Danh mục

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945-2018): Phần 2

Số trang: 106      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 31,000 VND Tải xuống file đầy đủ (106 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945-2018): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Du Già trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1976-1985); Chi bộ Du Già lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong xã thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân (1986-2000). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945-2018): Phần 2 Chương IV CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ DU GIÀ TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976 - 1985) I. CHI BỘ DU GIÀ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC TRONG XÃ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG - AN NINH (1976 - 1980) Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đưa nước ta bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã tạo ra động lực to lớn cho toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện nhiệm vụ mới. Cùng nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc xã Du Già càng tin tưởng hơn vào con đường cách mạng đúng đắn mà Đảng ta đã đề ra, ra sức thi đua lao động sản xuất, khôi phục kinh tế, tích cực xây dựng cuộc sống mới. Thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới, Du Già có những thuận lợi cơ bản là: các dân tộc trong xã có truyền thống yêu nước nồng nàn, đoàn kết, có tinh thần lao động cần cù, ý thức tự lực, tự cường; phấn khởi trước những thắng lợi to lớn của đất nước. Chi bộ xã thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy Yên Minh trong việc lãnh đạo nhân dân thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội. Chính quyền và các đoàn thể được củng cố, kiện toàn... Trải qua hơn 20 năm khôi phục và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tình hình kinh tế - xã hội 75 của xã đã có những biến đổi to lớn: quan hệ sản xuất mới từng bước được xác lập, chế độ dân chủ được phát huy, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Đó là nền tảng quan trọng để Chi bộ và nhân dân xã phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, xã còn gặp không ít khó khăn: Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng; đời sống nhân dân còn thấp. Các ngành nghề khác hầu như không phát triển. Cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông chưa được đầu tư, hàng hóa nhu yếu phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân thiếu thốn; văn hóa xã hội phát triển chậm. Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan dù đã hạn chế nhưng vẫn còn tồn tại. Tình hình đó đòi hỏi chi bộ, chính quyền và nhân dân Du Già phải đoàn kết, nỗ lực, cùng nhau khắc phục khó khăn, giải quyết những nhiệm vụ trước mắt đề ra phương hướng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh. Trong niềm vui chung đất nước thống nhất, với khí thế mới, ngày 24/5/1976, cùng với cả nước, 99% cử tri xã Du Già nô nức phấn khởi đi bầu cử, lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội khóa VI (nhiệm kỳ 1976 - 1981). Cuộc bầu cử diễn ra đúng luật, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, trở thành ngày hội lớn của dân tộc. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, Quốc hội quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước 76 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban hành chính đổi thành Ủy ban nhân dân các cấp. Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy Yên Minh, ngày 16/3/1977, Đại hội Chi bộ xã Du Già lần thứ VI, nhiệm kỳ 1977 - 1979 được tổ chức với sự tham dự của 21 đảng viên. Đại hội bầu Ban Chi ủy gồm 3 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Đình Yêu được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ, đồng chí Nguyễn Văn Lù - Phó Bí thư. Chi bộ đã đề ra phương hướng nhiệm vụ là: khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích làm kinh tế cá thể và hộ gia đình, chú trọng sản xuất hoa màu, làm nương và chăn nuôi. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trường học... Tiếp tục phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề phụ. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể. Đảm bảo quốc phòng - an ninh. Trước tình hình nhiệm vụ mới của đất nước cũng như của địa phương, thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy Yên Minh, ngày 15/8/1979, Đại hội Chi bộ lần thứ VII nhiệm kỳ 1979 - 1981 được tổ chức với sự tham dự của 22 đảng viên. Đại hội bầu 3 đồng chí vào Ban Chi ủy. Đồng chí Nguyễn Thế Bao được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Lù - Phó Bí thư. Nghị quyết Đại hội Chi bộ xác định nhiệm vụ trọng tâm là: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu lương thực, thực phẩm, tiếp tục phát triển và hoàn 77 thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, phát triển ngành nghề, tu sửa đường giao thông...; tăng cường củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh, đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các tổ chức quần chúng, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội C ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: