Danh mục

Gánh Xương Trâu

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.76 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với một lối tự sự như lôi từ gan ruột, "Gánh xương trâu" của Hồ Thị Hải Âu nức nở tình yêu thương quặn thắt với người cha còn hơn cả quý yêu và một mảng quá khứ đầy trớ trêu con trẻ, trong cái Tết còn chiến tranh, nghèo đói năm nào. Câu chuyện kết rồi, mà ánh sáng tự thân của nó cứ bừng sáng trong lòng chúng ta giá trị vĩnh hằng của lòng nhân ái. Thì ra dù cuộc đời có tăm tối, có khó khăn nghiệt ngã và trớ trêu và thất vọng đến đâu,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gánh Xương Trâuvietmessenger.com Hồ Thị Hải Âu Gánh Xương TrâuVới một lối tự sự như lôi từ gan ruột, Gánh xương trâu của Hồ Thị Hải Âu nức nở tình yêuthương quặn thắt với người cha còn hơn cả quý yêu và một mảng quá khứ đầy trớ trêu contrẻ, trong cái Tết còn chiến tranh, nghèo đói năm nào. Câu chuyện kết rồi, mà ánh sáng tựthân của nó cứ bừng sáng trong lòng chúng ta giá trị vĩnh hằng của lòng nhân ái. Thì ra dùcuộc đời có tăm tối, có khó khăn nghiệt ngã và trớ trêu và thất vọng đến đâu, chỉ cần có lòngnhân từ yêu thương, có một bờ vai tin cậy là con người nhất định sẽ vượt qua. °°°1. Thuở bé, đôi khi tôi cảm thấy oán giận cha đẻ mình những khi bị ông mắng mỏ. Ba vẫnhay đe: Giá mày là con trai, tao cho nhừ đòn. Hàng năm, cứ đến ngày tát ao cá của hợptác xã, họ lại hốt lên hàng rổ dép guốc của tôi. Ba tôi ra xin lại. Họ nói: Lần nào ông Ngụcũng xin dép. Ba phân bua: Tại con bé này - ba chỉ tay về phía tôi- có đôi nào nó lại lia tấtxuống ao. Lúc đó, nét mặt của ba thật tội, tôi thấy thương vô cùng. Tôi lẽo đẽo theo ông vềnhà, cùng với rổ dép cũ, tạp nham, lấm đầy bùn hôi, tanh tưởi. Ba mang đi rửa sạch, rồibảo: Thử xem đôi nào vừa. Chiếc xanh, chiếc đỏ, chiếc rộng, chiếc lại chật văng... Cuốicùng, ba lắc đầu, bảo: Để ít nữa, ba sang Hà Nội đổi cho đôi mới. Tôi thừa biết ba sẽ nóithế, vì cũng như mọi lần, ông chẳng thể nghĩ được cách nào hơn.Cảm giác xỏ chân vào đôi dép còn thơm phức mùi nhựa, làm tôi sướng rơn. Nhưng niềmvui dép mới với tôi thật chóng qua. Chỉ được ít ngày, tung tích của chúng đã nằm gọn dướiđáy ao. Tôi nhấm nháp sự thích thú khi lia từng chiếc dép xuống mặt nước, nhìn nó nổi lềnhphềnh, rồi từ từ chìm nghỉm.Nhưng lần này, ba chẳng quát tháo. Ông chỉ lắc đầu, hăm doạ: Tết này, mày sẽ được đichân đất. Tôi không sợ đi chân đất, nhưng ánh mắt ông nghiêm nghị buồn buồn, khiến tôiân hận.Hôm ấy đã là 23 Tết, năm 1965...2. Mẹ lo âu, nhìn xa tít ngoài vệ sông đang giăng giăng mưa phùn, nói bâng quơ: Tết nhấtgì, lo quắn ruột. Ba vẫn gõ búa đều tay gò lại chiếc xoong nhôm đen thui và méo mó, nói:Giàu hay nghèo thì ai cũng có Tết, đừng lo.3. Ngày 24 Tết, trời bỗng hửng nắng.Cuối đông mà có nắng. Nắng ấm áp. Độ lượng như nằm mơ. Như thể đất trời cũng thươngcho sự Tết nhà nghèo. Ba tôi đánh bùn từ ruộng lên. Ông cố tìm chỗ bùn nào thật dẻo. Trộnvới rơm khô, đạp nhuyễn. Đôi chân ông vật lộn với đống bùn trộn rơm một cách vụng về,nhưng quyết liệt. Rồi trám. Trát. Vá lại những lỗ thủng trên bức vách đất đã bị bong ra lở lói.Vừa làm, ba vừa giảng giải cho tôi: Phải miết cho kỹ, để rơm quận vào xương tre. Phải lángmịn tay để nước bùn bóng lên mới đẹp, hiểu chưa?. Ba, bốn ngày sau, trời vẫn tưng bừngnắng. Cùng với thứ gió hanh hao, nứt nẻ, nắng đã hong khô những tấm vách đất, rất vừa ýba. Với hai thùng nước vôi xin các chú bộ đội, ba đã tẩy trắng ngôi nhà như phép màu trongcổ tích. Đôi lúc, người lớn ghét nhau, rủa nhau là đồ bạc như vôi. Riêng tôi tin chắc rằng,vôi làm tôi hạnh phúc. Cái mùi hắc nồng của vôi khiến tôi sung sướng với một cảm giácmình được đổi đời.Ngoài kia, mấy bà đi chợ qua, nói vọng vào: Nhà ông Ngụ sửa Tết được nhiều chưa?. Rồihọ hối hả bước, chẳng đợi ba trả lời.4. Sáng ngày 29 Tết.Trong bếp, con vện đang cố sức đuổi theo chú mèo mướp quanh cái chạn bát. Và chiến tíchcủa chúng là hất tung những chiếc nồi nhôm đen thui, trống tuếch. Chúng thi nhau lăn lônglốc. Thi nhau kêu loong coong một cách hết mình. Cảnh ấy làm tôi thích thú. Tôi bật cườinắc nẻ. Nhưng người lớn không giống tôi. Mẹ vác gậy đuổi vện chạy quắn cả đuôi, bà ngótrân trân vào đáy những chiếc nồi không một dấu mỡ và thức ăn nào. Bà thở dài. Ba đứngdậy bỏ đi. Chầm chậm trên lối mòn ngoằn ngoèo như con rắn, chạy vào làng Nỗ. Tôi nhậnthấy bước chân ba nằng nặng ưu tư. Bất giác, một luồng gió mạnh từ sông ào tới làm bathấm lạnh. Ông đưa vội hai tay khép trước bụng để che gió. Và cứ thế bước đi. Đơn độctrên lối mòn hoang vắng bóng người. Tự nhiên, tôi thấy nghèn nghẹn trong cổ, gọi với theo:Ba đi đâu đấy?. Ba không ngoảnh lại, chỉ nói: Kệ ba. Mẹ nhìn theo, lẩm bẩm: Lại vàolàng uống rượu, vẻ không bằng lòng. Tôi bảo: Mấy bác ấy cũng quý ba thì phải?. Mẹ nóithủng thẳng, buồn buồn: Quý, nhưng họ vẫn gọi ba mày là ông Ngụ.Tôi vô tư cho rằng Trước nay, họ vẫn gọi thế mà mẹ?. Chị gái tôi phản đối: Không phải,ba mình tên khác. Rồi chị hỏi mẹ: Tại sao?. Mẹ nói: Vì nhà mình là dân ngụ cư. Mãi saunày, khi đã lớn, tôi láng máng nhận ra rằng, ba mẹ tôi đều là những người xuất thân dòngdõi. Thế rồi, chiến tranh. Loạn lạc. Những thành kiến xã hội... đưa đẩy họ và lũ con đếnsống nhờ ven cái làng khuất nẻo này. Như một hương ước bất thành văn, dân ngụ cưkhông được cất nhà ở trong làng. Vì vậy, nhà tôi đứng chơ vơ bên vệ sông, dưới một gốcgạo to đơn độc. Mặt nhà hướng vào làng Nỗ. Vô tình mà âm thầm.Trưa ấy, ba không về ăn cơm, ...

Tài liệu được xem nhiều: