Danh mục

Gây tê thần kinh ngoại vi cho phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân ở người bệnh suy tim nặng: Báo cáo ca lâm sàng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.65 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày kết luận: Phẫu thuật vùng cẳng chân có thể thực hiện dưới gây tê thần kinh ngoại vi. Đây là phương pháp vô cảm an toàn và không gây ảnh hưởng huyết động do đó thích hợp với những người bệnh nguy cơ cao như suy tim…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gây tê thần kinh ngoại vi cho phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân ở người bệnh suy tim nặng: Báo cáo ca lâm sàng Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh;27(3):91-95 ISSN : 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.12Gây tê thần kinh ngoại vi cho phẫu thuật kết hợpxương cẳng chân ở người bệnh suy tim nặng: báo cáoca lâm sàngNguyễn Thị Ngọc Đào1,2,*, Trần Thành Phát1, Nguyễn Thành Sang21 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt NamTóm tắtĐặt vấn đề: Gây mê hồi sức cho phẫu thuật trên người bệnh suy tim phân suất tống máu giảm nặng có nhiều nguy cơvà thách thức đối với bác sĩ gây mê hồi sức. Chúng tôi báo cáo trường hợp gây tê thần kinh ngoại vi cho phẫu thuật kếthợp xương cẳng chân ở người bệnh suy tim EF 27%.Ca lâm sàng: Người bệnh nam 75 nhập cấp cứu sau tai nạn giao thông được chẩn đoán gãy 1/3 dưới hai xương cẳngchân phải. Người bệnh có bệnh nền gồm suy tim mạn EF 27% do bệnh mạch vành đã đặt stent. Người bệnh được lênchương trình phẫu thuật kết hợp xương gãy 1/3 dưới xương chày phải bằng nẹp vít và đặt nẹp vít khóa mắt cá ngoài chânphải. Người bệnh được gây tê thần kinh tọa vùng khoeo và thần kinh đùi để phẫu thuật. Thời gian phẫu thuật 2 giờ 30phút, trong suốt quá trình phẫu thuật người bệnh tỉnh, sinh hiệu ổn.Kết luận: Phẫu thuật vùng cẳng chân có thể thực hiện dưới gây tê thần kinh ngoại vi. Đây là phương pháp vô cảm antoàn và không gây ảnh hưởng huyết động do đó thích hợp với những người bệnh nguy cơ cao như suy tim…Từ khóa: gây tê thần kinh tọa; gây tê thần kinh đùi; kết hợp xương chày; suy tim EF giảmAbstractPERIPHERAL NERVE BLOCK ANESTHESIA FOR LEG FRACTURE SURGERYIN A PATIENT WITH SEVERE HEART FAILURE: A CASE REPORTNguyen Thi Ngoc Dao, Tran Thanh Phat, Nguyen Thanh SangObjective: Anesthesia for surgery in heart failure with severe reduced ejection fraction (EF) patient presentssignificant risks and challenges for anesthesiologists. We report a case of peripheral nerve block anesthesia used forleg fracture surgery in a patient with an EF of 27%Ngày nhận bài: 30-07-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 17-08-2024 / Ngày đăng bài: 21-08-2024*Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Đào. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.E-mail: dao.ntn@ump.edu.vn© 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh.https://www.tapchiyhoctphcm.vn 91 Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 2* 2024Case Presentation: A 75-year-old male patient was admitted to the emergency department following a traffic accidentand was diagnosed with a fracture of the lower third of both right leg bones. The patient had a medical history of chronicheart failure with an EF of 27% due to coronary artery disease, with a stent placement. The patient was scheduled forsurgery to fix the fracture of the lower third of the right tibia with screws and to place locking screws in the right ankle.A popliteal sciatic nerve and a femoral nerve block were administered for the surgery. The procedure lasted 2 hoursand 30 minutes, during which the patient remained conscious, with stable vital signs.Conclusion: Surgery on the leg can be performed under peripheral nerve blocks. This is a safe anesthesia method thatdoes not affect hemodynamics, making it suitable for high-risk patients such as those with heart failure.Key words: popliteal sciatic nerve block; femoral nerve block; leg fracture; heart failure1. ĐẶT VẤN ĐỀ Gây mê hồi sức cho người bệnh suy tim, đặc biệt là suytim phân suất tống máu (EF) giảm nặng đòi hỏi phải chuẩnbị trước phẫu thuật kỹ lượng và có sự phối hợp đa chuyênkhoa. Suy tim làm tăng tỷ lệ tử vong chu phẫu gấp 3 đến 5lần. Tỷ lệ này ở người bệnh suy tim là 9,3% cao hơn so với2,9% ở người bệnh có bệnh lý mạch vành [1,2]. Gây tê thần kinh ngoại vi có tác động tối thiểu đến sự thayđổi huyết động của người bệnh. Đây là lựa chọn lý tưởng chocác loại phẫu thuật ở chi, đặc biệt ở những người bệnh cónguy cơ cao khi gây mê toàn diện [3–8]. Tuy nhiên, có địnhkiến cho rằng đây phương pháp được cho là tốn thời gian vàkhông tin cậy cho phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật chi dưới Hình 1. X- quang cẳng chân phải tư thế thẳng (1) và nghiêng (2) (Nguồn Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh)[7,9].2. CA LÂM SÀNG Người bệnh nam, 75 tuổi, cân nặng 50 kg, chiều cao 153cm, nhập khoa Cấp cứu bệnh viện Đại học Y Dược Thànhphố Hồ Chí Minh vì đa chấn thương sau tai nạn giao thông.Qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng người bệnh đượcchẩn đoán gãy kín phức tạp 1/3 dưới hai xương cẳng chânphải – nứt xương bàn ngón III-IV- chấn thương phần mềmvùng mặt- tràn dịch màng phổi phải lượng trung bình (Hình1). Người bệnh có tiền căn bệnh lý tim mạch nặng đang theodõi và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố HồChí Minh: suy tim mạn EF 27% - hội chứng vành mạn, bệnh Hình 2. X-quang ngực thẳng của người bệnh tại thời điểm nhập viện (Nguồn Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh)thân chung và 03 nhánh mạch vành đã đặt stent LM-LAD1(01 stent 6/6/2022), còn hẹp 80% OM1 (d=2,15 mm), hẹp Kết quả siêu âm tim tại thời điểm nhập viện ghi nhận: Giãn50-70% kéo dài RCA I-II, 80% RCA III - tăng huyết áp - đái thất trái, bệnh tim thiếu máu cục bộ, hở van hai lá nặng dotháo đường type 2 - hẹp nặng/tắc động mạch chày sau bên phải. hạn chế vận động l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: