Danh mục

Ebook Tự vị tiếng nói miền Nam

Số trang: 556      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.46 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Tự vị tiếng nói miền Nam" của cụ Vương Hồng Sến cung cấp những chỉ dẫn quí báu về địa danh, về tiếng nói Nam Bộ xưa và nay. Cách trình bày do sự liên tưởng trong lúc hứng thú khiến đôi khi Cụ không giữ đúng lối sắp xếp các mục từ thông thường trong từ điển. Sau khi kể các tư liệu về lịch sử, địa lý, dân cư... của tỉnh Bà Rịa chẳng hạn, Cụ kể luôn tất cả các tỉnh Nam Bộ, từ Bạc Liêu đến Vĩnh Long theo thứ tự a,b,c, cũng với đầy đủ các chi tiết về mỗi tỉnh. Các địa danh về cù lao, cửa, núi, sông, giồng, gò... cũng được trình bày theo cách ấy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Tự vị tiếng nói miền Nam Vương Hồng SểnTự vị tiếng nóimiền Nam Nhà xuất bản Trẻ4TVTNMNVƯƠNG HỒNG SỂN 5 Lời giới thiệu Trước 1995, những khi thắc mắc về những từ gốc Trung Hoa, gốcKhơ-me hay những địa danh, tôi thường đến nhà chú Vương - đó làcách tôi xưng hô với Cụ do sự cách biệt về tuổi tác và lòng kính trọng. Nay ngồi đọc lại từng trang quyển ” Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam”,tôi có cảm tưởng như đang nghe chú Vương nói về các từ gốc TriềuChâu: lì xì, thèo lèo, mửng...; các từ gốc Quảng Đông: hẩu, xá xíu,xiếu mại...; các từ gốc Khơ-me: bưng, nóp, bò hóc, bò ót...; và gốcPháp: xà ích, dinh tê. Về từ “dinh tê” chẳng hạn, Cụ Vương kể rằng đó là từ nói trạiđộng từ “rentrer” của Pháp theo lối phát âm của đồng bào miềnBắc, chỉ việc những người tản cư khi Pháp tái chiếm các đô thị sau1945, sau thời gian sống trong vùng tự do, vì nhớ tiếc đời sống thịthành đã trở về sống ở vùng Pháp ngụy. Rồi nhân đó, Cụ sẽ kể từ“tụt tạt” là một từ nảy sinh trong thời kháng chiến, cũng ở miềnBắc, chỉ việc mấy người theo kháng chiến nhát gan, khi đối diệnvới binh lực đối phương thường tìm cách “tụt” xuống phía sau hay“tạt” sang bên này bên kia để tránh địch. Cách trình bày do sự liên tưởng trong lúc hứng thú khiến đôikhi Cụ không giữ đúng lối sắp xếp các mục từ thông thường trongtừ điển. Sau khi kể các tư liệu về lịch sử, địa lý, dân cư... của tỉnhBà Rịa chẳng hạn, Cụ kể luôn tất cả các tỉnh Nam Bộ, từ Bạc Liêuđến Vĩnh Long theo thứ tự a,b,c, cũng với đầy đủ các chi tiết vềmỗi tỉnh. Các địa danh về cù lao, cửa, núi, sông, giồng, gò... cũngđược trình bày theo cách ấy. Tuy có hơi mất thời giờ trong sự tra cứu, nhưng người đọc sáchnhờ giọng nói hóm hỉnh của tác giả thấy hứng thú hơn sự tiếp thucác kiến thức sâu rộng của Cụ.6TVTNMN Và từ chỗ cảm thấy mình gần gũi với tác giả hơn, ta sẽ dễ dàngchia sẻ với Cụ những gian nan vất vả của nhà nghiên cứu đi sâuvào nhiều ngành chuyên môn (địa lý, lịch sử, ngôn ngữ, dân tộchọc, phong tục học....) với một sự tận tụy không mệt mỏi vì tinhthần tôn thờ sự chính xác. Sau khi giảng giải từ “dỏ” trong địadanh “Dỏ Sa” chẳng hạn, Cụ đặt vấn đề: có phải “dỏ” đã do sự phátâm sai biến đổi thành “vỏ” trong các địa danh Vỏ Đắc, Vỏ Đắt, VỏĐất? Tác giả cũng đã chia sẻ cùng người đọc nhiều nỗi băn khoăntrong việc giảng giải địa danh “Giu Gia”, tên nôm của huyện PhongThạnh ngày trước nay thuộc tỉnh Sóc Trăng, chẳng hạn. Đọc “Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam” của cụ Vương Hồng Sển,chúng ta sẽ vừa tìm được nhiều chỉ dẫn quí báu về địa danh, vềtiếng nói Nam Bộ xưa và nay, vừa được thưởng thức cách kể chuyệnrất duyên dáng của một cụ già vừa có hiểu biết sâu rộng về nhiềungành chuyên môn, vừa rất từng trải trong cuộc sống. TP.Hồ Chí Minh, 15.4.1998 Bùi Đức Tịnh Giới thiệu và hiệu đínhVƯƠNG HỒNG SỂN 7 Cảm nghĩ Nhân đọc “Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam” - sách tái bản trong loạtsách kỷ niệm 300 năm SG-TP.HCM. Quyển Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam (nguyên bản của soạn giả ghi“Tự Vị tiếng Việt miền Nam”) đã được độc giả đón nhận với sự nồngnhiệt, mặc dầu đề tài như khô khan, của địa phương. Thật ra, ngaytừ trước 1975, khi đất nước chưa thống nhất, người quê Nam Bộ đãtập kết ở miền Bắc trong thời gian dài, cưới vợ lấy chồng, sự giaolưu thông cảm khá rộng rãi. Người khó tánh có thể cho rằng nhữngtừ ngữ trong Tự Vị này là phương ngữ (tiếng lóng) của địa phương,nhưng gẫm lại, nếu nó đã được vài triệu người dùng đến thì khó gọilà tiếng lóng, thổ ngữ... vài từ ngữ trong Tự Vị này vẫn còn gây ngạcnhiên, khó hiểu - hoặc hiểu bằng trực giác - đối với chính người sốngở Nam Bộ nhưng tại địa phương khác, tỉnh khác, hoặc đã lên SàiGòn từ thuở bé. Hồi cuối thế kỷ thứ 19, Huỳnh Tịnh Của đã cho in tại Sài Gònquyển Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, rất hữu ích, nghiêng về tiếng nóiở phía Nam. Huỳnh tiên sinh là người gốc Bà Rịa, nên đã thiên vềtiếng nói ở miền Đông Nam Bộ. Lần này, non 100 năm sau, tận phíaHậu Giang, nơi có nhiều người dân tộc Khơ-me, nhiều người Hoa,ông Vương Hồng Sển ngẫu nhiên đã phản hồi lại, với thiện chí củakẻ đi sau. Quyển Tự Vị này gẫm lại là một sự góp nhặt tư liệu, chưa sắp xếpcho ổn thỏa, khó tra cứu, nhưng làm sao sắp xếp được? Nên nhớ ôngVương chuyên chơi đồ sành sứ, ham thích giao du, ưa đọc sách in từxưa, siêng ghi chép, gặp cái gì lạ là ghi, qua nhiều người bạn già đãmất rồi, mất trước ông. Ông lại thích nghiên cứu sách của người Pháp8TVTNMNviết về Nam Bộ, ba con của ông là dân Sốc Trăng rất am tường vềngười Khơ-me, người Hoa. Đã là tiếng nói phổ biến của địa phương,nhất là những tên đất, dễ đặt nhiều giả thiết, chính ông Vương cũngghi rõ các giả thiết. Tiếng Việt, tiếng Hoa là đơn âm, dễ ...

Tài liệu được xem nhiều: