Ebook Địa chí Quảng Trị: Phần 2
Số trang: 912
Loại file: pdf
Dung lượng: 7.14 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Địa chí Quảng Trị: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Nông lâm, ngư nghiệp; Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp; Tài chính, thương mại, dịch vụ và du lịch; Xây dựng, Giao thông vận tải, Bưu chính - viễn thông; quá trình hình thành, tiếp biến văn hóa của vùng đất Quảng Trị trong tiến trình lịch sử. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Địa chí Quảng Trị: Phần 2 PHẦN III KINH TẾ CHƯƠNG XII NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ NGƯ NGHIỆP I. NÔNG NGHIỆP Nền nông nghiệp ở nước ta nói chung luôn chịu sự chi phối của địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước và địa cư; nền nông nghiệp Quảng Trị vẫn nằm trong quy luật chung ấy. Hệ thống canh tác truyền thống của người Việt chủ yếu là dựa vào khai thác các tài nguyên thiên nhiên bằng cách tổ chức các hoạt động sản xuất phù hợp với các điều kiện môi trường bên ngoài. Bằng sức lao động và những công cụ cầm tay, người nông dân với kinh nghiệm tích lũy từ đời này sang đời khác đã từng bước tìm ra những phương pháp phù hợp với mùa vụ và điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết mỗi vùng. Ở đồng bằng ven các sông Thạch Hãn, sông Hiếu, Bến Hải, Ô Lâu... phần lớn trồng lúa nước, làm vườn. Vùng gò đồi, trung du trồng cây ăn trái, cây công nghiệp, hoa màu, làm lúa khô, làm nương rẫy, làm vườn. Vùng ven biển trồng màu (chủ yếu là khoai, môn, dưa) xen kẽ lúa và cây chắn cát. Một số nơi đã hình thành vùng chuyên canh lúa, lạc, đậu, tiêu, chè, khoai, sắn... Tính đa dạng của hệ thống canh tác không chỉ được thể hiện trong cùng một diện tích mà còn ở cơ cấu cây trồng. Việc sử dụng phân bón, xen canh, tăng vụ, gối vụ đã được chú trọng từ xưa. 1. Nông nghiệp Quảng Trị trong lịch sử 1.1. Tình hình ruộng đất và chính sách nông nghiệp dưới các triều đại phong kiến Dưới thời nhà Lý năm 1069 vùng đất Ma Linh/Minh Linh (từ bắc sông Hiếu trở ra) đã trở về với Đại Việt; nhưng phải đến năm 1075 Lý Thường Kiệt đã cho vẽ lại bản đồ 3 châu Địa Lý, Bố Chính và Ma Linh (tức Minh Linh). Một số làng được ra đời trong thời kỳ này, nhiều làng được thành lập do những lớp người đầu tiên di dân vào phía bắc Quảng Trị họ mang theo những phong tục và phương thức canh tác từ các địa phương phía bắc Hoành Sơn (tức Đèo Ngang) vào cùng cộng cư, sinh sống với các nhóm cư dân tiền trú, bản địa. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: Nhà Lý chiêu mộ dân nghèo, phiêu tán đến khai khẩn, làm ăn và ban cấp ruộng đất cho dân cày cấy và miễn thu thuế trong 3 năm.Tư liệu ít ỏi đó, cho chúng ta hình dung về một hình thức sở hữu về chế độ ruộng đất ở vùng đất mới về chế độ công điền công thổ và các hoạt động sản xuất, canh tác của các nhóm cư dân đầu tiên từ thế kỷ XI cho đến các thế kỷ XII, XIII sau đó. 699 Đến giữa thế kỷ XVI, khi nhuận sắc và biên soạn cuốn Ô châu cận lục, Dương Văn An có ghi một chi tiết đáng chú ý về ruộng đất vùng Thuận Hoá thời Lê- Mạc “trong công điền có cả tư điền” 1. Tình trạng tư điền đã phát triển mạnh trong các thế kỷ sau đó, dẫn đến việc chấp chiếm, tranh đoạt khiến nhà nước nhiều lần tổ chức đo đạc nắm ruộng thực trưng để đánh thuế và phân cấp cho dân được yên nghiệp. Đại Nam thực lục tiền biên ghi chép: “Năm 1586, vua Lê sai Hiến sát sứ Nguyễn Tạo vào Quảng Trị khán, đo đạc các loại ruộng đất thực canh để thu thuế. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng một mặt tiếp đón nồng hậu, mặt khác sai quan các phủ huyện làm sổ địa bạ giao cho Tạo đem về” 2. Năm 1618, chúa Nguyễn Phúc Nguyên lại tổ chức đo đạc ruộng dân (tức ruộng công làng xã) “để thu thuế, dân mới hết tranh nhau, mọi người đều yên nghiệp” 3. Năm 1669, chúa Nguyễn Phúc Tần cho đo đạc lại ruộng tư để thu thuế, vì nông dân nhiều người chiếm canh ruộng lậu mà không chịu nộp thuế. Để bảo đảm nghĩa vụ hài hòa nhà nông, xuất thóc lúa nuôi binh lính và nộp thuế cho triều đình. Ruộng đất từ đó được đo đạc chia làm 3 bậc theo hai vụ mùa thu và mùa khô để thu thuế. Còn ruộng công chia đều cho dân cày cấy và nộp tô. Nếu có người khai khẩn đất đai hoang hóa mà canh tác, cày cấy thành ruộng thì cho trưng làm ruộng tư (gọi bản bức tư điền) cho cày cấy mãi mà nộp thuế riêng, xã dân không được tranh chiếm. Từ đó, nhân dân hết mối tranh kiện yên phận làm ăn, về sau ruộng khẩn (ruộng tư) ngày mỗi nhiều lại đặt Ty Nông trông coi việc thu thuế 4. Về ruộng công, ngoài ruộng dân (ruộng công làng xã), ở Quảng Trị có các loại ruộng sau: Tư điền: sử liệu cho biết vào năm 1693, cấp cho Tham khán Trần Văn Lễ 100 mẫu tư điền ở xã Phú Kỳ huyện Minh Linh 5. Quan đồn điền và quan điền trang được đặt từ năm 1680, để cấp cho huân thích và quý thần và các tướng có công làm ngụ lộc (từ 2,5 mẫu đến 10 mẫu), còn bao nhiêu cho dân cày mướn đến mùa thu hoạch để sung việc chi dùng cho Nội phủ 6. Quảng Trị là nơi tập trung nhiều quan đồn điền hơn cả, thống kê các huyện như sau: Huyện Đăng Xương: 9 xã: 1.143 mẫu 7 thước (trừ đất mạ, đất thổ cư, đất hoang là 40 mẫu 6 sào 6 thước không nộp thuế). Huyện Hải Lăng: 6 xã: 1.190 mẫu 9 sào 2 thước 9 tấc (trừ đất mạ, mương nước, đất cát, đất hoang 81 mẫu 6 sào 10 thước không nộp thuế). Huyện Minh Linh: 6 xã: 2.406 mẫu 10 thước 8 tấc (trừ đất mạ, kênh ngòi, đất nước lở, đất hoang 111 mẫu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Địa chí Quảng Trị: Phần 2 PHẦN III KINH TẾ CHƯƠNG XII NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ NGƯ NGHIỆP I. NÔNG NGHIỆP Nền nông nghiệp ở nước ta nói chung luôn chịu sự chi phối của địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước và địa cư; nền nông nghiệp Quảng Trị vẫn nằm trong quy luật chung ấy. Hệ thống canh tác truyền thống của người Việt chủ yếu là dựa vào khai thác các tài nguyên thiên nhiên bằng cách tổ chức các hoạt động sản xuất phù hợp với các điều kiện môi trường bên ngoài. Bằng sức lao động và những công cụ cầm tay, người nông dân với kinh nghiệm tích lũy từ đời này sang đời khác đã từng bước tìm ra những phương pháp phù hợp với mùa vụ và điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết mỗi vùng. Ở đồng bằng ven các sông Thạch Hãn, sông Hiếu, Bến Hải, Ô Lâu... phần lớn trồng lúa nước, làm vườn. Vùng gò đồi, trung du trồng cây ăn trái, cây công nghiệp, hoa màu, làm lúa khô, làm nương rẫy, làm vườn. Vùng ven biển trồng màu (chủ yếu là khoai, môn, dưa) xen kẽ lúa và cây chắn cát. Một số nơi đã hình thành vùng chuyên canh lúa, lạc, đậu, tiêu, chè, khoai, sắn... Tính đa dạng của hệ thống canh tác không chỉ được thể hiện trong cùng một diện tích mà còn ở cơ cấu cây trồng. Việc sử dụng phân bón, xen canh, tăng vụ, gối vụ đã được chú trọng từ xưa. 1. Nông nghiệp Quảng Trị trong lịch sử 1.1. Tình hình ruộng đất và chính sách nông nghiệp dưới các triều đại phong kiến Dưới thời nhà Lý năm 1069 vùng đất Ma Linh/Minh Linh (từ bắc sông Hiếu trở ra) đã trở về với Đại Việt; nhưng phải đến năm 1075 Lý Thường Kiệt đã cho vẽ lại bản đồ 3 châu Địa Lý, Bố Chính và Ma Linh (tức Minh Linh). Một số làng được ra đời trong thời kỳ này, nhiều làng được thành lập do những lớp người đầu tiên di dân vào phía bắc Quảng Trị họ mang theo những phong tục và phương thức canh tác từ các địa phương phía bắc Hoành Sơn (tức Đèo Ngang) vào cùng cộng cư, sinh sống với các nhóm cư dân tiền trú, bản địa. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: Nhà Lý chiêu mộ dân nghèo, phiêu tán đến khai khẩn, làm ăn và ban cấp ruộng đất cho dân cày cấy và miễn thu thuế trong 3 năm.Tư liệu ít ỏi đó, cho chúng ta hình dung về một hình thức sở hữu về chế độ ruộng đất ở vùng đất mới về chế độ công điền công thổ và các hoạt động sản xuất, canh tác của các nhóm cư dân đầu tiên từ thế kỷ XI cho đến các thế kỷ XII, XIII sau đó. 699 Đến giữa thế kỷ XVI, khi nhuận sắc và biên soạn cuốn Ô châu cận lục, Dương Văn An có ghi một chi tiết đáng chú ý về ruộng đất vùng Thuận Hoá thời Lê- Mạc “trong công điền có cả tư điền” 1. Tình trạng tư điền đã phát triển mạnh trong các thế kỷ sau đó, dẫn đến việc chấp chiếm, tranh đoạt khiến nhà nước nhiều lần tổ chức đo đạc nắm ruộng thực trưng để đánh thuế và phân cấp cho dân được yên nghiệp. Đại Nam thực lục tiền biên ghi chép: “Năm 1586, vua Lê sai Hiến sát sứ Nguyễn Tạo vào Quảng Trị khán, đo đạc các loại ruộng đất thực canh để thu thuế. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng một mặt tiếp đón nồng hậu, mặt khác sai quan các phủ huyện làm sổ địa bạ giao cho Tạo đem về” 2. Năm 1618, chúa Nguyễn Phúc Nguyên lại tổ chức đo đạc ruộng dân (tức ruộng công làng xã) “để thu thuế, dân mới hết tranh nhau, mọi người đều yên nghiệp” 3. Năm 1669, chúa Nguyễn Phúc Tần cho đo đạc lại ruộng tư để thu thuế, vì nông dân nhiều người chiếm canh ruộng lậu mà không chịu nộp thuế. Để bảo đảm nghĩa vụ hài hòa nhà nông, xuất thóc lúa nuôi binh lính và nộp thuế cho triều đình. Ruộng đất từ đó được đo đạc chia làm 3 bậc theo hai vụ mùa thu và mùa khô để thu thuế. Còn ruộng công chia đều cho dân cày cấy và nộp tô. Nếu có người khai khẩn đất đai hoang hóa mà canh tác, cày cấy thành ruộng thì cho trưng làm ruộng tư (gọi bản bức tư điền) cho cày cấy mãi mà nộp thuế riêng, xã dân không được tranh chiếm. Từ đó, nhân dân hết mối tranh kiện yên phận làm ăn, về sau ruộng khẩn (ruộng tư) ngày mỗi nhiều lại đặt Ty Nông trông coi việc thu thuế 4. Về ruộng công, ngoài ruộng dân (ruộng công làng xã), ở Quảng Trị có các loại ruộng sau: Tư điền: sử liệu cho biết vào năm 1693, cấp cho Tham khán Trần Văn Lễ 100 mẫu tư điền ở xã Phú Kỳ huyện Minh Linh 5. Quan đồn điền và quan điền trang được đặt từ năm 1680, để cấp cho huân thích và quý thần và các tướng có công làm ngụ lộc (từ 2,5 mẫu đến 10 mẫu), còn bao nhiêu cho dân cày mướn đến mùa thu hoạch để sung việc chi dùng cho Nội phủ 6. Quảng Trị là nơi tập trung nhiều quan đồn điền hơn cả, thống kê các huyện như sau: Huyện Đăng Xương: 9 xã: 1.143 mẫu 7 thước (trừ đất mạ, đất thổ cư, đất hoang là 40 mẫu 6 sào 6 thước không nộp thuế). Huyện Hải Lăng: 6 xã: 1.190 mẫu 9 sào 2 thước 9 tấc (trừ đất mạ, mương nước, đất cát, đất hoang 81 mẫu 6 sào 10 thước không nộp thuế). Huyện Minh Linh: 6 xã: 2.406 mẫu 10 thước 8 tấc (trừ đất mạ, kênh ngòi, đất nước lở, đất hoang 111 mẫu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ebook Địa chí Quảng Trị Địa chí Quảng Trị Quảng Trị kỷ nguyên lâm ấp Quảng Trị thời kỳ đấu tranh Quảng Trị thời kỳ xây dựng Văn học nghệ thuậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 113 0 0 -
Thi hài sống - Kiệt tác sân khấu thế giới: Phần 1
86 trang 43 0 0 -
Giá trị văn học của Nam phong tạp chí
10 trang 25 0 0 -
Tính sử ca – nét đặc trưng của ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975
8 trang 24 1 0 -
Thi hài sống - Kiệt tác sân khấu thế giới: Phần 2
65 trang 22 0 0 -
Đạc sắc văn hóa phẩm cách cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh
5 trang 21 0 0 -
Văn bản số quyết định 17/2013/QĐ-UBND
18 trang 20 0 0 -
Ebook Lịch sử Phú Yên thế kỷ XIX: Phần 1
119 trang 19 0 0 -
Phong tục văn hóa Tày - Nùng: Phần 2
47 trang 19 0 0 -
Báo cáo khoa học: Về một nền văn hóa Sơn La tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
3 trang 18 0 0