Danh mục

Ghi nhận vùng phân bố mới của loài Cóc mày sung Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998) ở tỉnh Hòa Bình

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 765.41 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa trên kết quả khảo sát thực địa thu thập mẫu lưỡng cư trong tháng 6 năm 2020 tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, chúng tôi đã ghi nhận vùng phân bố mới của loài Cóc mày sung Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998), nâng tổng số loài lưỡng cư ở tỉnh này lên 51 loài. Ngoài ra, đã tiến hành mô tả đặc điểm nhận dạng và cung cấp một số thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài lưỡng cư này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ghi nhận vùng phân bố mới của loài Cóc mày sung Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998) ở tỉnh Hòa Bình Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam GHI NHẬN VÙNG PHÂN BỐ MỚI CỦA LOÀI CÓC MÀY SUNG Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998) Ở TỈNH HÒA BÌNH Sùng Bả Nênh*, Sổm Phone Chittyvong, Phạm Văn Anh Trường Đại học Tây Bắc * Email: sungbanenhttb@gmail.com Tóm tắt: Dựa trên kết quả khảo sát thực địa thu thập mẫu lưỡng cư trong tháng 6 năm 2020 tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, chúng tôi đã ghi nhận vùng phân bố mới của loài Cóc mày sung Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998), nâng tổng số loài lưỡng cư ở tỉnh này lên 51 loài. Ngoài ra, đã tiến hành mô tả đặc điểm nhận dạng và cung cấp một số thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài lưỡng cư này. Từ khóa: Anura, Leptobrachella sungi, Hòa Bình, ghi nhận phân bố. 1. GIỚI THIỆU Tỉnh Hòa Bình nằm ở tọa độ từ 200o19' - 210o08' vĩ độ Bắc, 104o48' - 105o40' kinh độ Đông, có diện tích tự nhiên khoảng 4.600 km², bao gồm 11 đơn vị hành chính: 10 huyện và 1 thành phố [15]. Địa hình bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc, độ cao trung bình từ 600 - 700 m (chiếm 44,8%); vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam (chiếm 55,2%), độ cao trung bình từ 100 - 200 m. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa bình quân 1.700 – 1.800 mm/năm [15]. Tại Hòa Bình đã có nhiều Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) và Vườn Quốc gia (VQG) được thành lập như: KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông, Hang Kia - Pà Cò, Thượng Tiến, Phu Canh, một phần của Pù Luông và VQG Cúc Phương [14]. Những nghiên cứu về khu hệ lưỡng cư ở tỉnh này đã được tiến hành như: Đỗ Tước và nnk. (2003) ghi nhận 18 loài lưỡng cư ở KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông [3]; Le et al. (2008) ghi nhận 34 loài ở KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông [8]; Nguyen et al. (2009), ghi nhận 26 loài cho tỉnh Hòa Bình [13]; Luu et al. (2014) ghi nhận vùng phân bố mới của 6 loài ở KBTTN Thượng Tiến [10]; Phạm Thế Cường và nnk. (2015) đã ghi nhận 12 loài ếch cây cho tỉnh Hòa Bình [1]; Phạm Thế Cường và nnk. (2016) ghi nhận 41 loài ở KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông [2]; Nguyen et al. (2016) mô tả mới cho khoa học loài Theloderma annae với mẫu thu tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình [12]; Nguyen et al. (2017) mô tả mới cho khoa học loài Rhacophorus hoabinhensis với mẫu thu tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình [11]; Bernardes et al. (2020) đã mô tả mới cho khoa học loài Tylototriton pasmansi với mẫu thu tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình [4]. Theo thống kê của các tác giả trên, tổng số loài lưỡng cư hiện biết ở tỉnh Hòa Bình là 50 loài. Dựa trên kết quả nghiên cứu trong năm 2020 tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, lần đầu tiên chúng tôi đã ghi nhận vùng phân bố mới của loài Cóc mày sung - Leptobrachella sungi ở tỉnh này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo sát thực địa thu mẫu lưỡng cư được tiến hành tại KBTTN Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình (Hình 1) trong tháng 6 năm 2020, do Sùng Bả Nênh (Trường Đại học Tây Bắc), Bàn Văn Đức, Lý Văn Bão, Lý Văn Luyến, Lý Thanh Tùng (xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) thực hiện. Mẫu vật được thu thập bằng tay và đựng trong túi vải. Sau khi chụp ảnh, mẫu vật được gây mê, đeo nhãn và định hình trong cồn 85 % trong vòng 5 tiếng, sau đó chuyển sang ngâm bảo quản trong cồn 70 %. Mẫu vật được lưu giữ tại Phòng Bảo tàng Sinh vật, Khoa Khoa học Tự nhiên - Công nghệ, Trường Đại học Tây Bắc. Các chỉ số hình thái được đo bằng thước kẹp với độ chính xác 0,01 mm, các chỉ số đo theo Lathrop et al. (1998) [7]; Luong et al. (2019) [9]; Pham et al. (2019) [14] bao gồm: SVL: chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt; HL: dài đầu, từ góc sau hàm dưới tới mút mõm; HW: khoảng cách phần rộng nhất của đầu; IN: khoảng cách giữa hai lỗ mũi; SL: khoảng cách từ mút mõm tới góc trước mắt; NS: khoảng cách từ lỗ mũi tới mút mõm; EN: khoảng cách từ góc trước mắt tới lỗ mũi; OS: đường kính từ vùng chẩm đến mút mõm; EL: đường kính lớn nhất của ổ mắt theo chiều ngang; TED: khoảng cách giữa mép trước màng nhĩ tới góc sau mắt; IOD: khoảng cách hẹp nhất giữa 2 ổ mắt; UEW: Chiều rộng mí mắt trên; TD: đường kính lớn nhất của màng nhĩ; FLL: dài cẳng tay (từ khuỷu tay tới củ bàn ngoài); HAL: dài bàn tay (từ củ bàn ngoài tới mút ngón tay dài nhất); FL: dài đùi, từ lỗ huyệt tới đầu gối; Ghi nhận vùng phân bố mới của loài Cóc mày sung 87 Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998) ở tỉnh Hòa Bình TL: dài ống chân; FOL: dài bàn chân (từ mép trong củ bàn tới mút ngón chân dài nhất). Công thức màng bơi theo Glaw và Vences (2007) [6]. Hình 1. Vị trí điểm thu mẫu ở tỉnh Hòa Bình 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Dựa trên kết quả phân tích mẫu vật, chúng tôi mô tả đặc điểm hình thái của loài lưỡng cư ghi nhận mới ở tỉnh Hòa Bình như sau: Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998) Sung’s toad/ Cóc mày sung (Hình 2) Mẫu vật nghiên cứu (n = 1): Một mẫu đực (HB.2020.112) thu ngày 12 tháng 6 năm 2020 ở gần xóm Thầm Luông, xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình (20o56′150′′ N; 105o02′864′′ E; độ cao: 802 m). Đặc điểm nhận dạng: Mẫu vật loài Leptobrachella sungi thu ở Hòa Bình có đặc điểm nhận dạng phù hợp với mô tả của Lathrop et al. (1998) [7], Luong et al. (2019) [9], Pham et al. (2019) [14]: SVL 46,6 mm ở con đực; Đầu dài hơn rộng (HL 20,7 mm; HW 19,6); Mút mõm nhọn khi nhìn từ trên xuống và lớn hơn đường kính ổ mắt (SL 7,6 mm; EL 6,2 mm); Lỗ mũi hình ô van và gần mút ...

Tài liệu được xem nhiều: