Thông tin tài liệu:
Cách gọi tên và phân loại enzyme3.1. Cách gọi tên enzymeTrong thời gian đầu khi ngành enzyme học chưa phát triển, người ta thường gọi tên enzyme một cách tùy tiện, tùy theo tác giả. Ví dụ như các tên pepsin, trypsin, chimotrypsin hiện nay vẫn được dùng gọi là tên thường dùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Enzyme kiến thức cơ bản - Chương 3 44Chương 3 Cách gọi tên và phân loại enzyme3.1. Cách gọi tên enzyme Trong thời gian đầu khi ngành enzyme học chưa phát triển, ngườita thường gọi tên enzyme một cách tùy tiện, tùy theo tác giả. Ví dụ như cáctên pepsin, trypsin, chimotrypsin hiện nay vẫn được dùng gọi là tên thườngdùng. Sau đó, người ta thường gọi tên enzyme bằng cách lấy tên cơ chấtđặc hiệu của enzyme cộng thêm đuôi từ “ase”. Ví dụ urease là enzyme tác dụng vào ure, proteinase là enzyme tácdụng vào protein, lipase là enzyme tác dụng vào lipid, amylase là enzymetác dụng vào tinh bột (amidon). Đối với các nhóm enzyme cùng xúc tác một loại phản ứng, ngườita lấy tên của phản ứng enzyme thêm đuổi từ “ase”, ví dụ những enzymexúc tác sự oxy hóa được gọi là oxydase, những enzyme khử hydrogenđược gọi là dehydrogenase ... Tên gọi đầy đủ, chính xác theo quy ước quốc tế - tên gọi hệ thốngcủa enzyme được gọi theo tên cơ chất đặc hiệu của nó cùng với tên củakiểu phản ứng mà nó xúc tác, cộng thêm đuôi “ase”, ví dụ enzyme xúc táccho sự thủy phân ure (carbamid): H2N - C - NH2 + H2O → CO2 +2NH3 O có tên hệ thống là Carbamid - amidohydrodase (Tên thường dùnglà urease)3.2. Phân loại enzyme Mục đích của phân loại enzyme là để nhấn mạnh một cách chínhxác và tổng quát, mối quan hệ và những điều giống nhau của một loạienzyme.3.2.1. Các lớp enzyme Tiểu ban về enzyme (The enzyme Commission. EC) được tổ chứcbởi Hội hóa sinh quốc tế (The internationl Union of Biochemistry, IUB) 45đã đưa ra cách phân loại thống nhất dựa trên các loại phản ứng và cơ chếphản ứng. Theo cách phân loại này thì enzyme được chia ra làm sáu lớplớn đánh số từ 1 đến 6. Các số thứ tự này là cố định cho mỗi lớp. Sáu lớp enzyme theo phân loại quốc tế gồm có: 1. Oxydoreductase: Các enzyme xúc tác cho phản ứng oxy hóa - khử. Trong nhóm này có tất cả các enzyme có các tên thông thường đãbiết như dehydrogenase, oxydase, cytochromreductase và peroxydase.Trong các phản ứng do chúng xúc tác xảy ta sự vận chuyển hydrogen, sựchuyển electron, sự oxy hóa bởi oxy phân tử, bởi hydrogen peroxide hoặcbởi các chất oxy hóa khác. 2. Transferase: Các enzyme xúc tác cho phản ứng chuyển vị. Các transferase do bản chất của những gốc mà chúng vận chuyểncó thể tham gia vào các quá trình trao đổi chất rất khác nhau. Trong lớptransferase bên cạnh transaminase và methyltransferase còn có các kinasekhác nhau (xúc tác chủ yếu cho sự vận chuyển của gốc phosphate từ hợpchất cao năng tới chất khác, một phần lớn các enzyme trước kia gọi là mutasevà một vài loại synthetase, ví dụ các enzyme tổng hợp DNA và RNA). 3. Hydrolase: Các enzyme xúc tác cho phản ứng thủy phân. Trong lớp này có các enzyme phân giải este (ví dụ lipid), glucozid,amid, peptid, protein. 4. Lyase: Các enzyme xúc tác cho phản ứng phân cắt không cầnnước, loại nước tạo thành nối đôi hoặc kết hợp phân tử nước vào nối đôi. Thuộc vào lớp này có các enzyme được gọi là hydratase, aldolase,decarboxylase cũng như một số desaminase. 5. Isomerase: Các enzyme xúc tác cho phản ứng đồng phân hóa. Tính cho đến cùng thì chúng xúc tác cho những phản ứng chuyểncác nhóm khác nhau bên trong phân tử. Trong lớp này không những cónhững enzyme chuyển hóa các đồng phân hình học và đồng phân quanghọc (như alaninracemase) mà cả các enzyme xúc tác cho các phản ứng vídụ sự chuyển hóa aldose thành cetose (glucosophosphate isomerase, trướckia gọi là phosphohexoisomerase) hoặc biến đổi vị trí của liên kết este bêntrong phân tử (ví dụ phosphoglucomutase) 6. Ligase: Các enzyme xúc tác cho phản ứng tổng hợp có sử dụngliên kết giàu năng lượng ATP. v.v... 46 Ở đây cần chú ý thêm là các enzyme phân cắt được phân loại vớitên “lyase”. Nếu cân bằng chuyển dịch về phía tổng hợp thì enzyme đócũng có thể được gọi là “synthase”. Ngược lại chúng ta gọi các enzymexúc tác cho phản ứng kết hợp 2 phân tử có sự tham gia của ATP hoặc cácnucleotide triphosphate tương tự hoặc có sử dụng mối liên kết giàu nănglượng là synthetase. Tên gọi theo hệ thống phân loại của lớp này là“ligase” để tránh sự đổi tráo với tên “synthase” đã nói ở trên. Mỗi lớp (class) lại được chia thành nhiều lớp phụ (sub-class) vàphân lớp phụ (sub-sub-class), rồi sau đó thứ tự của enzyme trong phân lớpphụ (cũng có tài liệu phân chia theo: loại (lớp), tổ, nhóm và thứ tựenzyme). Như vậy, mỗi enzyme trong hệ thống được phân loại và đặt têntheo mã 4 chữ số biểu thị phản ứng xúc tác: con số đầu chỉ lớp, số thứ haichỉ lớp phụ, số thứ ba chỉ phân lớp phụ, số thứ tư chỉ rõ số bậc thứ tự củaenzyme. Ví dụ, enzyme xú ...