Xuất Xứ: Thần Nông Bản Thảo. Tên Khác: Khổ Cốt (Bản Thảo Cương Mục), Bạch Hành, Bạt Ma, Cầm Hành, Dã Hòe, Địa Cốt, Địa Hòe, Đồ Hòe, Hổ Ma, Khổ Quyển Biển Phủ, Khổ Tân, Khổ Thức, Kiêu Hòe, Lăng Lang, Lộc Bạch, Lục Bạch, Thỏ Hòe, Thủy Hòe (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển), Xuyên sâm (Quán Châu Dân Gian Phương Dược Tập), Phượng tinh trảo (Quảng Tây Trung Đơn Y Dược Thực), Ngưu sâm (Hồ Nam Dược Vật Chí), Địa sâm (Tân Hoa Bản Thảo Cương Yếu). Tên Khoa Học: Croton tonikensis Gagnep. Họ Khoa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DƯỢC HỌC - KHỔ SÂM DƯỢC HỌCKHỔ SÂM Xuất Xứ: Thần Nông Bản Thảo. Tên Khác: Khổ Cốt (Bản Thảo Cương Mục), Bạch Hành, Bạt Ma, Cầm Hành, DãHòe, Địa Cốt, Địa Hòe, Đồ Hòe, Hổ Ma, Khổ Quyển Biển Phủ, Khổ Tân,Khổ Thức, Kiêu Hòe, Lăng Lang, Lộc Bạch, Lục Bạch, Thỏ Hòe, Thủy Hòe(Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển), Xuyên sâm (Quán Châu Dân GianPhương Dược Tập), Phượng tinh trảo (Quảng Tây Trung Đơn Y DượcThực), Ngưu sâm (Hồ Nam Dược Vật Chí), Địa sâm (Tân Hoa Bản ThảoCương Yếu). Tên Khoa Học: Croton tonikensis Gagnep. Họ Khoa Học: Họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae). Mô Tả: Cây nhỏ, cao 0,72m. Lá mọc so le nhưng gần như đối nhau, có khimọc thành từng vòng giả 3-4 lá. Phiến dài hình mũi mác, mép nguyên, cả 2mặt lá đều có nhiều lông tỏa tròn óng ánh. Khi phơi khô, mặt dưới lá có mầutrắng bạc, mặt trên lá có mầu đen. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, hoalưỡng tính hoặc đơn tính. Hoa đực có 5 lá đài, 1-2 nhị, hoa cái cũng có 5 láđài, 3 vòi nhụy. Quả gồm 3 mảnh vỏ, mầu hung đỏ, có lông trắng. Hạt hìnhtrứng, có mỏ, màu nâu hung. Mùa hoa quả: tháng 5-8. Khổ sâm là rễ khô của cây Khổ sâm. Địa Lý: Được trồng khắp nơi ở Trung Quốc, tại Việt Nam hiện nay còn phảinhập. Thu Hái, Sơ Chế: Mùa xuân, thu đào hái về, cắt bỏ đầu rễ và rễ to, rửasạch đất, phơi khô hoặc cắt thành từng miếng dày độ 0,3 – 1cm, phơi khô làđược. Bộ Phận Dùng: Lá thu hái khi cây đang có hoa, phơi khô. Mô Tả Dược Liệu: Khổ Sâm hình trụ tròn dài, trên to, dưới nhỏ, thường chia thành trục,dài 10-33cm, đường kính 1-2cm. Bên ngoài là lớp vỏ mỏng, mầu vàng nâu,thường bị nứt cuộn ra phía ngoài, dễ bóc, chỗ bị bóc vỏ mầu vàng bóng, hơisáng, nhìn rõ vân dọc. Khổ sâm bán trên thương trường là miếng dầy hìnhtròn hoặc bầu dục, dầy 0,3-1cm, phần vỏ chỗ mặt cắt ngang và phần gỗtrung tâm phân từng tầng rất rõ, phần gỗ có vòng tròn rất rõ, đa số hìnhthành 2-4 lớp vân vòng, vân nhỏ hình hoa cúc. Loại rễ to khá gìa, thường cókẽ nứt. Chất cứng, khó bẻ gẫy, mặt gẫy mầu trắng vàng, ở giữa nhạt hơn,không mùi, vị đắng rất lâu. Loại củ dài, vỏ nhỏ, mịn, không còn đầu rễ,không có rễ tơ là loại tốt. Miếng Khổ sâm mầu trắng vàng, nguyên vẹn làloại tốt (Dược Tài Học). Bào Chế: + Dùng nước vo gạo đặc của gạo nếp ngâm 1 đêm, mùi tanh hôi nổitrên mặt nước, phải đãi lại rồi hấp 1/2 ngày, lấy ra phơi khô, thái để dùng(Đông Dược Học Thiết Yếu). + Cắt bỏ đầu rễ, rửa sạch, ngâm nước, vớt ra, sau khi thấm ẩm đều, cắtthành từng miếng, phơi khô là được (Dược Tài Học). Bảo Quản: Dễ mốc, mọt. Cần để nơi khô ráo, kín. Thành phần hóa học: +Trong Khổ sâm có d-Matrine, d-Oxymatrine, d-Sophoranol, 5-Hydroxymatrine, I-Anagyrine, l-Methylcystisine, Ibaptifoline, I-Sophocarpine, Xanthohumol, Isoxanthohumol, 3, 4, 5-Trihydroxy, 7-Methoxy, 8-Isopentenylflavone, 8-Isopentenyl Kaemferol (Trung DượcHọc). + d-Matrine, d-Oxy, d-Sphoranol, Matrine, 5-Hydroxymatrine, l-Anagyrine, l-Methyleycarpine, Xanthohumol (Chinese Hebral Medicine). + Rễ và lá có Luteolin-7-Glucoside (Chinese Hebral Medicine). +Trong lá có các nhóm chất Flavonoid, Alcaloid và Tanin. Hàm lượngAlcaloid toàn phần là 0,310,33% (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). + Matrine, Oxymatrine, N-Oxysophocarpine, Sophoridine (Bạch TiếtGiáng, Trung Thảo Dược Thông Báo, 1982, 13 (4): 8). + Kushenin (W L J và cộng sự, Chem Pharm Bull 1985, 33 (8): 3231). + Kuraridinol, Kurarinol, Neokurarinol, Norkurarinol, Isokurarinone,formononetin (Kyogoku K và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1973, 21 (12):2733). Tác Dụng Dược Lý: *Tác Dụng Chống Nấm: nước sắc Khổ sâm trong thực nghiệm có tácdụng kháng 1 số nấm ngoài da (Trung Dược Học). +Tác Dụng Kháng Sinh: Khổ sâm có tác dụng kháng sinh đối với trựckhuẩn lỵ đồng thời có tác dụng kháng lỵ amip, làm cho đơn bào co thànhkén (Trung Dược Học). +Tác Dụng Đối Với Ký Sinh Trùng Sốt Rét: nước sắc của bài thuốcgồm Khổ sâm và vỏ Bưởi có tác dụng ức chế ký sinh trùng sốt rét mạnh trênđộng vật thí nghiệm được gây nhiễm sốt rét, nhưng tái phát trong thời gian10 ngày theo dõi. Trên mô hình thực nghiệm chuột nhắt nhiễm PlasmodiumBerghei và gà nhiễm Plasmodium Gallinaceum, Alcaloid chiết xuất từ Khổsâm không thể hiện rõ tác dụng. 1 bài thuốc khác gồm lá Khổ sâm và vỏ Bưởi đào dưới dạng nước sắcvà xi rô đã được thử nghiệm trên 59 bệnh nhân sốt rét và thấy thuốc có tácdụng hạ sốt, làm giảm mật độ ký sinh trùng ở bệnh nhân nhưng tác dụngyếu, không rõ rệt, đồng thời không có tác dụng phụ (Tài Nguyên Cây ThuốcViệt Nam). + Tác dụng lợi niệu: Cho thỏ uống hoặc chích dịch Khổ sâm thấy cótác dụng lợi niệu (Trung Dược Đại Từ Điển). + Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Khổ sâm có tác dụn ...