Danh mục

Được mùa lúa, trúng mùa tôm: Bí quyết để thành công

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 116.78 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cà Mau thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất một phần diện tích đất lúa năng suất thấp sang làm một vụ lúa - một vụ tôm đã được 8 năm. Tuy nhiên, mãi đến năm nay, nhờ có nhận thức đúng, quyết tâm cao và thời tiết thuận lợi, nông dân mới làm một vụ lúa trên đất tôm khá thành công.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Được mùa lúa, trúng mùa tôm: Bí quyết để thành công Được mùa lúa, trúng mùa tôm: Bí quyết để thành công Nguồn: vietlinh.com.vn Cà Mau thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất một phần diện tích đất lúanăng suất thấp sang làm một vụ lúa - một vụ tôm đã được 8 năm. Tuy nhiên, mãiđến năm nay, nhờ có nhận thức đúng, quyết tâm cao và thời tiết thuận lợi, nôngdân mới làm một vụ lúa trên đất tôm khá thành công. Qua trao đổi với nông dân ở các huyện: Cái Nước, Thới Bình, U Minh vàTrần Văn Thời cho thấy, phần lớn bà con đã nhận thức được vai trò quan trọng, ýnghĩa to lớn của vụ lúa trên đất nuôi tôm. Qua 8 năm với bao vui, buồn, lo âu, thắc thỏm, người nông dân nhận thấy:trồng lúa trên đất nuôi tôm cân bằng sinh học, phục hồi các yếu tố môi trườngcũng như tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong ruộng nuôi cho vụ tôm tiếp theo. Yếutố kích thích sự phấn khởi của bà con là việc trúng mùa của cả lúa và tôm. Nhiều bà con nông dân cũng nhận ra rằng: Những năm qua không đạt đượcước mơ làm giàu nhanh với con tôm sú, là do quá nôn nóng khai thác tận lực kinhtế con tôm mà bỏ hẳn một vụ lúa. Trong sản xuất còn dùng nhiều loại hóa chất độchại dẫn đến mất cân bằng sinh học, gây ô nhiễm môi trường, khiến xảy ra tìnhtrạng tôm chết kéo dài. Cũng chính nhờ có nhận thức đúng, bà con quyết tâm phải làm cho vụ lúathắng lợi nên chịu khó sưu tầm tài liệu, trao đổi học hỏi với nhau, học hỏi với cánbộ chuyên môn về các khâu kỹ thuật gieo cấy lúa trên đất nuôi tôm. Chú tâm vàtích cực rửa mặn triệt để nhằm cải tạo ruộng tốt nhất, chọn giống thích nghi, rồichọn thời điểm gieo cấy thích hợp. Vì thế, hầu hết diện tích lúa đều đạt kết quả tốt. Năng suất ước đạt 2,5-3,5tấn/ha, cá biệt có những hộ vượt hơn 4 tấn /ha. Tuy nhiên, bên cạnh đa số hộ trúngmùa lúa cũng còn có những hộ do nhiều lý do vẫn không thành công được một vụlúa trên đất nuôi tôm. Qua nắm bắt thông tin thực tế, có thể rút ra mấy nguyên nhân sau đây: Vùng đất quá trũng nhưng thủy lợi chưa đảm bảo, lại không có bờ bao.Không có máy bơm để bơm tát kịp thời cứu lúa sau những đợt mưa lớn khi lúa cònchưa khỏe mạnh sau cấy, hoặc gieo mạ không đảm bảo được độ cao thích hợp chocấy vùng nước sâu. Cũng có trường hợp là vùng đất cao, tốt, nhưng rửa mặn không kỹ, khôngđúng kỹ thuật, nên sau khi cấy gặp đợt nắng nước ruộng tăng độ mặn. Có nhiều hộchọn thời điểm gieo cấy không phù hợp như: gặp lúc mưa già gây ngập úng, gặpđợt nắng nóng, nước ruộng sắc mặn ngay sau khi gieo cấy, cây lúa non không chịunổi. Ngoài ra còn những trường hợp bị thất bại là do nông dân chưa chú ý yếu tốvề giống, chưa chọn giống cao cây, chịu mặn…cho vùng đất tôm vốn trũng thấpvà còn nhiễm mặn. Thất bại còn do bị úng ngập cây lúa yếu rồi bị rẹm, các loại sâu ăn lá tấncông hoặc bị sâu đục thân cuối vụ. Để đảm bảo cho vụ lúa các năm sau thànhcông, ngành chức năng và nông dân cần có sự nghiên cứu, điều tra, đánh giá, vàquan trọng hơn là rút ra những bài học cần thiết để khắc phục sau này. Cần phải nhận diện cho được yếu tố nào đã gây thất bại cho từng vùng,từng hộ để nhờ cán bộ kỹ thuật tư vấn giúp khắc phục cho năm sau.

Tài liệu được xem nhiều: