Danh mục

Gãy xương hở - Phần 1

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.29 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gãy xương hở là gãy xương có rách da và phần mềm làm ổ gãy thông với môi trường bên ngoài. Nếu gãy xương kín kèm theo một vết thương phần mềm ở cùng một đoạn chi thì coi như một gãy xương hở. 2. Nguy cơ chính khi bị gãy xương hở là nhiễm khuẩn. Nếu đối với gãy xương kín, tình trạng xương là quan trọng thì khi bị gãy xương hở, tình trạng xương trở nên ít quan trọng. Quan trọng nhất là thương tổn da và phần mềm quanh xương gãy. Khi có số lượng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gãy xương hở - Phần 1 Gãy xương hở - Phần 1 Đại cương: I. 1. Gãy xương hở là gãy xương có rách da và phần mềm làm ổ gãy thông với môi trường bên ngoài. Nếu gãy xương kín kèm theo một vết thương phần mềm ở cùng một đoạn chi thì coi như một gãy xương hở. 2. Nguy cơ chính khi bị gãy xương hở là nhiễm khuẩn. Nếu đối với gãy xương kín, tình trạng xương là quan trọng thì khi bị gãy xương hở, tình trạng xương trở nên ít quan trọng. Quan trọng nhất là thương tổn da và phần mềm quanh xương gãy. Khi có số lượng lớn phần mềm mất sức sống, tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng, dễ gây viêm xương. 3. Gãy xương hở nặng mà bị viêm xương thì điều trị khó, lâu dài và rất tốn kém, có khi còn nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. 4. Nếu thương tổn phần mềm ít, có thể xem như gãy xương kín, trái lại, bị quá nặng, thương tổn mạch máu thần kinh, dễ phải cắt cụt chi. Lịch sử: II. 1. Hipocrate: để hở vết thương. 2. Galen: viêm mủ là vấn đề quan trọng nhất trong quá trình phục hồi. 3. Desault (thế kỉ 18): Rạch rộng và sâu lấy tổ chức chết và dẫn lưu. 4. Larey (học trò Desault): cắt lọc càng sớm càng tốt. 5. Mathysen nêu việc bó bột để điều trị. Giải phẫu bệnh và sinh lí bệnh: III. 1. Giải phẫu bệnh: 1) Da: Có thể vết thương rách da nhỏ như gãy hở độ I, song phía dưới tổ chức dưới da dập nát nhiều. Có thể bong lóc da diện rộng, lột da, hoại tử do mất mạch nuôi có nguy cơ nhiễm khuẩn lớn. 2) Cân, cơ: Đụng dập, đứt cơ, thậm chí mất rộng cân cơ, lộ xương. Tổn thương cơ bao giờ cũng nặng hơn da, nên có thể bỏ sót gãy xương hở nặng do Chẩn đoán là độ I. 3) Mạch, thần kinh: dập nát, đứt một phần hay toàn bộ. 4) Xương: Gãy xương hở do cơ chế chấn thương trực tiếp thì xương gãy phức tạp, nếu do cơ chế gián tiếp thì gãy đơn giản. 2. Sinh lí bệnh: 1) Nhiễm khuẩn vết thương: Mọi vết thương ở gãy xương hở đều có sự hiện diện của vi khuẩn, song có gây tình trạng nhiễm khuẩn hay không còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm bẩn của vết thương, thể trạng bệnh nhân, loại vi khuẩn và đặc biệt là thời gian can thiệp sớm hay muộn. 2) Diễn biến nhiễm khuẩn của vết thương trong gãy xương hở: giai đoạn chưa nhiễm khuẩn < 6h, giai đoạn tiềm tàng 6 – 12h gây nên phản ứng viêm, giai đoạn nhiễm khuẩn > 12h. Từ nhiễm khuẩn tại chỗ vết thương, có thể lan rộng gây nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt nguy hiểm là nhiễm khuẩn yếm khí. 3) Liền vết thương, liền xương trong gãy xương hở: Liền vết thương rất quan trọng vì nó sẽ che phủ, bảo vệ xương tốt, loại trừ - được nhiễm khuẩn. Mặt khác liền vết thương sớm còn tạo điều kiện xử lí xương cho giai đoạn sau nếu cần. Một vết thương liền tốt khi không còn dị vật, không còn chèn ép và thiếu máu nuôi dưỡng. Vì vậy nguyên tắc điều trị gãy xương hở là: cắt lọc, rạch rộng, để hở. Liền xương tốt khi vết thương không nhiễm khuẩn, bất động vững và không - mất đoạn xương do chấn thương hay phẫu thuật viên lấy bỏ. 4) Shock chấn thương do mất máu, đau, độc tố của tổ chức dập nát. Gãy xương hở càng nặng, ở xương lớn càng dễ bị shock. Bất động chi tốt là phương pháp phòng shock hiệu quả. Phân loại: IV. 1. Dựa vào cơ chế chấn thương: Cơ chế trực tiếp: gãy hở từ ngoài vào, vết thương bẩn và gãy phức tạp. - Cơ chế gián tiếp: gãy hở từ trong ra, vết thương sạch và gãy gọn. - 2. Dựa vào thời gian: Theo Friedrich: Gãy xương hở đến sớm: < 8h. - Gãy xương hở đến muộn: > 8h. Gãy xương hở nhiễm khuẩn, tại chỗ đầy mủ - thối. 3. Dựa vào thương tổn phần mềm: theo Gustilo. 1) Độ I: Vết thương rách da dưới 1cm, thường do đầu xương nhọn chọc từ trong ra - ngoài, vết thương do năng lượng thấp, thương tổn cơ ít. Phải hỏi kĩ chứ không phải gãy xương hở độ I là nhẹ vì có vết thương rách - da dưới 1cm song nặng, không thể xem thường như bị nhiễm bẩn nặng, bị gãy do năng lượng lớn, bên trong bị giập nát nhiều. 2) Độ II: vết thương rách da 1 – 10cm, thương tổn bên trong mức độ trung bình, do năng lượng lớn. 3) Độ III: vết thương rách da trên 10cm, cơ giập nát nhiều, nhiều phần tổ chức bị mất sức sống. Cần xem là gãy xương hở độ III khi gãy xương do vật nổ có tốc độ cao, gãy có nhiều mảnh di lệch, gãy mất đoạn thân xương, gãy ở đồng ruộng, bẩn nhiều, bị nghiền nát do xe cộ. Độ IIIa: Thương tổn rộng song xương còn được phần mềm che phủ. - Độ IIIb: Xương lộ, phải chuyển vạt da để che phủ xương. - Độ IIIc: kèm theo thương tổn mạch máu, thần kinh lớn. - Nguyên nhân và cơ chế: V. 1. Gãy xương hở do xe cộ: hay gặp xe cộ va phải người đi bộ, xương chày dễ bị gãy hở nhất, có khi va vào phía sau ở bắp chân, cơ đụng dập nhiều, thậm chí ...

Tài liệu được xem nhiều: