Danh mục

Giá trị văn học của Nam phong tạp chí

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 375.84 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với mục đích “truyền bá các khoa học tư tưởng của Thái Tây, Nam phong tạp chí một mặt làm sống dậy nền văn chương cổ điển của dân tộc Việt Nam; mặt khác, tiếp thu nhiều thể loại văn học mới từ phương Tây, đặc biệt là nền văn học Pháp. Nam phong tạp chí đã góp phần quan trọng đưa nền văn học nghệ thuật của Việt Nam hòa nhập với nền văn học nghệ thuật hiện đại của thế giới, nhất là của văn học nghệ thuật Pháp, và góp phần đáng kể vào sự phát triển của văn học.nước nhà.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị văn học của Nam phong tạp chíGiá trị văn học của Nam phong tạp chíNguyễn Hữu Sơn1Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Email: lavson59@yahoo.com1Nhận ngày 10 tháng 6 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 6 tháng 7 năm 2017.Tóm tắt: Với mục đích “truyền bá các khoa học tư tưởng của Thái Tây, Nam phong tạp chí mộtmặt làm sống dậy nền văn chương cổ điển của dân tộc Việt Nam; mặt khác, tiếp thu nhiều thể loạivăn học mới từ phương Tây, đặc biệt là nền văn học Pháp. Nam phong tạp chí đã góp phần quantrọng đưa nền văn học nghệ thuật của Việt Nam hòa nhập với nền văn học nghệ thuật hiện đại củathế giới, nhất là của văn học nghệ thuật Pháp, và góp phần đáng kể vào sự phát triển của văn họcnước nhà.Từ khóa: Nam phong tạp chí, Phạm Quỳnh, văn học nghệ thuật, Việt Nam.Phân loại ngành: Văn họcAbstract: Aimed at “disseminating Western sciences and ideologies”, the journal entitled Namphong tạp chí, on the one hand, revived the Vietnamese nation’s classical literature, and on theother hand, absorbed many new genres of Western literature, especially that of France. The journalmade important contributions to integrating Vietnam’s literature and arts with those of the world,especially the French literature and arts. It thus contributed significantly to the development of thecountry’s literature.Keywords: Nam phong tạp chí, Pham Quynh, literature and arts, Vietnam.Subject classification: Literature1. Đặt vần đềNam phong tạp chí do Louis Marty sáng lậpvà Phạm Quỳnh làm chủ nhiệm, tồn tạitrong hơn 17 năm, từ tháng 7/1917 đếntháng 12/1934. Với chủ trương “thổ nạp Á Âu, điều hòa tân cựu”. Khi xác định nhữngđóng góp của Nam phong tạp chí (1917-1934) vào tiến trình hiện đại hóa nền vănhọc dân tộc giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX,cần đặt tạp chí này trong bối cảnh lịch sử văn hóa dân tộc giai đoạn này. Thực tại xãhội lúc đó đã tạo đà cho học thuật, vănchương nghệ thuật, báo chí phát triển lênmột tầm mức mới. Ở đây cần đặc biệt coitrọng quan điểm lịch sử cụ thể xác định71Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 - 2017đúng giá trị của Nam phong tạp chí, hạnchế tối đa lối đánh giá cực đoan (như đãtừng đối xử với tổ chức Tự lực văn đoàn,phong trào Thơ mới, tư trào văn học lãngmạn và các nhóm Tri tân, Thanh nghị,Xuân thu nhã tập) [10, tr.55-58]. Bài viếtnày phân tích giá trị văn học của Namphong tạp chí trên hai phương diện cơ bản:đội ngũ tác giả và diện mạo thể loại.2. Đội ngũ tác giảAlbert Pierre Sarraut (1872-1962), quan caitrị, chính khách đương nhiệm Toàn quyềnĐông Dương lần hai (1917-1919), đã chỉđạo Louis Marty, Giám đốc Phòng An ninhvà chính trị Đông Dương, làm người sánglập Nam phong tạp chí cùng học giả 25 tuổiPhạm Quỳnh làm chủ bút kiêm chủ nhiệm.Ông trực tiếp xác lập tư tưởng chính trị vàđịnh hướng tôn chỉ, mục đích của Tạp chínhư sau: “Mục đích báo Nam phong là thểcái chủ nghĩa khai hóa của Chính phủ, biêntập những bài bằng Quốc văn, Hán văn,Pháp văn để giúp sự mở mang tri thức, giữgìn đạo đức trong quốc dân An Nam, truyềnbá các khoa học của Thái Tây, nhất là họcthuật tư tưởng Đại Pháp, bảo tồn quốc túycủa nước Việt Nam ta, cùng bênh vựcquyền lợi người Pháp người Nam trongtrường kinh tế… Báo Nam phong lại chủ ýriêng về sự tập luyện văn quốc ngữ chothành một nền quốc văn An Nam” [1, tr.1].Trong suốt 17 năm tồn tại, Nam phong tạpchí đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh củamình, đặc biệt trên phương diện văn hóa văn học (riêng sứ mệnh “cùng bênh vựcquyền lợi người Pháp người Nam trongtrường kinh tế” vượt ra ngoài khả năng củamột tờ tạp chí chuyên về khoa học xã hội và72nhân văn). Trên thực tế, Tạp chí đã chútrọng xây dựng, duy trì, điều hòa tốt mốiquan hệ Đông - Tây, dân tộc - quốc tế,truyền thống - hiện đại với việc xuất hiện cảba loại hình ngôn ngữ: Quốc ngữ - Hán ngữ- Pháp ngữ. Thêm nữa, Tạp chí đăng tảinhiều bài viết nhạy cảm đối với nhà nướcbảo hộ (Khảo luận về chính đảng, số 103,Chế độ lập hiến và chế độ đại nghị, số 154,Nhân quyền luận, số 133, Chủ nghĩa quốcgia ở Ấn Độ, số 103, Khảo về hiện tìnhnước Nga, số 121, Vấn đề độc lập của PhiLuật Tân, số 196, v.v.). Chính nhờ tinh thầnkhảo cứu khách quan và thượng tôn tư liệumà Nam phong tạp chí được người đươngthời đón nhận, đánh giá cao và cho đếnngày nay vẫn còn nhiều phần giá trị.Phạm Quỳnh (còn có các bút danhThượng Chi, Hoa Đường, Hồng Nhân) làchủ bút, chủ nhiệm của Tạp chí. Ông sinhtại Hà Nội, quê quán ở làng Lương Ngọc,tổng Ngọc Cục, phủ Bình Giang (nay thuộcxã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnhHải Dương), chịu nhiều vất vả từ nhỏ, làmột tấm gương hiếu học, ngay sau khi đỗđầu bằng Thành chung đã được bổ làm việctại Trường Viễn Đông bác cổ (1908), sớmtham gia Đông Dương tạp chí (1913), cónhiều bài báo được độc giả đương thời chúý. Chính trên nền tảng tư chất học thuật vànhững đóng góp, trải nghiệm thực tế đó màPhạm Quỳnh được tin cậy giao cho phụtrách Nam phong tạp chí. Trên phương diệntổ chức, ôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: