Danh mục

Đừng xoa bóp khi bị đau khớp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.57 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiều người sai lầm khi thấy đau khớp là xoa bóp. Điều đó chẳng những không làm giảm cơn đau mà còn làm cho các khớp… đau thêm. Xoa bóp làm hỏng khớp ThS. Võ Tường Kha, Trưởng khoa Đông y, Viện Khoa học Thể dục thể thao, cho biết: xoa bóp có thể có ích trong một số trường hợp, với tác dụng làm giảm cơn co cứng. Tuy nhiên, không bao giờ được xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau…). Khi đau, có thể dùng châm cứu để giảm đau, bởi theo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đừng xoa bóp khi bị đau khớp Đừng xoa bóp khi bị đau khớpNhiều người sai lầm khi thấy đau khớp là xoa bóp.Điều đó chẳng những không làm giảm cơn đau màcòn làm cho các khớp… đau thêm.Xoa bóp làm hỏng khớpThS. Võ Tường Kha, Trưởng khoa Đông y, ViệnKhoa học Thể dục thể thao, cho biết: xoa bóp có thểcó ích trong một số trường hợp, với tác dụng làmgiảm cơn co cứng. Tuy nhiên, không bao giờ đượcxoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng,nóng, đỏ, đau…).Khi đau, có thể dùng châm cứu để giảm đau, bởi theoy học cổ truyền, các biểu hiện bệnh lý tại khớp xươngnhư sưng, đau, mỏi, nặng, phù, biến dạng khớp…được gọi là chứng Tý. Tý có nghĩa là sự bế tắc,không thông, tắc nghẽn khí huyết sinh ra chứng sưng,đau nhức.Do đó, khi dùng kim châm vào những huyệt ở vùngkhớp bệnh và xung quanh, sẽ làm kinh mạch khơithông, khí huyết được điều hoà thì cơn đau sẽ giảm.Ngoài ra, những người bệnh bị đau khớp, viêm khớpdạng thấp, thấp tim cần lưu ý không nên ra ngoài khitrời lạnh. Độ ẩm không khí cao là nguy cơ gây đau,sưng. Hãy luôn giữ ấm bàn chân để phòng bệnh mộtcách hiệu quả nhất.Chườm nóng giúp giảm đauKhi bị đau, cách tốt nhất để giảm đau là làm nóng(khi người bệnh không có bệnh lý gì đặc biệt): tắmnước nóng toàn thân (áp dụng cho các trường hợpviêm nhiều khớp), tắm nóng từng phần (những ngườikhông tắm được toàn thân hay đau khớp cục bộ, taychân…), đắp nóng hoặc chườm nóng, dùng đèn hồngngoại.Đối với tắm nóng, nên tắm ở nhiệt độ nước 30 – 40độ C, thời gian tắm 15 – 20 phút. Nước nóng có tácdụng giảm đau, tăng tuần hoàn ngoại vi, tạo thư giãncơ, giảm cơn co cứng cơ và giúp người bệnh thựchiện một số cử động chủ động của khớp trong nước.Đắp nước nóng bằng túi chườm nóng lên chỗ đau ởmột hoặc hai khớp, thời gian đắp tối đa 20 phút. Nếudùng đèn hồng ngoại, nên đặt cách da 60cm, thờigian chiếu tối đa 30 phút…ThS Đỗ Sĩ Hùng, Trưởng khoa Vật lý trị liệu, TT CơXương Khớp, Bệnh viện E Hà Nội, nhấn mạnh rằngnghỉ ngơi có tác dụng giảm đau ở người bệnh viêmkhớp mạn tính và trong nhiều trường hợp có thể đẩylui cơn bệnh. Nếu khớp đau do nguyên nhân cơ họcnhư đau dây chằng hoặc lớp sụn thì nghỉ ngơi hoặcbất động khớp là cách điều trị tốt nhất.Tuy nhiên, việc nằm lâu một chỗ cũng tạo ra cácnguy cơ ảnh hưởng tới chức năng vận động và gây ranhững thương tật thứ cấp. Vì vậy, người bệnh vẫn cóthể di chuyển nhẹ nhàng để tránh co rút khớp.Một cách giảm đau khác là lấy lá ngải cứu trắng rửasạch, cho lẫn muối vào rồi nướng nóng lên, đắp vàokhớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽlàm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Hoặc ngâmchân ngày một lần vào nước muối ấm 15 – 30 phút.Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơnđau, phòng bệnh đau khớp cổ chân và còn giúpphòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên, nếu sau vài ngàyáp dụng các biện pháp này mà không thấy thuyêngiảm hoặc giảm rất ít, người bệnh nên đến cơ sở y tếđể chữa bệnh, không nên tự ý dùng thuốc để tránhnhững hậu quả đáng tiếc.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: