Danh mục

Gãy thân xương cẳng chân – Phần 1

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 121.19 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gãy 2 xương cẳng chân là những đường gãy từ dưới khe khớp gối 5cm tới trên khe khớp cổ chân 5cm.2. Gãy xương cẳng chân hay gặp và hay bị gãy hở. 3. Gãy cao 2 xương cẳng chân dễ bị hội chứng khoang, cần xử trí cấp cứu. Còn gãy thấp hay bị rối loạn dinh dưỡng, khó điều trị.4. Gãy thân xương cẳng chân số lớn được điều trị không mổ song do yêu cầu nắn chỉnh cao nên bệnh nhân trẻ thường mổ nhiều.5. Gãy nếu lệch nhiều thường phải mổ. 6. Dễ di lệch...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gãy thân xương cẳng chân – Phần 1 Gãy thân xương cẳng chân – Phần 1 Đại cương :I. 1. Gãy 2 xương cẳng chân là những đường gãy từ dưới khe khớp gối 5cm tới trên khe khớp cổ chân 5cm. 2. Gãy xương cẳng chân hay gặp và hay bị gãy hở. 3. Gãy cao 2 xương cẳng chân dễ bị hội chứng khoang, cần xử trí cấp cứu. Còn gãy thấp hay bị rối loạn dinh dưỡng, khó điều trị. 4. Gãy thân xương cẳng chân số lớn được điều trị không mổ song do yêu cầu nắn chỉnh cao nên bệnh nhân trẻ thường mổ nhiều. 5. Gãy nếu lệch nhiều thường phải mổ. 6. Dễ di lệch thứ phát khi hết sưng nề, nhất là với gãy chéo xoắn. 7. Sau khi bỏ bột hay bị rối loạn dinh dưỡng, gãy thấp thiếu máu nuôi hay bị chậm liền, khớp giả. 8. Mổ với đinh nội tuỷ có chốt ngang, nẹp vít có ép kết quả khá. Nguyên nhân và giải phẫu bệnh:II. 1. Nguyên nhân trực tiếp: 1) Lực tác động trực tiếp vào xương (cây đổ, gạch đổ, bị đánh vào chân). Lực tác động vào đâu thì gãy tại đó. 2) Thường gãy xương chày và xương mác ở ngang nhau. Đường gãy ngang, di lệch nhiều nên thường nắn khó nhưng nếu nắn được thì ít di lệch thứ phát, phần nhiều chỉ cần điều trị ngoại trú. 3) Hay bị gãy vụn nhiều mảnh hơn cơ chế gián tiếp. 4) Hay gặp gãy hở. Đây là loại gãy hở từ ngoài vào, rách rộng và bẩn, tổn thương thường nặng hơn. 2. Gãy gián tiếp : 1) Những chấn thương gián tiếp do bị bẻ gập, bị xoắn vặn chân nh ư bị sa chân xuống hố. 2) Thường gãy ở điểm yếu của xương chày (chỗ nối 1/3 giữa và 1/3 dưới) và xương mác gãy cao ở vị trí cổ xương mác. Vì vậy cần chụp Xquang kỹ càng tránh bỏ sót, vì tổn thương xương mác ở phía cao dễ làm tổn thương thần kinh hông khoeo ngoài. 3) Đường gãy chéo xoắn theo hướng đi của đường gãy xương chày, nắn vào thì dễ nhưng rất hay di lệch thứ phát trong bột, thường cần nằm viện để kéo tạ chừng 3 tuần. 4) ít gãy vụn nát hơn cơ chế trực tiếp. 5) ít khi gãy hở hơn cơ chế trực tiếp, nếu có thì là hở từ trong ra, nên gọn sạch, tiên lượng tốt hơn Chẩn đoán :III. 1. Mục đích: Chẩn đoán có gãy 2 xương cẳng chân thường không khó, song chủ yếu là phải phát hiện được các biến chứng. 2. Trường hợp điển hình gãy hoàn toàn có di lệch: 1) Đến sớm, ngay sau khi tai nạn: Cơ năng: Đau chói nhiều vùng gãy. Mất vận động hoàn toàn. - Toàn thân: Gãy 2 xương cẳng chân mất khoảng 500 ml máu nên thường - ít khi shock do giảm tuần hoàn nhưng có thể bị shock do sơ cứu bất động không tốt gây dau. Thực thể: - + Cẳng chân sưng nề, bầm tím. + Bién dạng gấp góc mở ra ngoài và ra sau. + Bàn chân xoay đỏ ra ngoài. + Ngắn chi. + Đầu xương gãy nổi gồ dưới da có nguy cơ chọc thủng da. + Sờ nhẹ dọc bờ trước xương chày thấy mất sự liên tục xương, chỗ gãy đau chói. + Không nên tìm các triệu chứng: cử động bất thường, lạo xạo xương vì dễ làm cho tình trạng nặng thêm. 2) Đến muộn sau vài giờ. Loạn dưỡng: - + Cẳng chân sưng nề to, mất bóng, bầm tím rộng nên không rõ biến dạng điển hình. + Nốt phỏng nhanh chóng loét chảy nước . Xử trí: gác chân cao trên khung Braun vài ngày, nắn sau.3. Trường hợp không điển hình: Đó là những trường hợp gãy không có di lệch hoặc di lệch rất ít (gãy - cành tươi ở trẻ em, rạn xương, chùn xương…) cần chú ý khi: Bệnh nhân đau, không đặt chân tiếp đất được. - Vuốt dọc bờ trước xương chày tìm điểm đau chói cố định. - Chẩn đoán dựa chủ yếu vào Xquang. -4. Biến chứng: 1) Gãy hở: Có 3 độ: - + Độ 1: Gãy hở rách da < 1cm. tổn thương phần mềm hết. + Độ 2: Gãy hở rách da 1 – 10cm, tổn thương phần mềm nhiều hơn. + Độ 3: Gãy hở nặng rách da > 10cm, có 3 mức độ : Độ 3A: Thương tổn phần mềm nặng, xương lộ nhưng da vẫn đủ che kín xương khi phẫu thuật. Độ 3B: Thương tổn phần mềm nặng, phải chuyển vạt da, cơ mới đủ che phủ. Độ 3C: Như độ 3B nhưng có thêm thương tổn mạch máu, thần kinh.2) Hội chứng khoang: Đối với các gãy 1/3 trên cẳng chân do có tổn thương các mạch máu,-phần mềm nhiều ở cẳng chân, máu dịch chảy ra bị các vách gian c ơ giữ lạigây chèn ép như 1 garo bên trong, áp lực tăng lên gây cản trở nuôi dưỡngngọn chi. Vị trí gãy bất kỳ cũng có thể gây hội chứng khoang nhưng tỉ lệ íthơn.- Lâm sàng:+ Rất đau ở cẳng chân, cảm giác tê dại, kiến bò từ cẳng chân trở xuống, cơco rút cùng cơn đau tê bì tăng dần.+ Cẳng chân căng to, da trắng nhợt do tuần hoàn mao mạch bị cản trở, sờvào đau, bắp chân căng cứng.+ Thậm chí có thể mất cử động ở đầu ch i do thần kinh bị chèn ép, không cođược gan bàn chân.+ Bắt mạch mu chân và mạch chày sau rất yếu hoặc mất.+ Bầm tím sớm, da lạnh. Đo áp lực khoang:-< 30 mmHg: còn ở mức độ bình thường, phù nề. 30 – 50 mmHg: ở mức cảnh giác, nên rạch ...

Tài liệu được xem nhiều: