Danh mục

DƯỢC HỌC - BỒ HOÀNG

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.38 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất xứ: Bản kinh. Tên Việt Nam: Cây cỏ nến, Bồ đào, Hương bồ, Bông nên, Bông liễng. Tên Hán Việt khác: Hương bồ, Cam bố, Tiếu thạch Sanh bồ hoàng, Sao bồ hoàng, Bồ hoàng thái (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Typha Angustata Bory Et Chaub. Họ khoa học: Typhaceae. Tên gọi: Tên cây cỏ Nến vì hoa như cây nến.Mô tả: Cây thảo cao 1,5 đến 3m. Thân tròn lá hình bàn dài, mọc thành 2 hàng, có bẹ to. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng biệt nhưng thường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DƯỢC HỌC - BỒ HOÀNG DƯỢC HỌCBỒ HOÀNG Xuất xứ: Bản kinh. Tên Việt Nam: Cây cỏ nến, Bồ đào, Hương bồ, Bông nên, Bông liễng. Tên Hán Việt khác: Hương bồ, Cam bố, Tiếu thạch Sanh bồ hoàng, Sao bồ hoàng, Bồhoàng thái (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Typha Angustata Bory Et Chaub. Họ khoa học: Typhaceae. Tên gọi: Tên cây cỏ Nến vì hoa như cây nến. Mô tả: Cây thảo cao 1,5 đến 3m. Thân tròn lá hình bàn dài, mọc thành 2hàng, có bẹ to. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng biệt nhưngthường nằm trên một trục chung, bông đực ở trên, bông cái ở dưới, hai bôngcách nhau một quãng ngắn. Cả cụm hoa trông như một cây nến màu đỏ. Nhịở hoa đực bao bởi lông ngắn màu vàng, rất nhiều hạt phấn. Bông cái có cộtnhụy dài, có nhiều lông trắng hay hơi hung, bầu có hình chỉ. Quả nhỏ hìnhthoi, khi chín mở dọc. Phân biệt: 1) Cây cỏ nến nam (Typha javanica Graebn) là cây thảo cao 1,3-2,2mthân cứng, lá hẹp đầu thuôn. Bông hoa đực và bông hoa cái cách nhau 1,2-4cm. Bông đực hình trụ dài, có lông màu hung, nhị có chỉ mảnh ngắnm, baophấn hình chỉ, hạt phân nhỏ màu vàng. Bông cái đỏ hơn ở loài trên, hình trụcột nhụy dài, có nhiều lông mảnh, bầu có đầu nhụy màu nâu. Có quả vàotháng 1-2. Cây có nhiều ở Miền nam Việt Nam. Mầm cây non và nhị hoa cóthể ăn được. Lông vàng và nhị hoa được dùng làm thuốc như cây Cỏ nếntrên. 2) Ngoài ra người ta còn dùng Cây Typhaorientalis G.A Stuart là câyCỏ nến cao từ 1,5-3m có thân rễ. Lá dài hẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, họpthành bông riêng cách nhau 0,6-5,5cm nằm trên cùng một trục chung: bôngđực ở trên, bông cái ở dưới. Nhị ở hoa đực bao bọc ở những lông ngắn màuvàng nâu, bông cái có lông nhạt hơn quả nhỏ, hình thoi, khi chín mở theochiều dọc. 3) Ngoài những cây trên ra, người ta còn lấy phấn của những cây cùnghọ với tên Bồ hoàng như Typha angustifolia L. Typha latifolia L.,Typhadavidiana hand Mazz., Typha minima Funk... 4) Cần phân biệt với Cây Thạch Xương bồ (Acorus gramineusSoland) cũng được gọi là Bồ hoàng (Xem: Thạch xương bồ). Địa lý: Cây mọc ở khắp nơi đầm lầy ở Việt Nam, nhưng vị này đã phải nhậpcủa trung Quốc. Thu hái, sơ chế: Thu hoạch vào tháng 4 chọn lặng gió, cắt bông hoa phơi khô, thứvàng là tốt (nếu trời râm phải trải ra, tránh ủ nóng làm biến chất), dùng cốinghiền sạch lông và tạp chất, phơi lấy hột nhỏ phơi khô để dùng. Phần dùng làm thuốc: Dùng phấn hoa phơi khô của hoa đực. Dùng cả nhị đực và cái làkhông đúng. Mô tả dược liệu: Chất bột nhẹ màu vàng tươi, quan sát dưới kính hiển vi hạt hoa gầnhình cầu hoặc hình bầu dục, phấn hoa trong bột hình sợi dài khoảng 1,5mm,màu vàng đất hoặc màu nâu nhạt. Loại cỏ màu vàng óng ánh, khô hạt nhỏnhẹ xốp không lẫn tạp chất là thứ tốt, thứ phơi nâu là kém. Bào chế: Bọc 3 lần giấy nước cho sắc vàng, để nửa ngày sấy khô (Lôi CôngBào Chế Dược Tính Luận). Dùng sống thì không bào chế, dùng chín thì saoqua. Bảo quản: Dễ bị hút ẩm sinh mốc, khi đem phơi phải bọc trong giấy mỏng đểkhỏi bay. Tránh nóng quá sẽ biến chất. Đựng trong lọ kín. Tác dụng: Hoạt huyết, khử ứ, lương huyết, chỉ huyết, đồng thời có tác dụng tiêusưng ra mủ. Tính vị: Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Học). Qui kinh: Vào kinh Can, Tỳ, Tâm bào lạc (Trung Dược Học). Chủ trị: Trị thống kinh do ứ huyết, đau ứ hoặc rong kinh sau khi sinh, ứ đaudo té ngã, chấn thương, sưng, làm mủ, họng sưng đau. Xuất huyết bên ngoàido ngoại thương, đắp lên. Nhị cái cũng có công dụng rịt vào nơi chảy máu. Liều dùng: Dùng từ 3 – 9g Kiêng kỵ: Âm hư, không bị ứ huyết không được dùng. Cách dùng: Dùng sống có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu ứ huyết, hành huyết.Sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết (Lôi Công Bào Chế Dược TínhLuận). Đơn thuốc kinh nghiệm: (24) Lở láy dưới bộ hạ dùng Bồ hoàng bôi vào ngày 3-4 lần thì khỏi(Thiên Kim Phương). (25) Mủ trong lỗ tai hay chảy ra, dùng Bồ hoàng tán bột rắc vào(Thánh Huệ Phương). (26) Chảy máu cam ra khắp tai, miệng, dùng Bồ hoàng, A giao saochảy thành hạt, mỗi thứ nửa lượng lần uống 2 chỉ với nước và 1 chén nướcsắc Địa hoàng uống lúc nóng, nơi chảy máu, bịt lại để cầm máu (Thánh HuệPhương). (9) Mửa ra máu bất luận gìa hay trẻ dùng Bồ hoàng tán bột lần uốngnửa chỉ với nước sinh địa tùy theo lớn nhỏ để phân lượng hoặc bỏ vào một íttóc rối bằng Bồ hoàng cũng có thể trị được chứng trẻ em đái ra máu (ThánhTế Tổng Lục). (10) Tức do bí tiểu, lấy vài bọc Bồ hoàng để trên thắt lưng chỗ có thậnxong chổng đầu xuống hai chân lên trời từ từ thì thông (Trửu Hậu Phương). (12) Ứ huyết do băng ở bên trong dùng Bồ hoàng tán nhỏ 2 lượng, lầnuống 1 thìa ...

Tài liệu được xem nhiều: