Danh mục

G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]: Ý THỨC_3

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 82.97 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vậy, sự xác tín cảm tính trải qua kinh nghiệm rằng, bản chất của nó không ở trong đối tượng, cũng không ở trong cái Tôi
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC_3G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC § 103 [III. Bước kiểm tra thứ ba: tính cá biệt ở trong sự tiếp xúc trực tiếp:]Vậy, sự xác tín cảm tính trải qua kinh nghiệm rằng, bản chất của nókhông ở trong đối tượng, cũng không ở trong cái Tôi; và tính trực tiếpcũng không phải là một tính trực tiếp của cái này lẫn cái kia, vì nơi cảhai, điều mà tôi “cho rằng” hóa ra là một cái không bản chất, và đốitượng lẫn cái Tôi đều là các cái phổ biến, trong đó bất kỳ cái Bây giờ, cáiỞ đây, và cái Tôi mà tôi “cho rằng” đều không đứng vững được hay đềukhông tồn tại. Bằng con đường này, ta đi đến kết quả là, ta phải thiếtđịnh (setzen) cái toàn bộ (das Ganze) của bản thân sự xác tín cảm tínhmới như là cái bản chất của nó, chứ không còn thiết định chỉ một[trong hai] mô-men (Moment) của nó như đã diễn ra trong hai trườnghợp trước đây, trong đó trước tiên, cái đối tượng-đối-lập-với-cái-Tôi,rồi sau đó tới lượt cái Tôi phải là tính thực tại [bản chất] của nó. Vậy,chỉ có bản thân toàn bộ sự xác tín cảm tính mới bám chặt vào nơi nóvới tư cách là tính trực tiếp, và qua đó, loại trừ ra khỏi bản thân nó tấtcả mọi sự đối lập vốn đã có chỗ ở bên trong các yếu tố trước đây(195). § 104Thế là, tính trực tiếp thuần túy này không còn liên quan gì nữa với [sựkiện có] cái tồn tại-khác (das Anderssein), của cái Ở đây [trong hìnhthức] là cái cây chuyển hoá (übergeht) thành một cái Ở đây không phảilà cây; của cái Bây giờ là ban ngày chuyển hoá sang cái Bây giờ là banđêm; hoặc với [cái tồn tại khác của cái Tôi thành] một cái Tôi khác cómột cái khác là đối tượng. Sự thật [chân lý] của xác tín này đứng vữngnhư là mối quan hệ tự-ngang bằng với chính mình; mối quan hệ ấykhông tạo nên sự phân biệt về tính bản chất và tính không-bản chấtgiữa cái Tôi và đối tượng; và vì thế trong quan hệ này, nói chung, khôngmột sự phân biệt nào có thể thâm nhập vào được. Vậy, cái Tôi nàykhẳng định [“cho rằng”] cái Ở đây là cái cây và không quay mặt đi đểcho cái Ở đây có thể trở thành một cái không-phải-cây đối với Tôi; tôicũng không hề muốn biết đến việc một cái Tôi khác thấy cái Ở đây làmột cái-không-phải-cây; hoặc cũng không hề biết việc bản thân cái Tôi,vào một lúc khác, thấy cái Ở đây như là cái-không-phải-cây, thấy cáiBây giờ như là cái-không-phải-ban-ngày; trái lại, cái Tôi là trực quanthuần túy [tôi đang nhìn thấy đây]: cái Tôi vẫn tồn tại đây đối với tôi,cái Bây giờ là ban ngày hay cái Ở đây là cây cũng đang tồn tại đây; tôikhông so sánh bản thân cái Ở đây và cái Bây giờ với nhau, trái lại, bámchặt lấy MỘT mối quan hệ trực tiếp: cái Bây giờ là ban ngày. § 105Tuy nhiên, vì lẽ sự xác tín này hoàn toàn không chịu đi ra ngoài chính nónữa, khi ta lưu ý với nó rằng cũng có một cái Bây giờ là ban đêm haycũng có một cái Tôi mà đối với cái Tôi ấy, bây giờ là ban đêm, nên ta điđến thẳng với nó và yêu cầu nó chỉ ra (zeigen) cho ta xem cái Bây giờđược nó khẳng định. Ta buộc phải yêu cầu chỉ ra (zeigen) cho ta, vì sựthật của mối quan hệ trực tiếp này là sự thật của cái Tôi này, tự giới hạnmình vào một cái Bây giờ hay một cái Ở đây. Giả thử một thời gian sauta mới hỏi tới sự thật này, hoặc giữ một khoảng cách với nó, ắt sự thậtnày chẳng có ý nghĩa gì cả, bởi như thế là ta đã thủ tiêu tính trực tiếpvốn có tính bản chất đối với nó. Do vậy, ta phải bước vào trong cùngmột thời điểm hay cùng một vị trí trong không gian để chỉ ra cho ta cácđiểm này, tức là ta để cho mình đồng nhất hóa hay biến thành kẻ giốnghệt như cái Tôi cá biệt này, là kẻ đang có cái biết với sự xác tín [cảmtính]. Vậy, bây giờ ta hãy xem cái trực tiếp được chỉ ra cho ta đó có đặcđiểm gì. § 106Cái Bây giờ được chỉ ra: cái Bây giờ này. [Nhưng], cái Bây giờ đã ngưngkhông còn tồn tại nữa khi nó được chỉ ra; cái Bây giờ đang tồn tại làmột cái khác với cái Bây giờ được chỉ ra, và ta thấy rằng cái Bây giờ vừamới là cái này, thì trong khi nó tồn tại, đã không còn tồn tại nữa. CáiBây giờ, – như nó được chỉ ra cho ta – là một cái Bây giờ đã qua [đã tồntại]; và cái sau này mới chính là sự thật của nó, chứ nó không có tínhchân lý của sự tồn tại. Vậy, đúng thật rằng nó đã tồn tại. Nhưng cái gìđã tồn tại [đã qua] thì trong thực tế, không phải là cái bản chất [cáithực tồn](196); nó không tồn tại; trong khi vấn đề ở đây [đối với sự xáctín cảm tính] lại là liên quan đến sự tồn tại. § 107Vậy, trong việc “chỉ ra” (Aufzeigen) này, ta chỉ thấy duy nhất một sựvận động với tiến trình như sau: 1. Trước hết, tôi chỉ ra cái Bây giờ, vànó được khẳng định [cho rằng] như là cái đúng thật. | Tuy nhiên, tôi chỉnó ra như cái đã qua hay như một cái đã bị thủ tiêu, [tức] tôi thủ tiêucái sự thật thứ nhất. | 2. Bước thứ hai, bây giờ tôi khẳng định nó như làsự thật thứ hai, rằng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: