Danh mục

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tả Lủng (1961-2020)

Số trang: 277      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.47 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 39,000 VND Tải xuống file đầy đủ (277 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tả Lủng (1961-2020) gồm các nội dung chính sau: Khái quát điều kiện tự nhiên - xã hội và con người xã Tả Lủng; nhân dân xã Tả Lủng trong thời kỳ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1961-1975); nhân dân xã Tả Lủng cùng nhân dân cả nước tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc (1975 - 1985);...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tả Lủng (1961-2020) ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỒNG VĂN BCH ĐẢNG BỘ XÃ TẢ LỦNGTRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNGCỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TẢ LỦNG (1961 - 2020) Xuất bản năm 2021 12 LỜI GIỚI THIỆU Tả Lủng được biết đến với di sản Hang Mây cóhệ thống nhũ đá tuyệt đẹp, gắn liền với câu chuyệnhuyền thoại về “Nàng tiên nữ người Mông” (sính chúa);là địa bàn có làng nghề truyền thống đúc lưỡi cày duynhất còn được duy trì đến ngày nay. Tả Lủng còn đượcbiết đến với địa danh mang tên nhiều ý nghĩa, như: SảngMa Sao có nghĩa là dâng cỏ ngựa hoặc tiếp cỏ ngựa, HáSúng có nghĩa là Hủm trúc hoặc thung lũng trúc, Há Đềcó nghĩa là Hủm nước, hay Đợ súng có nghĩa là đèo cócây trúc; Há Chùa Lả, Đề Đay có nghĩa là hồ nước ởlưng chừng núi hay là hố nước gấu đến uống nước…. Là xã nội địa, vốn là địa bàn thuộc xã Sà Phìn,được tách thành lập năm 1961, là xã đặc biệt khó khăncủa huyện Đồng Văn, với 100% là dân tộc Mông. Mặcdù ở gần trung tâm huyện lỵ, nhưng điều kiện về đất đai,khí hậu nơi đây tương đối khác biệt, thường xuyên xảyra hạn hán, mất mùa và bão lốc. Không chịu khuất phụctrước những khó khăn của điều kiện tự nhiên, người dânTả Lủng đã lao động bền bỉ, đời sau nối tiếp đời trướcđấu tranh với sự khắc nghiệt của thiên nhiên để tồn tạivà phát triển. Trải qua các thời kỳ lịch sử, quân và dân xã TảLủng đã anh dũng đứng lên chống lại kẻ thù áp bức bóclột, cùng với nhân dân cả nước chống ách phong kiến 3thực dân, lập nên những chiến công hiển hách. Trongthời kỳ chiến tranh biên giới, Tả Lủng là địa điểm đóngquân của các đơn vị bộ đội làm nhiệm vụ sẵn sàng chiếnđấu, chi viện cho tuyến trước; là vùng hậu cứ quan trọngcủa huyện Đồng Văn, đón nhận hàng trăm hộ dân ở cácxã biên giới đến sinh sống, đảm bảo an toàn tuyệt đối vềtính mạng và tài sản cho nhân dân; cung cấp lương thực,thực phẩm cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùngbiên cương của Tổ quốc. Đó là một truyền thống cực kỳquý báu, là tinh thần cần cù lao động, thật thà, chấtphác, sắt son chung thủy và lòng yêu nước nồng nàn củangười dân Tả Lủng, mà thực tiễn gần 60 năm qua đãchứng minh. Có thể khẳng định, trong bất cứ hoàn cảnhnào, giai đoạn lịch sử nào quân và dân xã Tả Lủng luônđoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng và BácHồ đã chọn, quyết tâm xây dựng quê hương giàu mạnh,văn minh, nhanh chóng trở thành điểm sáng của huyệnĐồng Văn trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. Được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy,sự hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Ban Chấphành Đảng bộ xã đã tổ chức sưu tầm, biên soạn cuốn:Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xãTả Lủng (1961 - 2020). Đây là một việc làm hết sức cầnthiết và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay.Cuốn sách không chỉ nhằm ghi lại truyền thống lịch sửquý báu của địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giải4phóng dân tộc, trong lao động sản xuất mà còn có ýnghĩa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng chocán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thếhệ trẻ hôm nay và mai sau. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, vớitinh thần trách nhiệm cao, nhưng trong quá trình thựchiện còn gặp nhiều khó khăn, như: nguồn tài liệu bị thấtlạc, các nhân chứng lịch sử tuổi đã cao, trí nhớ có phầnsuy giảm, bên cạnh đó, trình độ của cán bộ biên soạn cóhạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Ban Chấphành Đảng bộ xã Tả Lủng mong nhận được sự tham giagóp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách đượchoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Nhân dịp cuốnsách được xuất bản, Ban Thường vụ Đảng ủy xã TảLủng xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và giúp đỡ quýbáu của các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã giúp đỡ để nộidung cuốn sách được hoàn chỉnh. Xin trân trọng giới thiệu cuốn: Truyền thống cáchmạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tả Lủng (1961 -2020) đến đông đảo cán bộ, đảng viên và bạn đọc./. T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ Hoàng Văn Thạch 5 Chương I KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI XÃ TẢ LỦNG 1. Điều kiện tự nhiên Tả Lủng là xã nội địa, nằm tiếp giáp với địa bànthị trấn Đồng Văn. Phía Bắc giáp thị trấn Đồng Văn,phía Đông giáp xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, phía Tâygiáp xã Tả Phìn, phía Nam giáp xã Sủng Trà của huyệnMèo Vạc. Diện tích đất tự nhiên từ sau khi chia tách xã đếnnăm 1978 là 3.030 ha, đất nông nghiệp 818,6 ha, đấtlâm nghiệp 748,7 ha, đất chuyên dùng 23,7 ha, đất cókhả năng nông nghiệp 200,4 ha, sông suối 0,3 ha, đấtkhác 1.438,7 ha. Đến năm 2018, tổng diện tích đất tựnhiên toàn xã là 2.867,84 ha, trong đó đất nông nghiệp2.525,54 ha, đất phi nông nghiệp 73,82 ha, đất chưa sửdụng 268,48 ha1. Diện tích đất tự nhiên của Tả Lủnghiện nay so với thời điểm năm 1978 giảm, là do tháng10/1994 xã Tả Lủng tách thôn Khó Già sát nhập vào xãTả Phìn, toàn bộ dân cư và diện tích đất tự nhiên đượcđiều chỉnh vào xã Tả Phìn, diện tích đất tự nhiên đượcổn định từ đó đến ngày nay. 1 Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 29/6/2018 của HĐND huyện ĐồngVăn về Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Đồng Văn,tỉnh Hà Giang.6 Là địa bàn có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh,nhiều núi cao, hẻm sâu, diện tích đất bằng phẳng rất ít,diện tích này chủ yếu ở khu vực thôn Đề Đay, giáp vớihuyện Mèo Vạc và 2 thôn Há Đề A, Há Đề B. Độ caobình quân 1.350m so với mặt nước biển, độ dốc lớn; cácđỉnh núi đá cao phổ biến từ trên 1.590 m đến 1.710 m,cấu tạo địa chất chủ yếu là đá vôi, Karst phát triểnmạnh; diện tích đất thung lũng chiếm tỷ lệ ít, bao gồmcác thung lũng chân núi đá, đối tượng này đã được đưavào khai thác sử dụng trồng lúa nước, ngô và các loạihoa màu hằng năm. ...

Tài liệu được xem nhiều: