Danh mục

Đường Bá Hổ - Danh họa thời Minh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.43 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đường Bá Hổ (1470 – 1524) tên thật là Đường Dần, Bá Hổ là tên tự. Cuối đời tín Phật, lấy hiệu là Lục Như Cư Sĩ và Đào Hoa Am Chủ. Ông vốn người ở huyện Ngô, Tô Châu (Giang Tô), xuất thân từ thương gia kinh doanh rượu “thường thường bậc trung”, nổi tiếng tài hoa và tính cách phong lưu, ngạo nghễ, là người đứng đầu nhóm Giang Nam Tứ Đại Tài Tử thời Minh, đặc biệt nổi trội về tranh sơn thuỷ. Đường Bá Hổ là nhân vật kỳ lạ, để lại rất nhiều truyền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đường Bá Hổ - Danh họa thời Minh Đường Bá Hổ - Danh họa thời Minh CĐường Bá Hổ (1470 – 1524) tên thật là Đường Dần, Bá Hổ là tên tự. Cuối đời tínPhật, lấy hiệu là Lục Như Cư Sĩ và Đào Hoa Am Chủ. Ông vốn người ở huyệnNgô, Tô Châu (Giang Tô), xuất thân từ thương gia kinh doanh rượu “thườngthường bậc trung”, nổi tiếng tài hoa và tính cách phong lưu, ngạo nghễ, là ngườiđứng đầu nhóm Giang Nam Tứ Đại Tài Tử thời Minh, đặc biệt nổi trội về tranhsơn thu ỷ. Đường Bá Hổ là nhân vật kỳ lạ, để lại rất nhiều truyền thuyết trong dângian Trung Quốc. Đạo diễn Châu Tinh Trì từng lấy ông làm hình tượng chính xâydựng bộ phim “Đường Bá Hổ điểm Thu Hương”.Đường Bá Hổ là đệ tử xuất sắc của danh hoạ Chu Thần. Tranh nhân vật (như cácbức: Vương Thục cung kỹ, Thu phong hoàn phiến, Lý Đoan Đoan) và tranh hoađiểu (như các bức: Mặc mai, Phong trúc, Câu dục minh xuân, Lâm thuỷ phù dung,Hạnh hoa) của ông đều rất nổi danh, nhưng thành tựu cao nhất của ông tập trung ởtranh sơn thu ỷ. Những tác phẩm thời trẻ của Đường Bá Hổ hiện chỉ còn đôi ba bứcnhư Động Đình huỳnh mao chử, Trinh thọ đường và Đối trúc. Tranh thời trungniên của ông ảnh hưởng hoạ phong của Chu Thần khá rõ nét, mà Chu Thần lại ảnhhưởng hoạ pháp của Lý Đường và Lưu Tùng Niên thời Nam Tống, cho nên tranhcủa Đường Bá Hổ cũng thuộc hoạ phái hàn lâm với phong cách hùng kiện, chặtchẽ, tinh tế, đồng thời ông cũng tham cứu bố cục và kỹ xảo bút mặc của các đạigia Mã Viễn, Hạ Khuê; dung hợp và quán thông tinh hoa của các danh hoạ LýThành, Phạm Khoan, Quách Hi (thời Bắc Tống) và Hoàng Công Vọng, VươngMông thời Nguyên, dần dần tạo ra phong cách riêng cho mình.Song song với việc học tập các danh hoạ đời trước, Đường Bá Hổ cũng rất chú ýhọc tập ở tự nhiên. Năm 1500, ông dành hơn chính tháng du sơn nh ạo thu ỷ, bắtdầu từ Tô Châu. Các thắng cảnh và danh sơn đại xuyên như : Lư Sơn, Nam NhạcHành Sơn, Vũ Di, Nhạn Đãng Sơn, Thiên Đài Sơn, Phổ Đà Sơn, Hu ỳnh Sơn, CửuHoa Sơn; Thung Lũng Hoa Đào, Tây Hồ, Bình Sơn Đường, Vu Hồ, Cửu Giang,Xích Bích, Nhạc Dương Lâu, Động Đình Hồ, Cửu Lý Hồ, Phúc Xuân Giang, TânAn Giang… đều từng in dấu chân Đường Bá Hổ và để lại dấu