Thông tin tài liệu:
Các bệnh nhân thường ghi nhận một cảm giác có vật lạ (foreign-body sensation), được liên kết với chảy nước mắt và sung huyết kết mạc. Khám mắt tỉ mỉ với kính phóng đại (loupe hay slit-lamp), bao gồm lật cả hai mí mắt để tìm kiếm vật lạ trong các túi kết mạc (conjunctival sacs). Nếu một vật lạ không được nhìn thấy, quét các mặt trong của các mí mắt với một que bông ướt, hay tưới mắt nhẹ nhàng với dung dịch muối đẳng trương. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
FOREIGN BODIES FOREIGN BODIES1/ PHƯƠNG THỨC TỐT NHẤT ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ LOẠI BỎ NHỮNGVẬT LẠ NÔNG RA KHỎI MẮT ?Các bệnh nhân thường ghi nhận một cảm giác có vật lạ (foreign-body sensation),được liên kết với chảy nước mắt và sung huyết kết mạc. Khám mắt tỉ mỉ với kínhphóng đại (loupe hay slit-lamp), bao gồm lật cả hai mí mắt để tìm kiếm vật lạtrong các túi kết mạc (conjunctival sacs). Nếu một vật lạ không được nhìn thấy,quét các mặt trong của các mí mắt với một que bông ướt, hay tưới mắt nhẹ nhàngvới dung dịch muối đẳn g trương.Nhuộm fluoresceine và khám dưới ánh sáng xanh có thể phát hiện những vết chợtgiác mạc (corneal abrasions). Những vết chợt giác mạc có thể có cùng triệu chứnggây nên bởi một vật lạ. Cách an toàn nhất để loại bỏ những vật lạ giác mạc hay kếtmạc là dùng một cái thuổng mắt (eye spud) hay một que bông ướt dưới sự phóngđại trực tiếp. Những vòng rỉ có thể cần được lấy đi với một hand-held burr.2/ LÀM SAO TRÁNH BỎ SÓT MỘT VẬT LẠ TRONG NHÃN CẦU ?Người thầy thuốc phải luôn luôn có một biểu thị nghi ngờ cao đối với một vật lạtrong nhãn cầu, đặc biệt là với chấn thương hốc mắt (orbital trauma), đau mắt độtngột, có hay không có bệnh sử chấn th ương, hay mất thị giác (visual loss). Mộtxuất huyết tiền phòng (hyphema) có thể là đầu mối duy nhất chỉ cho thấy rằng mộtvật lạ đã đi vào nhãn cầu. Khám vật lý phải bao gồm trắc nghiệm thị lực (visualacuity) và xem xét tỉ mỉ các mi mắt và nhãn cầu. Nên thực hiện khám đáy mắt cẩnthận, nhưng có thể khó khăn trước sự hiện diện của xuất huyết hay sự tạo thànhcủa đục thủy tinh thể (cataract). Nên tránh đè ép bên ngoài nhãn cầu. Các mảnhnhỏ với tốc độ cao đi vào mô mềm hốc mắt hay nhãn cầu có thể không để lại dấuhiệu rõ rệt nơi vào. Nếu có nghi ngờ, X quang không chuẩn bị, siêu âm, hay CTScan nên được thực hiện. Những vật lạ trong mắt bị bỏ sót, với hậu quả mất thịlực, là nguyên nhân dẫn đầu của sai lầm trong hành nghề (malpractice).3/ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ LẤY MỘT VẬT LẠ RA KHỎI ỐNG TAI (EARCANAL) ?Không có một câu trả lời đúng đắn. Thầy thuốc phải vận dụng kiến thức và kinhnghiệm của mình để tối ưu hóa sự thoải mái của bệnh nhân và giới hạn thương tổnnơi các bộ phận của tai khi lấy vật lạ. Các kỹ thuật thay đổi từ t ưới rửa đơn thuầnhay hút đến việc lấy ra bằng forceps với nhìn trực tiếp. An thần có thể được đòihỏi, đặc biệt ở trẻ em. Một forceps mảnh và thẳng góc, một cái móc thẳng góc, haymột chén hút có thể đặc biệt hữu ích. Nếu không thể lấy ra đ ược dễ dàng, có thểcần phải gởi bệnh nhân đến chuyên khoa tai mũi họng để lấy ra dưới gây mê tổngquát, với kính hiển vi hoặc không. Sau khi đã loại bỏ vật lạ, ống tai và màng nhĩnên được nhìn kiểm tra. Bất cứ bằng cớ về th ương tổn màng nhĩ nào đều cần phảiđược trắc nghiệm thính lực và gởi đến một chuyên gia để hội chẩn.4/ MỘT CÔN TRÙNG ĐƯỢC LẤY RA KHỎI ỐNG TAI NGOÀI NHƯ THỂNÀO ?Nếu một con côn trùng còn sống nằm trong ống tai ngoài, trước tiên nó phải đượcgiết chết bằng cách nhỏ lidocaine 2% (tác dụng nhanh hơn và ít gây bầy nhầy hơndầu khoáng), trước khi được lấy ra nguyên vẹn hay một phần. Nếu màng nhĩ cònnguyên và có khoảng cách giữa ống tai ngoài và vật lạ, có thể hướng một luồngnước vào phía sau vật lạ để đẩy nó ra ngoài. Dung dịch pha trộn nước và cồnisopropyl để tưới rửa, có khuynh hướng ít gây phồng chất hữu cơ và bốc hơinhanh hơn.5/ KHI NÀO THÌ NGHI NGỜ MỘT VẬT LẠ Ở MŨI ?- Luôn luôn nghi ngờ một vật lạ bị giữ lại ở mũi khi có một bệnh sử chảy nướcmũi dai dẳng một bên. Vật lạ ở mũi là nguyên nhân thông thường đến khám phòngcấp cứu, đặc biệt là nơi những trẻ nhỏ và chậm phát triển tâm thần. Khám kỹlưỡng xoang mũi đòi hỏi kiên nhẫn và trang thiết bị thích hợp.- Trừ phi bệnh nhân hay người chứng báo cáo là đã đưa vào một vật lạ, triệuchứng chính là triệu chứng chảy nước mũi một bên, hôi thối. Chất dịch chảy có thểloãng và niêm dịch, có máu hay thường nhất là có mủ.- Vật là ở mũi nên được nghỉ ngờ nơi những bệnh nhân với tắc nghẽn mũi mộtbên, chảy nước mũi hôi thối, hay chảy máu mũi một bên dai dẳng.6/ VẬT LẠ Ở MŨI ĐƯỢC LẤY ĐI NHƯ THỂ NÀO ?Những kỹ thuật lấy vật lạ được căn cứ trên kinh nghiệm và khả năng của ngườithầy thuốc. Để việc lấy đ ược an toàn đôi khi cần gây mê tổng quát. Luôn luôn cómột nguy cơ đường hô hấp bị tắc nếu vật lạ bị xê dịch ra sau trong khi cố lấy rahoặc lúc buộc phải hít vào. Cho một chất co mạch tại chỗ để làm co rút niêm mạcmũi lại có thể làm dễ việc lấy vật lạ bởi bất cứ phương pháp nào, bao gồm sự sửdụng forceps, nam châm, chén hút, cái thông có móc, máy hút t ường, và cathetercó quả bóng.7/ KỸ THUẬT ÁP LỰC DƯƠNG LÀ GÌ ?Sau khi nhỏ một thuốc co mạch tại chỗ, bố hoặc mẹ dùng ngón tay cái bịt lỗ mũikhông bị tắc bởi vật lạ, cẩn thận đừng làm vẹo vách ngăn. Bố hay mẹ bảo đứa trẻlà sẽ cho nó một “cái hôn mạnh”. Với đứa trẻ nằm ở tư thế ngửa, miệng mở ra, bốhay mẹ sẽ cho vào miệng đứa trẻ mộ ...