Thông tin tài liệu:
Bìa cuốn hướng dẫn triển lãm.
Triển lãm Entartete Kunst (Nghệ thuật suy đồi) không phải là do các nghệ sĩ xin phép nhà nước Phát xít cho triển lãm (như có bạn đọc thắc mắc). Đây là một cuộc thanh trừng trong nghệ thuật. Chính nhà nước độc tài phát-xít đã tổ chức triển lãm đó nhằm chế giễu và tiêu diệt uy tín của những sáng tạo nghệ thuật hiện đại không đi theo đường lối của Đảng Quốc gia Xã hội (Quốc Xã). Trong số các trường phái bị Đảng Quốc Xã chụp mũ suy đồi có Biểu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Entartete Kunst” – Cuộc thanh trừng trong nghệ thuật
“Entartete Kunst” – Cuộc thanh trừng
trong nghệ thuật
Bìa cuốn hướng dẫn triển lãm.
Triển lãm Entartete Kunst (Nghệ thuật suy đồi) không phải là do các
nghệ sĩ xin phép nhà nước Phát xít cho triển lãm (như có bạn đọc thắc
mắc). Đây là một cuộc thanh trừng trong nghệ thuật.
Chính nhà nước độc tài phát-xít đã tổ chức triển lãm đó nhằm chế giễu
và tiêu diệt uy tín của những sáng tạo nghệ thuật hiện đại không đi theo
đường lối của Đảng Quốc gia Xã hội (Quốc Xã). Trong số các trường
phái bị Đảng Quốc Xã chụp mũ suy đồi có
Biểu hiện (Expressionism), Lập Thể (Cubism), Dã Thú (Fauvism), Ấn
Tượng (Impressionism), Siêu Thực (Surrealism), Dada, Bahaus, Khách
quan Mới.
Trước đó, vào tháng 6 năm 1937, bộ trưởng Thông tin Tuyên truyền
của Đức Quốc Xã Joseph Goebbels đã bổ nhiệm Adolf Ziegler – chủ
tịch Hội đồng Mỹ thuật Nhà nước – làm chủ tịch một ủy ban 6 người
có quyền ra lệnh tịch thu tất cả các tác phẩm bị cho là theo chủ nghĩa
hiện đại, suy đồi, hay có âm mưu lật đổ chính quyền. Sau đó các tác
phẩm này được công bố cho công chúng xem như một cuộc bêu riếu,
đồng thời kích động tinh thần bài Do Thái mà Đảng Quốc Xã cho là
đang xâm nhập văn hóa Đại Đức.
Kết quả của chiến dịch này là 5000 tác phẩm đã bị tịch thu, trong đó có
cả các tác phẩm của Van Gogh, Picasso, Chagall, Ensor, Matisse,
Archipenko.
Triển lãm Entartete Kunst công bố 650 tác phẩm trong số các tác phẩm
bị tịch thu từ 32 bảo tàng của Đức. Triển lãm được khai mạc tại
Munich ngày 19. 7. 1937 và kéo dài hơn 4 tháng, tới 30. 11. 1937,
trước khi được đem đi bày tại các thành phố khác ở Đức và Áo. Đó
thực sự là một cuộc đấu tố các nghệ sĩ hiện đại, để “đào tận gốc trốc tấn
rễ” nghệ thuật modernism.
Tòa nhà nơi diễn ra triển lãm
Xếp hàng vào xem triển lãm
Các chú giải cho các tác phẩm và các phòng bày tác phẩm tại triển lãm
này cũng nhằm “định hướng dư luận”, ví dụ
“Một sự sỉ nhục phụ nữ Đức”,
“Lý tưởng (của bọn nghệ sĩ này) là sự ngu độn và đĩ điếm”,
“Âm mưu phá hoại an ninh quốc gia”,
“Đến cả các chức sắc bảo tàng cũng từng coi thứ này là nghệ thuật của
dân tộc Đức”,
v.v…
Trong phòng triển lãm.
Một góc trưng bày
Adolf Hitler và Adolf Ziegler (Chủ tịch Hội đồng Mỹ thuật nhà nước)
tại triển lãm
Bộ trưởng bộ 4T (Thông tin Tuyên truyền) của Đức Quốc Xã J.
Goebbels thăm triển lãm Entartete Kunst
Vài tuần sau triển lãm này, bộ trưởng Thông tin Tuyên truyền Joseph
Goebbels đã ra lệnh mở một cuộc thanh lọc mới tại các sưu tập trên
toàn nước Đức. Tổng cộng 16,558 tác phẩm đã bị tịch thu.
Sau chiến dịch này, các nghệ sĩ nào bị “dán mác” tiên phong đều bị liệt
vào danh sách “kẻ thù của quốc gia”, đe dọa văn hóa dân tộc. Nhiều
người trong số họ đã phải di tản. Ngay trước khi cuộc triển lãm nói trên
khai mạc, một số họa sĩ như Max Bermann, Max Ernst, Paul Klee đã
phải trốn ra nước ngoài. Còn họa sĩ Ernst Ludwig Kirchner sau đó đã tự
sát tại Thụy Sĩ.
Ernst Ludwig Kirchner - Tự họa như một người lính
Những nghệ sĩ có tên trong “sổ đen” ở lại Đức đều bị cấm giảng dạy tại
đại học, và là đối tượng bị theo dõi của Gestapo để canh chừng họ vi
phạm lệnh cấm sáng tác. Một số họa sĩ người Do Thái bị bắt đưa vào
các trại tập trung. Nữ họa sĩ Elfriede Lohse-Wächtler đã bị liệt vào loại
bệnh nhân tâm thần và đã bị tiêm thuốc độc cho chết theo nghị định T4
(Aktion T4). Nghi định này buộc các bác sĩ phải tiêm thuốc giết những
người nào bị liệt vào hạng vô phương cứu chữa.
Elfriede Lohse Wächtler - Tự họa (Người uống rượu absinth) 1931
Sau triển lãm nói trên, các tác phẩm bị đem ra đấu giá tại Thụy Sĩ. Một
số bảo tàng và sưu tập tư nhân đã mua được một số tác phẩm này. Các
tai to mặt lớn trong Đảng Quốc Xã đã chiếm hữu nhiều tác phẩm làm
của riêng. Ví dụ Hermann Göring – khi đó là toàn quyền đặc trách kế
hoạch kinh tế 4 năm của Đức Quốc Xã – đã “bứng” 14 tác phẩm, trong
đó có một bức của Van Gogh và một bức của Cézanne. Tháng 3 năm
1939 phòng Cứu hỏa Berlin đã đốt 4000 tác phẩm bị tịch thu và được
đánh giá ít giá trị trên thị trường quốc tế lúc đó.
Đấu giá bức Tự họa của Van Gogh - một bức bị tịch thu. Người mua
được là Dr. Frankfurter, giá bán được là $US 40.000. Buổi đấu giá diễn
ra tại Gallerie Fisher, một nhà đấu giá ở Lucerne, Thụy Sĩ