ấn tượng tốt về Bạn, về công ty của Bạn bao giờ cũng còn mãi trong tâm khảm người nhân viên của Bạn. Và một công ty, nơi mà người nhân viên sáng giá ra đi rồi lại một lần nữa quay trở về dường như là đã ở thế bề trên so với công ty mà người nhân viên đó đã bỏ ra đi vĩnh viễn. 3. Mèo nào cắn mỉu nào Cũng có rất nhiều trường hợp mà mối quan hệ của ông chủ đối với nhân viên được xây dựng trên một nguyên tắc bất thành văn mà cả hai bên đều ngầm hiểu với nhau là mèo nào sẽ cắn mỉu nào. Ông chủ thì muốn khai thác tối đa sức lao động của nhân viên với một mức lương tối thiểu (thường là thấp hơn nhiều so với mức trung bình trên thị trường lao động), còn người lao động thì tìm mọi cách để trốn việc mà vẫn muốn nhận được mức lương cao. Trong mối quan hệ lao động kiểu trên, động thái chính của mọi lá đơn thôi việc là chỉ nhằm để gây áp lực với ông chủ trong việc tăng lương. Và nếu ông chủ nhượng bộ một lần, người lao động rất dễ tìm cách khác để dọa dẫm ông chủ. Rõ ràng đây không phải là sự hợp tác, và trong những trường hợp như vậy, quan hệ lao động giữa chủ và tớ không bao giờ đem lại một kết quả nào tốt đẹp cả. 3. Công việc và các mối quan hệ riêng Cũng có nhiều trường hợp khi mà chỉ vì một ác cảm cá nhân nào đó từ phía người sử dụng lao động, công ty có nguy cơ mất đi một nhân viên tài năng, sáng giá. Ông chủ của một tập đoàn sản xuất bia tại Nga đã từng thú nhận rằng vài ba năm về trước, chỉ vì quá nóng nảy trước một sai phạm nhỏ của người nhân viên dưới quyền, ông đã để tuột mất một nhân viên thạo việc. Và trong nhiều năm sau này, tôi vẫn cứ ân hận và nuối tiếc mãi về việc này. - Ông nói. - Anh ta quả là một nhân viên tài năng và chuyên nghiệp. Chỉ vì một chút nóng nảy cá nhân mà tôi đã phải trả giá cho hành động của mình. 4. Suy xét vấ n đề dưới nhiều góc độ Nếu như Bạn là một người sống nặng về tình cảm ho ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh doanh tiếp thị quản trị kinh doanh quản trị nhân sự tăng lươngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS. TS. Trần Anh Tài
137 trang 817 12 0 -
45 trang 488 3 0
-
99 trang 405 0 0
-
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 353 0 0 -
Báo cáo Phân tích thiết kế hệ thống - Quản lý khách sạn
26 trang 338 0 0 -
98 trang 325 0 0
-
115 trang 321 0 0
-
146 trang 319 0 0
-
Chương 2 : Các công việc chuẩn bị
30 trang 311 0 0 -
Tổ chức event cho teen - chưa nhiều ý tưởng bứt phá
3 trang 289 0 0