“Bánh xe tuổi thơ”, Phạm Thái Bình. (Ảnh: Tịch Ru)Đầu tháng ba hoa sưa Hà Nội nở, có hai người bạn cùng sinh tuổi Ngựa (1978), đồng trà lứa với chúng tôi triển lãm ở hai địa điểm rất gần nhau trên phố Nguyễn Thái Học. Viện Goethe Hà Nội là triển lãm ảnh Nhà Mặt Phố của Nguyễn Thế Sơn (từ 18 – 28. 3); còn tại Bảo tàng Mỹ thuật là triển lãm điêu khắc Khoảnh khắc bị lãng quên của Phạm Thái Bình (từ 11 – 18. 3). Cả hai dự án triển lãm trên, tôi đều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Duỗi não Duỗi não“Bánh xe tuổi thơ”, Phạm Thái Bình. (Ảnh: Tịch Ru)Đầu tháng ba hoa sưa Hà Nội nở, có hai người bạn cùng sinh tuổi Ngựa(1978), đồng trà lứa với chúng tôi triển lãm ở hai địa điểm rất gần nhautrên phố Nguyễn Thái Học. Viện Goethe Hà Nội là triển lãm ảnh NhàMặt Phố của Nguyễn Thế Sơn (từ 18 – 28. 3); còn tại Bảo tàng Mỹthuật là triển lãm điêu khắc Khoảnh khắc bị lãng quên của Phạm TháiBình (từ 11 – 18. 3). Cả hai dự án triển lãm trên, tôi đều may mắn đượcbiết từ khi hai nghệ sĩ còn đang chuẩn bị thực hiện. Và thật thú vị khitôi phát hiện ra những điểm tương đồng trong cách nghệ thuật của họđể viết nên bài viết này.1.Tuy sinh trưởng ở hai nơi khác nhau, nhưng ngoài chuyện cùng tuổi,Nguyễn Thái Bình và Phạm Thế Sơn đều đang là “giáo sư” trẻ của haitrường nghệ thuật danh tiếng của nước nhà. Một ở trường Đại học Kiếntrúc, một ở trường Đại học Mỹ thuật, và cùng sắp tốt nghiệp master(một trong nước, một ở nước ngoài). Cả hai triển lãm của họ đều cótính chất giống nhau là những “khảo cứu văn hóa–xã hội” bằng nghệthuật tạo hình (tuy bằng hai ngôn ngữ khác nhau là điêu khắc và ảnh),và một mặt nào đó là những “báo cáo master” với giới của họ bằng tácphẩm của những người trọng thực hành.Nguyễn Thế Sơn sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, học mỹ thuật và ngoạingữ. Anh có một vũ khí thuận lợi cho sự nghiệp của mình là nắm chắcmột cánh cổng ngoại ngữ – tiếng Trung, và là một trong số ít các giảngviên của trường Mỹ thuật Yết Kiêu có nguồn “Tàu học” như các anhTrần Hậu Yên Thế, Lê Xuân Dũng… Cả hai họa sĩ Trần Hậu Yên Thếvà Nguyễn Thế Sơn đều có xu hướng dùng đời sống đô thị làm nguyênliệu tự sự cho nghệ thuật của mình. Đeo đuổi đề tài ấy, gần đây, trongtriển lãm Khai bút hôm 24. 2 vừa qua của các giảng viên Yết Kiêu, họasĩ Trần Hậu Yên Thế cho ra đời một tác phẩm rất thú vị về hình dungđời sống ở các khu tập thể cũ (mà tôi thấy có vẻ ít người chú ý sự haycủa tác phẩm này). Anh trổ thưa, rồi nhuộm đen có chút lé đỏ lên mộttấm chiếu rách, tác phẩm có tên là Đêm 30 ở khu D Thanh Xuân. Trôngtác phẩm giản dị này, ta có cảm giác vừa thấy u muộn, vừa hài hướckhó tả, trước một mảnh chân dung của không gian đô thị vẫn là hiệnthực tồn tại… sờ sờ hiện nay.“Đêm 30 ở khu D Thanh Xuân”, Trần Hậu Yên ThếKhông biết có gì giống nhau giữa khuynh hướng tiếp cận xã hội củanhững họa sĩ được đào tạo thêm ở Trung Quốc không, nhưng NguyễnThế Sơn cũng lấy đề tài đô thị làm đối tượng chính cho nghệ thuật củamình (có lẽ là điểm gần nhất với đời sống của anh thì đúng hơn). Từnhững video art đầu tay, triển lãm ảnh Trên Cao (2007), triển lãm lụaTầm Cao Mới (2009) cho đến triển lãm ảnh nổi Nhà Mặt Phố, anh khaithác tuần tự đề tài biến đổi bộ mặt đô thị này một cách rành mạch, tuầntự, cố gắng tìm một tiếng nói dung hòa giữa đời sống và nghệ thuậtđúng như tính cách của mình, có “cơ sở lý luận xã hội” một cáchnghiêm túc và một chút châm biếm hiền lành nảy sinh từ những phatrộn, đặt để có tính toán nhẹ nhõm.Có lần, nói chuyện với một kiến trúc sư, tôi có nhớ anh ta đùa: Nếu taomà bắt được thằng nào nghĩ ra cái trò chia lô xây nhà ống, 4 – 5 métmặt tiền, dài 20m, để cho cái khổ đất mất dạy ấy bạo hành khắp nướchiện nay, suốt từ hang cùng ngõ hẻm thành phố cho đến nông thôn,chắc tao phải tự tay bóp cổ nó… Cái tâm lý “thòi ra” mặt tiền ấy, làmột tâm lý đặc biệt của người Việt mới phát sinh từ những năm 90, sauĐổi Mới và Mở Cửa, khoảng trên dưới 20 năm nay. Đó là một tâm lý“không thể hiểu nổi” và rất nhiều tác phẩm nghệ thuật mới đủ các ngônngữ đã và vẫn đang đi tìm cách “giải nghĩa” nguyên nhân và hiện tượngcùng các biến thể của nét tâm lý ấy, vẫn đương thịnh hành như mộtcông thức: Đổi Mới – Mở Cửa – Chòi Ra, “phô phang chi ở đám quânnày”, mà người ta thấy ở mọi mặt hình thức đời sống, từ “to” như kiếntrúc cho đến “nhỏ” như cách phục sức của các “gái trẻ” thời đại!Với triển lãm ảnh nổi Nhà Mặt Phố này, Nguyễn Thế Sơn không phântích và phán xét, như anh tự bạch: “Tôi muốn tạo nên một mô hình cuộcsống thu nhỏ, một trò chơi thị giác nhằm kích thích sự giải mã từ phíangười xem”. Anh bày ra một hình thức, đúng như trò chơi nho nhỏ,chỉn chu, dễ coi, là lạ. Ở triển lãm này, tôi thấy anh có ba điểm thànhcông. Một là hình thức thị giác mà anh gọi là “ảnh phù điêu”– kỹ thuậtlàm sa đồ giấy và cắt lazer vốn ứng dụng trong công nghệ quảng cáođược anh dùng cho những bức ảnh “nổi” của mình. Xem những bứcảnh tỉ mỉ này khá thú, tôi nghĩ bụng nếu mình là một trong những chủhàng có quảng cáo tấm lớn được chụp, chắc phải vật nài họa sĩ mua lạibằng được để mà treo cho khoái. Hai là quyển catalog của triển lãmđược làm rất cầu kỳ và đẹp, cũng được trổ thủng “cho nó nổi”. Đây làmột dấu hiệu chuyên nghiệp của một triển lãm mà các họa sĩ trẻ nêntheo. Ba, phụ nữ Tây phương và Mỹ khá hứng thú với triển lãm này…Phòng triển lãm Nhà mặt phố2.Phạm Thái Bình sinh trưởng ở Lạng Sơn, là “cái nôi” của kinh doanhnhập l ...