ấn trong các hoạphẩm của ông.Khi Đường Bá Hổ trở lại Tô Châu sau chuyến lãng du đó, gia đình ông rơi vàocảnh cùng túng, vợ con lại bỏ nhà đi, bản thân ông phải mưu sinh bằng cách bánvăn bán tranh và giải sầu bằng những nét đan thanh. Năm 36 tuổi, ông dời đếnThung Lũng Hoa Đào (Đào Hoa Ổ) dựng mái lều tranh bằng tiền bán tranh và tiêudao ở đó cho đến cuối đời.Tranh của Đường Bá Hổ có kết cấu chặt chẽ, tạo hình chân thực sinh động, thế núihùng tuấn, thạch chất cứng cỏi, bút pháp cương kiện, sắc rõ mực đậm với nhữngtác phẩm tiêu biểu: Vương Ngạo xuất sơn, Bái đài thực cảnh, Hành xuân kiều,Quan sơn hành lữ. Cuối đời, hoạ phong của ông thoát ra khỏi ảnh hưởng của ChuThần, tự thành nhất gia, giai đoạn này, tác phẩm chủ yếu là tranh sơn thu ỷ, đạibiểu là: Sơn lộ tùng phong, Xuân sơn bán lữ, Lạc hà cô lộ, Hư các vãn lương, Tâychâu thoại cựu, U nhân yên toạ, Hạ nhật sơn cư… với bố cục giản, rõ, nét nhỏnhư tơ nhưng vẫn không yếu ớt, mang cái đẹp giao hoà giữa cương vừa nhu. Chỉriêng về vẽ đá, ông đã vận dụng nhiều kỹ thuật đi mực hành bút: đoản khảm,trường suân, thuận bút, sóc hào, phương chiết, viên chuyển. Các cảnh cỏ cây, nhàcửa, suối khe… đều được sắp xếp bài trí cẩn mật theo thứ tự phù hợp, chặt màkhông tắc, nhiều mà không rối, giàu dư vị và ý thơ. Mực và màu tuy dày nhưng đãcó sự biến hoá đậm nhạt uyển chuyển.Sở dĩ tranh sơn thu ỷ của Đường Bá Hổ đạt đến thành tựu thượng đẳng, bút mặctinh diệu cao thâm, một phần vì ông biết học tập, cách tân, sáng tạo và cũng biếtgiải phá những khuôn khổ của hoạ phái phương Bắc, hoạ phái Giang Nam, việnthể Nam Tống và cả trường phái văn nhân sơn thu ỷ hoạ thời Nguyên. Cống hiếnnổi bật của Đường Bá Hổ đối với lịch sử hội hoạ Trung Quốc là ở chỗ ông đã tổnghợp được những tinh hoa của Nam tông – Bắc phái, dung hoà được Thi tình – Hoạý và đạt được sự giao dung trong mối quan hệ: Thi – Thư – Hoạ. Phần lớn hoạphẩm của ông hiện được trưng bày tại các bảo tàng: Bắc Kinh, Đài Bắc, ThượngHải, Tứ Xuyên và một số bức hiện được tàng lưu ở Mỹ như bức Hoa Sơn.Không chỉ hoạ, mà thư pháp của Đường Bá Hổ cũng rất được yêu chuộng, đồngthời ông cũng là một đại thi nhân thời Minh, với nhiều tác phẩm như các tập:Thượng ngô thiên cung thư, Bách nhẫn ca, Giang Nam tứ quý ca, Đào hoa am ca,Nhất niên ca, Nhàn trung ca… Phần lớn tác phẩm của ông là du ký, đề hoạ, cảmhoài biểu hiện sự cuồng phóng và ngạo ngễ, song ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Năm 1523, Đào Hoa Am Chủ bệnh rồi mất ở Đào Hoa Am giữa Thung LũngHoa Đào, như ước nguyện sinh thời, để lại bài Đào Hoa Am Ca 桃? 花 庵? 歌muôn đ?i bất hủ: 桃花坞里桃花庵,Đào hoa ổ lý đào hoa am 桃花庵下桃花仙。Đào hoa am hạ đào hoa tiên 桃花仙人种桃树,Đào hoa tiên nhân chủng đào thụ 又摘桃花换酒钱。Hựu chiết đào hoa hoán tửu tiền 酒醒只在花前坐,Tửu tỉnh ch ...

Tài liệu được xem nhiều: