Danh mục

GÂY MÊ

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 195.72 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gây mê là phương pháp vô cảm nhằm mục đích làm mất tạm thời ý thức cảm giác, các phản xạ, bằng các thuốc mê tác động trên thần kinh trung ương. Hoặc nói một cách khác là: Gây mê là một sự nhiễm độc có định lượng, có kiểm soát, một sự nhiễm độc dần dần thuốc mê dẫn đến mất cảm giác tạm thời, mất ý thức và giãn cơ, hồi phục được và không để lại di chứng. 2. Cơ chế. Cơ chế một giấc ngủ (giấc mê) không đơn giản. Rất nhiều thuyết, rất nhiều phương...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GÂY MÊ GÂY MÊ1. Định nghĩa. Gây mê là phương pháp vô c ảm nhằm mục đích làm mất tạm thời ý thức cảmgiác, các phản xạ, bằng các thuốc mê tác động trên thần kinh trung ương. Hoặc nói một cách khác là: Gây mê là một sự nhiễm độc có định lượng, có kiểm soát, một sự nhiễm độcdần dần thuốc mê dẫn đến mất cảm giác tạm thời, mất ý thức và giãn cơ, hồi phụcđược và không để lại di chứng.2. Cơ chế. Cơ chế một giấc ngủ (giấc mê) không đơn giản. Rất nhiều thuyết, rất nhiềuphương án đưa ra để giải thích cho vấn đề này nhưng chưa có cách giải thích nàohoàn toàn thoả đáng. Mặt khác, bản chất của giấc ngủ có lẽ cũng thay đổi ít nhiềutùy theo chức năng của các thuốc gây ngủ. Thực sự nếu hiểu được cơ chế giấc ngủthì người ta sẽ giải thích được những tác dụng khác nhau của các thuốc gây ngủ ởcác mức độ: + Toàn bộ cơ thể. + Hệ thống thần kinh, khi coi hệ thống này hoạt động như một thực thể xác định. + Sau cùng ở mức độ nhỏ nhất là tế bào, thậm chí ở cả các thành phần cấu tạocủa tế bào.2.1. ở mức tế bào:2.1.1. Sự thay đổi về lý - hoá học: Claude Bernord đã nhận thấy ở tất cả các tế bào thực vật cũng như động vậtđều có sự thay đổi về hình dáng của đại thực bào ngay khi chúng chịu tác dụngcủa thuốc gây mê. Điều này dẫn đến sự hạn chế toàn bộ hoạt động của nguyênsinh chất diễn ra theo bản chất và hình thức thể hiện của nó. Dưới kính hiển vi, người ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường sự biến đổi chấtnày tương đương với sự thay đổi dạng keo trong lòng tế bào. Sự đông vón thành phần lipid của nguyên sinh chất tế bào nhường chỗ cho sựđông vón của thành phần protid dưới tác dụng của thuốc gây mê và điều này diễnra một cách khá phổ biến. Tuy nhiên sự đông vón thành phần protid này lại trở vềtrạng thái ban đầu trước các thành phần lipid. Trong thực tế, sự thay đổi này dẫn đến hiện tượng tăng thành phần lipid màhậu quả là làm tăng độ nhớt của huyết tương. Cuối cùng hiện tượng này làm cảntrở hoạt động của các ion trong tế bào, điều này giải thích sự thay đổi hoạt độngcủa tế bào, bất kể chức năng của tế bào đó là như thế nào.2.1.2. Sự thay đổi về hoá học: Bên cạnh những sự thay đổi về lý - hoá học, còn có những thay đổi thuần tuývề mặt hoá học. Những sự thay đổi này giải thích một phần hiện tượng giảm hoạtđộng của tế bào, trong đó các hiện tượng cạnh tranh và đối kháng hoá học là lý docủa việc giảm hoặc cản trở hoạt động của một vài hệ thống men cơ bản. Một ví dụ điển hình là hiện tượng ức chế các men hexokinaza do những thuốchọ bacbituric, từ đó dẫn đến việc gluxit chuyển hoá thành triose chứ không phải làhexose như khi không dùng thuốc.2.1.3. Sự ức chế: Mặc dù có nhiều cơ chế tạo ra sự ức chế nhưng kết quả đều là việc làm giảmsự tiêu thụ oxy tế bào. Trong một số trường hợp, điều này là tác dụng phụ xảy ratrong gây mê, nhưng trong một số trường hợp khác, đây lại là tác dụng tức thì củathuốc gây mê. Tuy nhiên, rõ ràng là hiện tượng thiếu oxy tế bào với tư cách là nguyên nhânhay hậu quả của gây mê đã làm thay đổi giới hạn sinh lý của đời sống tế bào. Đối với bác sỹ chuyên khoa, gây mê có nghĩa là làm giảm đến mức thấp nhấtlượng tiêu thụ oxy mà tế bào được cung cấp.2.2. Mức toàn bộ cơ thể: Cần phải xác định vị trí tác dụng chọn lọc của những thuốc gây mê tại vùngthể lưới của thân não. Các thí nghiệm đã chứng minh: sự tác động qua lại giữa hành não và đồi nãođiều hoà tình trạng thức và ngủ. Dưới tác dụng của thuốc gây mê, hiệu điện thếchọn lọc tại vùng này cũng thay đổi so với ban đầu, mặc dù trước đó không có sựthay đổi điện não đồ tại vùng vỏ não. Kết quả là người ta có thể làm giảm những hiện tượng ban đầu xác định ở hoạtđộng của thân não và hành não qua quá trình sinh hoá và hoá h ọc đã được nói tới ởphần trước, điều này diễn ra trước tất cả các tác dụng của thuốc gây mê. 3. Các giai đoạn của gây mê (theo Guedel).3.1. Nghiên cứu lâm sàng: Đã từ lâu, gây mê đồng nghĩa với việc tạo ra giấc ngủ mong muốn, càng giốnggiấc ngủ bình thường càng tốt. + Trên lâm sàng nghiên cứu trên một người trưởng thành khoẻ mạnh và gâymê đơn thuần bằng ether và được theo dõi dựa trên các yếu tố sau: - Những phản xạ và trương lực cơ. - Vận động hô hấp. - Sự thay đổi về tim mạch. - Biểu hiện của da. + Trương lực cơ: Được duy trì bởi phản xạ nhận cảm bản thể. Phản xạ này giảm rõ ở đầu giaiđoạn III và sẽ biến mất ở cuối giai đoạn này. Điều này làm mềm, bắt đầu là cơ mặtvà cuối cùng là các cơ thắt khi đạt tới giai đoạn nhiễm độc. Khi dừng gây mê,trương lực cơ sẽ diễn ra theo chiều ngược lại. + Phản xạ: Những nghiên cứu về phản xạ trong cuộc gây mê là nền tảng để có thể hiểubiết sâu hơn về gây mê. Tiến trình của những phản xạ này là tăng dần, chúng biến mất theo một thứ tựnhất định và lại xuất hiện theo thứ tự ngược lại khi cuộc gây mê kết thúc. - Các phản xạ nuốt, nôn biến ...

Tài liệu được xem nhiều: