Danh mục

FRANCIS FUKUYAMA VÀ BƯỚC NGOẶT CỦA NƯỚC MỸ

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 228.15 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm 1989, Francis Fukuyama, lúc ấy còn là một chuyên viên ít tên tuổi trong Bộ Ngoại Giao Mỹ, viết một bài làm chấn động giới trí thức Mỹ, và sau đó, toàn cầu. Đó là bài "Điểm Tận của Lịch Sử" (The End of History), khai triển thành cuốn "Điểm Tận của Lịch Sử và Người Cuối Cùng" (The End of History and the Last Man) xuất bản năm 1992. Chứng kiến sự sụp đổ của bức tường Bá Linh và những sự thay đổi lớn lao ở Đông Âu và Liên Xô (cũ) trong những năm ấy,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
FRANCIS FUKUYAMA VÀ BƯỚC NGOẶT CỦA NƯỚC MỸ FRANCIS FUKUYAMA VÀ B ƯỚC NGOẶT CỦA NƯỚC MỸ Trần Hữu Dũng Francis Fukuyama, America at the crossroads, Yale University Press, 2006 Năm 1989, Francis Fukuyama, lúc ấy còn là một chuyên viên ít tên tuổitrong Bộ Ngoại Giao Mỹ, viết một bài làm chấn động giới trí thức Mỹ, và sauđó, toàn cầu. Đó là bài Điểm Tận của Lịch Sử (The End of History), khaitriển thành cuốn Điểm Tận của Lịch Sử và Người Cuối Cùng (The End ofHistory and the Last Man) xuất bản năm 1992. Chứng kiến sự sụp đổ củabức tường Bá Linh và những sự thay đổi lớn lao ở Đông Âu và Liên Xô (cũ)trong những năm ấy, ông táo bạo viết: Chúng ta đang chứng kiến không chỉlà sự chấm dứt của chiến tranh lạnh, hoặc sự đã qua của một giai đoạn lịch sửnhất định ... nhưng chính là điểm tận của lịch sử: nghĩa là, điểm cuối cùngcủa sự tiến hoá ý thức hệ của nhân loại, và sự phổ cập hoá của thế chế dânchủ phóng khoáng kiểu tây phương như là hình thức chính phủ tối hậu củaloài người. Luận đề này của Fukuyama đã gây sôi nổi từ khi ấy (và thường được so sánhvới luận đề cũng nổi tiếng không kém, song gần hoàn toàn trái ngược, về “Đụngđộ giữa các nền văn minh” của Samuel Huntington). Dù không khó chỉ trích luậnđề của Fukuyama, phải nhìn nhận rằng ông thường bị hiểu sai. Như Fukuyamagiải thích sau này, ông không có ý cho rằng điểm tận lịch sử sẽ là một nền “dânchủ phóng khoáng” (như cụm từ này được hiểu ở phương Tây), rằng lịch sử sẽngừng nơi đó, song chỉ muốn nói rằng mọi người, dù ở đâu, cũng có ý nguyệnđược sống trong một xã hội hiện đại, và lịch sử luôn luôn tiến theo hướng ấy. Nhưng xin để dành câu hỏi “lịch sử có điểm tận hay không?” cho dịpkhác. Ở đây, chỉ xin ghi lại rằng Fukuyama tiếp tục được chú ý trong những năm1990, một phần là do nhiều tác phẩm (với nhiều ý kiến mới mẻ, ở các lãnh vựckhác) ông tiếp tục cho ra đời, nhưng phần khác là do quan hệ của ông với nhóm tríthức tân bảo thủ ở Mỹ. Nhóm này (độ vài chục người) gồm một số nhà chiến lượcngoại giao và quốc phòng cao cấp, nhà báo nổi tiếng, đa số là gốc Do Thái, thỉnhthoảng có những kiến nghị kêu gọi Mỹ phải cứng rắn hơn trong chính sách ngoạigiao, nhất là đối với Trung Đông (mà họ luôn luôn ủng hộ quyền lợi Israel). KhiBush (con) đắc cử thì, tuy Fukuyama (hiện là giáo sư đại học Johns Hopkins)không tham chính, hầu hết bạn bè ông đều được giao những chức vụ quan trọng(nổi bật nhất là Paul Wolfowitz, thứ trưởng quốc phòng). Ảnh hưởng của nhómtân bảo thủ lớn đến nổi hầu hết các nhà bình luận đều cho rằng chính sách ngoạigiao và quốc phòng của Bush là hoàn toàn tro ng tay phe này (xem Trần Hữu Dũng,“Tân bảo thủ và chính sách ngoại giao Mỹ hiện nay”, Thời Đại Mới, số 1, 2004). Ai cũng đinh ninh rằng Fukuyama, với “tiểu sử” ấy, hẳn nhiệt tình ủng hộchiến tranh Iraq, ít nhất vì mục đích “xây dựng dân chủ” mà nhóm tân bảo thủ (vàkhông chỉ nhóm này) vẫn tin là một lý do khiến Mỹ tung quân vào Iraq. Tuynhiên, từ giữa năm 2004 đã có dấu hiệu cho thấy quan điểm của Fukuyama về Iraq,và về chiến tranh chống khủng bố nói chung, không hoàn toàn giống với nhóm tânbảo thủ. Trong một loạt tranh luận với các “đồng chí” cũ (đặc biệt là với nhà bìnhluận Charles Krauthammer của báo Washington Post), Fukuyama đã bộc lộ nhiềubất đồng với chính sách Iraq của Bush (đến mức công khai ủng hộ Kerry trongcuộc bầu cử năm 2004). Cuốn “Nước Mỹ ở bước ngoặt” vừa xuất bản, và đanggây sôi nổi ở Mỹ cũng như Âu Châu, là cố gắng của Francis Fukuyama để khaitriển những ý kiến của ông về chính sách của Mỹ ở Iraq, sắp xếp lại và trình bàymạch lạc hơn những phát biểu rải rác đó đây của ông trong hai năm qua. Trước hết, Fukuyama kể lại nguồn gốc của tân bảo thủ ở Mỹ. Có thể phânbiệt hai nhánh cội rễ: một nhánh bắt đầu từ triết gia Leo Strauss, trốn thoát ĐứcQuốc Xã, sang Mỹ định cư từ năm 1937. Ảnh hưởng của Strauss là mạnh nhấtqua quan niệm của ông đối với dân chủ, tự do, và liên hệ giữa nội bộ của một quốcgia và cách cư xử của quốc gia ấy đối với nước khác. Nhánh thứ hai phát xuất từnhà chiến lược quân sự Albert Wohlstetter, nổi tiếng với chủ thuyết “đánh phủđầu” của ông ta. Thế hệ tân bảo thủ đầu tiên là một nhóm trí thức cựu Trốt kít, đasố gốc Do Thái, cực lực chống cộng, thường gặp nhau ở Đại học Thành phố NewYork vào những thập niên 1930-40. Từ những nguồn gốc khác nhau ấy, nhóm tân bảo thủ đề xuất bốn nguyêntắc. Một là, họ cho rằng chính sách đối ngoại của một quốc gia tuỳ thuộc vàochính trị nội bộ của quốc gia ấy (quan điểm này trái ngược với quan điểm củatrường phái “thực tế” , điển hình là Kissinger). Cụ thể, họ cho rằng các quốc giadân chủ sẽ không hiếu chiến, cư xử thân thiện hơn trong bang giao quốc tế. Do đóMỹ phải đi mọi nơi để gieo rắc dân chủ và nhân quyền. Hai là, theo những ngườitân bảo thủ, quyền lực của Mỹ có thể dùng để phục vụ “đạo đức”. Ba là, họ khôngtin là các tổ chức và luật lệ quốc tế có ...

Tài liệu được xem nhiều: