Danh mục

Ebook 10 điều răn về những thất bại trong kinh doanh: Phần 2

Số trang: 91      Loại file: pdf      Dung lượng: 909.32 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 ebook 10 điều răn về những thất bại trong kinh doanh mang đến cho quý đọc giả những lời khuyên bổ ích trong kinh doanh như đừng dành thời gian để suy nghĩ, tin tưởng vào vào các chuyên gia và nhà tư vấn bên ngoài, Hãy đưa ra những thông điệp dễ gây nhầm lẫn,... Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook 10 điều răn về những thất bại trong kinh doanh: Phần 2 Điều răn 6 Đừng dành thời gian để suy nghĩ -------- “Vấn đề không phải ở chỗ liệu máy móc có biết suy nghĩ không, mà là liệu con người có chịu suy nghĩ hay không” - Burrhus Frederic Skinner - CHÚNG TA ĐANG SỐNG trong một xã hội bị ám ảnh bởi công nghệ, và nếu xem xét kỹ, ta sẽ thấy điều đó là tốt bởi vì chúng ta đã có những tiến bộ đích thực và rất đáng kể. Những người thợ cơ khí ngày xưa, như Edison, mang đến cho chúng ta bóng đèn, còn những người thợ cơ khí ngày nay thì mang đến cho chúng ta những khả năng không thể tin được của máy tính. Richard Demillo, hiệu trưởng một trường công nghệ máy tính tại Học viện Georgia Tech, đã nói rằng chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới của tiến bộ kỹ thuật. Thế giới tiếp tục thay đổi đến mức mà tôi có thể tự tin nói rằng hầu hết những tài liệu tham khảo trong cuốn sách này đã trở nên lạc hậu. Tuy nhiên, khi bạn làm gì đó liên quan đến công nghệ chỉ bởi vì bạn có thể làm thì không có nghĩa là bạn nên làm điều đó. Thường thì chúng ta chỉ làm tăng thêm sự phức tạp của cuộc sống mà không đạt được một lợi ích rõ ràng nào cả - mà thực tế thì thỉnh thoảng chúng ta còn phải nhận lấy những bất lợi thực sự từ những việc làm đó. Cái xe hơi của tôi là một ví dụ. Nó có đến 712 trang hướng dẫn sử dụng, một cái radio với nhiều núm điều khiển đến mức muốn bật nó lên cũng khó như muốn tắt nó đi. Điều đó là phản tác dụng. Tôi chỉ mơ ước có một chiếc radio xe hơi chỉ có hai núm điều khiển. Một cái để mở lên và điều chỉnh âm lượng. Với cái còn lại, bạn chỉ cần xoay nhẹ nó, ngay lập tức, đài phát thanh sẽ chuyển sang một chương trình khác. Nếu bạn xoay nó thêm một chút nữa, nó sẽ phát một chương trình phát thanh khác nữa. Và cứ thế. Tuy nhiên, tôi sợ rằng chúng ta đã đi quá xa so với những tiến bộ như vậy. Tất nhiên, không có lĩnh vực nào mà công nghệ trở nên cực kỳ mê hoặc như trong lĩnh vực thông tin. Chúng ta có kilobytes, megabytes, gigabytes, terabytes, petabytes, exabytes, zettabytes, yottabytes – ngày càng có nhiều đơn vị đo lường bytes, đúng không? Và mục đích là để làm gì nhỉ? Câu trả lời là “nhiều thông tin hơn”. Thực tế thì người ta nói rằng chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin. Nhưng điều đó không đúng. Chúng ta đang sống trong thời đại dữ liệu. Dữ liệu không ngừng đến với chúng ta, 24/7. Dữ liệu đến với chúng ta ngày càng nhiều, ngày càng nhanh và từ khắp mọi hướng. Theo một số liệu ước tính, hơn sáu mươi tỷ email được gửi đi trên khắp thế giới mỗi ngày. Vào thời điểm mà bạn đọc được thông tin này, con số có thể đã lên đến hàng ngàn tỷ. Đó là chưa tính đến các cuộc điện thoại, thứ đã trở thành một con số khổng lồ đến mức bất kỳ một ước tính nào cũng trở nên vô nghĩa. Chúng ta giao tiếp và giao tiếp – trả lời ngay lập tức giống như những hệ thống tự động, chảy theo một dòng chảy ý thức và chỉ bỏ thêm dữ liệu vào dòng chảy đó – không một đánh giá, cũng không một ai thực sự ngồi lại, đóng hết cửa, tắt hết chuông và tiếng nhạc, và bỏ ra một vài phút thực sự yên tĩnh để suy nghĩ một cách nghiêm túc về chúng. Trong cuốn “Thế giới mới dũng cảm” (Brave New World) xuất bản năm 1932, Aldous Huxley đã viết: “Loài người bây giờ không còn cô đơn nữa… Chúng ta đã làm cho mọi người căm ghét sự cô đơn, và chúng ta đã sắp xếp cuộc sống của họ để họ không bao giờ có thể cô đơn nữa”. Một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của giới doanh nhân năm 2006 và 2007 không phải là nỗi lo sợ về thất bại thị trường hay một cái gì bi thảm như vậy. Họ sợ rằng BlackBerry sẽ biến mất. Chúng ta đang ở trong nguy cơ sẽ trở thành quốc gia của những kẻ lưng gù mắt lác bởi vì tất cả mọi người đang chăm chú tập trung vào một thứ đồ dùng bé xíu để lấy thông tin về bất cứ điều gì. Tôi không biết ảnh hưởng cuối cùng của các dịch vụ mạng xã hội như MySpace hay Facebook sẽ như thế nào. Nó có thể là tích cực. Tôi hi vọng như thế. Tuy nhiên, vì chúng ta tiếp tục chuyển đổi bản chất của sự tương tác giữa con người với nhau, chúng ta càng ngày càng tiến gần đến với sự quá tải về cảm xúc điện tử đồng thời mất đi giác quan cảm xúc con người. Những tương tác đơn giản của một người với người khác đang mất đi, thậm chí kể cả ở bọn trẻ con. Khi một tỉ lệ lớn những đứa trẻ chơi với nhau, đương nhiên chúng không chỉ đơn thuần chơi mà thôi. Cuộc sống của chúng được sắp đặt một cách kỹ lưỡng đến mức thậm chí cả giờ chơi của chúng cũng được xếp lịch trước – y như những cuộc hẹn bàn công việc kinh doanh. Nhưng khi chúng chơi với nhau, thường thì chúng không nhìn nhau. Chúng nhìn lên màn hình và chơi với một thứ đồ chơi bé xíu cầm trong tay. Một tạp chí quảng cáo cho Panasonic in hình một người đàn ông ngồi trong xe hơi, đang gõ lên máy tính xách tay dòng chữ: “Đây không chỉ là máy tính xách tay. Nó giúp bạn lái xe vài vòng quanh tòa nhà trong khi bạn gửi thêm một vài email nữa”. Bạn có thể tưởng tượng được làm việc với người đàn ông này là thế nào không? Ơn Chúa, hắn ta chỉ là một sáng tạo viễn tưởng của đại lý quảng cáo của Panasonic mà thôi. Có ba vấn đề cố hữu trong chứng nghiện (nhưng không bỏ ra chút thời gian nào để suy nghĩ) đối với những dữ liệu không được xử lý liên tục chảy đến, đó là: 1. Cú sốc của hộp thư đến (In-box Shock) – Cái giá phải trả của loài người Có rất nhiều nhân viên văn phòng đã biểu hiện triệu chứng và phàn nàn về cái mà một số người gọi là “cú sốc của hộp thư đến”. Có quá nhiều thứ cần phải được xử lý bằng trí óc. Theo một nghiên cứu năm 2006, một nhân viên văn phòng bình quân mỗi ngày phải xử lý 133 email. Không chỉ thế, họ còn phải thực hiện vô số hoạt động liên lạc – chỗ này một bản fax, chỗ kia một tin nhắn – tham dự một cuộc họp ở nơi này và một cuộc họp qua điện thoại ở nơi khác – xem một buổi giới thiệu bằng Power Point ở đây, xem một báo cáo bằng video ở kia… Điện thoại thì một cái reo trên bàn, một cái rung ở trong túi. Hệ thống thần kinh bình t ...

Tài liệu được xem nhiều: