Danh mục

Ebook Địa chí Tiền Giang: Phần 2

Số trang: 514      Loại file: pdf      Dung lượng: 57.01 MB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 36,000 VND Tải xuống file đầy đủ (514 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bộ sách Địa chí Tiền Giang đề cập nhiều vấn đề cốt yếu về tự nhiên và xã hội vùng đất Tiền Giang từ thuở khai hoang lập ấp cho đến những năm đầu thế kỷ XXI. Công trình đề cập một cách có hệ thống theo trình tự thời gian, được thực hiện bằng các phương pháp khoa học, đặc biệt là phương pháp lịch sử, phương pháp lo gic, kết hợp với các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, diễn giải từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Địa chí Tiền Giang: Phần 2 PHẦN THỨ BAKINH TẾNÔNG , LÂM NGHIỆP 577 CHƯƠNG MỘT NÔNG , LÂM NGHIỆP I. NÔNG NGHIỆP1. Từ thế kỷ XVII đến năm 1861 Hoạt động sản xuất Vùng đất Nam bộ , trong đó có Tiền Giang , nguyên là một vùng đất hoang vu .Vào thế kỷ XVII người Việt từ miền Ngoài thiên di vào khai hoang và tiến hành sảnxuất nông nghiệp . Kể từ đó , sản xuất nông nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển . Sang nửa đầu thế kỷ XIX , sản xuất nông nghiệp ở Tiền Giang có những bướcphát triển rõ rệt với hai ngành chính là trồng lúa và trồng cây lấy quả . Theo Địa bạ Minh Mạng, năm 1836, diện tích trồng lúa ở vùng Tiền Giang là139.636 mẫu , chiếm đến 87,4 % tổng diện tích ruộng đất của cả tỉnh . Ruộng có 2 loại :thảo điền và sơn điền ; trong đó , thảo điền có 102.622 mẫu , chiếm 73,5 % tổng diệntích canh tác lúa , sơn điền có 37.014 mẫu , chiếm 26,5 % . Thảo điền là loại ruộng thấpvà sơn điền là loại ruộng gò . Trịnh Hoài Đức , trong quyển Gia Định thành thông chígiải thích : Ruộng bưng ( trạch điền ) tức rộng đất phát vào khoảng tháng 6, tháng 7 samưa mới gieo mạ . Sau đó nông dân cào cỏ , phát cỏ, đắp bờ . Tháng 8 hoặc tháng 9 trụcbừa rồi cấy. Tháng giêng tháng hai năm sau gặt. Ruộng đất cày thì ít bùn lầy , nhưngnắng khô nứt nẻ, hố rất sâu . Phải dùng trâu có móng chân cao mới kéo cày được. Thờivụ ruộng đất cày cũng giống như ruộng đất phát. Lối canh tác này được gọi là “ đaocanh thủy nậu (I )” . Sở dĩ nông dân có cách thức canh tác như vậy là vì , nếu cho trâucày thì lớp phèn ở phía dưới sẽ “ xì” lên trên mặt , ảnh hưởng đến sự tăng trưởng củacây lúa . Đồng thời , loại ruộng này vốn có nhiều cỏ mục lâu đời , tạo nên một nguồnphân dồi dào , vì thế , nếu cho trâu cày thì sẽ dẫn đến một hậu quả là : cây lúa có nhiềulá , gốc to , nhưng giữ lại ít hạt , cho năng suất không cao , mà nông dân gọi đó là hiệntượng “ lúa lốp ” . Do đây là loại ruộng có nhiều cỏ , lại không cày bừa , nên nông dânđã sáng tạo ra cây phảng để phát cỏ , dọn đất .( 1 ) Đạo canh thủy nậu : cày bừa làm sạch cỏ .578 ĐỊA CHÍ TIỀN GIANG Cách thức canh tác sơn điền như sau : “ Đốn chặt cây cối, đợi cho khô đốt làmcanh tác này được gọi là “ đao canh hỏa thực (I )” . Các giống lúa được nông dân Tiền Giang gieo trồng rất phong phú , gồm có lúanếp và lúa tẻ , mỗi thứ lúa lại có rất nhiều loại khác nhau , mà Đại Nam nhất thống chíghi là “ nhiều không sao kể xiết” . Về lúa tẻ có lúa quạ , lúa đỏ , lúa sá , lúa da tê , lúamóng chim , lúa mồi , lúa voi , v.v ... Lúa nếp có nếp than , nếp phù phụ , nếp mai , nếpđuôi sấu , nếp v.v ... Trong hàng chục giống lúa như thế , nổi tiếng nhất là các giốnglúa tẻ và lúa nếp được sản xuất từ vùng Gò Công và Gò Cát . Một tài liệu của Phápviết : “ Gạo Gò Công được lựa chọn để cung cấp đặc biệt cho nhà vua, gạo này luônluôn được ưa chuộng bởi chất lượng và hương vị của nó ” . Còn gạo nếp Gò Cát đượcTrịnh Hoài Đức cho biết là “ rất ngon và đem nấu rượu thì nổi danh khắp nơi” . Trong canh tác , nông dân cũng đã sử dụng phân bón , mặc dù đồng ruộng mớikhai phá , có nhiều phù sa màu mỡ . Đó là phân tro , phân từ rơm rạ , cỏ phân hủy , phânbánh dầu từ xác đậu phộng , phân cá , v.v ... Về năng suất lúa , theo Trịnh Hoài Đức , đối với thảo điền ở huyện Kiến Đăng( nay thuộc Cai Lậy , Cái Bè ) thì cứ cấy 1 hộc ( 2 ) thóc giống sẽ thu hoạch được 300 hộc .Đây là năng suất cao nhất ở Nam Kỳ . Đối với ruộng sơn điền ở hai huyện Kiến Hưngvà Kiến Hòa ( nay thuộc Chợ Gạo , Châu Thành , Gò Công , Mỹ Tho ) thì cứ cấy một hộcthóc giống sẽ thu hoạch được 100 hộc , hơn ruộng sơn điền ở trấn Biên Hòa và trấnPhiên An . Còn theo tài liệu của Pháp , năm 1862 , tại huyện Kiến Hưng ( nay thuộc MỹTho , Châu Thành ) , trên loại ruộng tốt , cứ cấy 1 hộc thóc giống thì thu hoạch được 120hộc . Ruộng kém màu mỡ hơn cho năng suất từ 60 – 80 hộc . Loại ruộng ở các giốngđất, cấy lúa ngắn ngày ( 3 tháng ) thì năng suất được 30 hộc . Năng suất gấp hàng chục ,hàng trăm lần như thế là rất hiếm trên thế giới lúc bấy giờ . Huỳnh Lứa ( chủ biên ) trongLịch sử khai phá vùng đất Nam bộ dẫn tài liệu từ Tableau économique du Vietnam auXVIIè et XVIIIè Siècles của Nguyễn Thanh Nhã cho biết: “ Ở Pháp và châu Âu , ngườita cũng chỉmới đạt được một năng suất gấp 3 hoặc 6 lần mà thôi. ” Trồng cây lấy quả và các loại cây nông sản thì Cau là loại cây trồng chủ yếuđể lấy quả và phổ biến ở Tiền Giang trong thời kỳ này . Nơi tập trung những vườn caulà các dải đất ven sông Tiền , tương đối cao ráo , không bị ảnh hưởng của lũ lụt , khôngbị nhiễm phèn và mặn . Đó là vùng đất thuộc hai huyện Kiến Đăng và Kiến Hưng( nay thuộc Châu Thành , t ...

Tài liệu được xem nhiều: