Danh mục

Gia Hội khu phố cổ tuyệt vời ở Huế

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 282.18 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gia Hội khu phố cổ tuyệt vời ở Huế Thứ tư, 05 Tháng 1 2011 07:13 Gia Hội khu phố cổ tuyệt vời ở Huế Từ sau ngày các chúa Nguyễn thiên di thủ phủ xứ Đảng Trong đến Kim Long (1636) và Phú Xuân (1687), do yêu cầu tiêu dùng của phủ Chúa và quan binh, đã hình thành ở Phố Lữ Bao Vinh một khu phố thị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gia Hội khu phố cổ tuyệt vời ở Huế Gia Hội khu phố cổ tuyệtvời ở HuếThứ tư, 05 Tháng 1 2011 07:13Gia Hội khu phố cổ tuyệt vời ở HuếTừ sau ngày các chúa Nguyễn thiên di thủ phủ xứ Đảng Trong đến KimLong (1636) và Phú Xuân (1687), do yêu cầu tiêu dùng của phủ Chúa vàquan binh, đã hình thành ở Phố Lữ Bao Vinh một khu phố thị. Đến nửa thếkỷ XIX khu phố thị nầy lan dần lên phía chợ Dinh Gia Hội và tồn tại chođến ngày nay. Kinh thành Huế được UNESCO công nhận là Thành cổ thìkhu Gia Hội Chợ Dinh chính là khu phố cổ của Huế. (Cầu Gia Hội - Ảnh: simplevietnam.com)Trong lúc phố cổ Hội An của tỉnh Quảng Nam nổi tiếng thế giới đang đượcUNESCO xét công nhận là di sản văn hóa của nhân loại gồm những khu nhàcổ, chùa cổ của người Trung Hoa đến làm ăn ở Hội An ngày xưa để lại, thìkhu phố cổ Gia Hội Chợ Dinh gồm hàng trăm di tích của người Trung Hoa,của các ông hoàng bà chúa có tên trong lịch sử, của các văn nghệ sĩ, cácnhân vật lịch sử nổi tiếng một thời. Đặc biệt đây là khu giải trí, đón khách dulịch trong nước và quốc tế từ cuối thế kỷ XIX. Thực hiện ý tưởng phục hồikhu du lịch phố cổ Gia Hội-Chợ Dinh, nhiều lần tôi đã hướng dẫn cho cáckhách du lịch có ý muốn khám phá Huế theo ba tuyến tham quan khu GiaHội Chợ Dinh sau đây:I. PHỐ CHỢ DINHNgười Huế, khách tham quan đã đi qua Huế một lần, không ai không biếthai địa danh Đông Ba-Gia Hội. Hai từ nầy đã có từ xưa. Nhưng khu vực phốphường-chợ Đông Ba sầm uất như ta thấy ngày mới ra đời cách đây đúng100 năm (1899 - 1999) nhân sự kiện vua Thành Thái cho chợ Đông Ba họptrước cửa Đông Ba đem ra ngoài giại bên bờ bắc sông Hương. Cũng chínhnăm ấy cầu Trường Tiền sắp làm xong (1899) và phố Trường Tiền (TrầnHưng Đạo ngày nay) được thành lập. Bây giờ chúng ta rảo bước qua cầu GiaHội bắc qua sông đào cũng mang tên Đông Ba.Cầu Gia Hội (Pont de la belle et bonne Réunion) Hai từ Gia Hội do vuaMinh Mệnh đặt từ năm 1837. Buổi đầu cầu làm bằng gỗ, đến năm 1904, vuaThánh Thái cho xây bằng đá dài 67 thước, ngang 7 thước.(1) Trước nữa, cầucó tên là An Hội (Pacifique Réunion). Có lẽ vì ở đầu cầu phía tây hồi xưa cóđền An Hội chăng (?). Đầu cầu phía Đông tựa trên mô đất nằm ở ngã basông Đông Ba và sông Hương. Nơi đây từ thời Gia Long đã hình thành mộtcái chợ mang tên Được (Chợ Được-Le Marché où l on gagne). Chợ Đượcnằm bên bờ hai con sông, tàu bè đò giang lui tới thuận lợi nên chợ Được lànơi buôn bán sầm uất nhất Huế lúc ấy. Nhưng nó đã phải dẹp bỏ trước sự rađời của chợ Đông Ba ở ngay đầu phía tây của cầu Gia Hội. Như thế chợĐược đã trở thành một nơi lưu niệm cách đây cũng đúng một trăm năm. Sông Gia HộiKhu Gia Hội thuộc hai phường Phú Cát và Phú Hiệp, là khu dân cư cổ củathành phố Huế nằm trên hòn đảo bao bọc chung quanh bờ sông Hương vàsông Đông Ba. Còn phố Gia Hội kéo dài từ cầu Gia Hội đến cầu Đông Bangày nay. Con đường mà dân gian thường gọi là đường Gia Hội (Chi Lăngngày nay) ngày xưa là phố Chợ Dinh (Dinh Thị Phố), bắt đầu từ cầu GiaHội. Phố Chợ Dinh gồm có 8 hàng: Gia Thái, Hòa Mỹ, Phong Lạc, DinhNinh, Hội Hòa, Mỹ Hưng, Thụy Lạc và Tam Đăng, gọi chung là 8 hàng ởven sông (Duyên giang bát hàng) đứng đối diện nhau qua một con đườnglớn. Tên tám hàng là tên chữ cũng đã chứng tỏ đây là khu vực của ngườiHán Thanh. So với các phố Gia Hội, Đông Gia, Đông Hội, phố Chợ Dinhtấp nập hơn cả.Trước lúc phát triển thành Tám hàng ven sông, khu vực nầy dành riêng chocác phủ phòng dinh thự của các ông hoàng, bà chúa nên có lẽ vì thế người tanhầm chữ Dinh ở đây là dinh của những con vua cháu chúa đó. Sự thật chữdinh có sớm hơn. Khu vực nầy dưới thời các chúa Nguyễn là doanh trại củaquân đội. Người Hán Thanh ở Thanh Hà, Minh Hương, Bao Vinh gọi khuvực đóng quân đó là Dinh. Dinh - theo cách tổ chức binh lính cũ của TrungQuốc, đơn vị có 500 quân gọi là một Dinh. Ở phía dưới ngày xưa có một cáichợ phục vụ cho binh lính trong Dinh gọi là Dinh thị hạ ấp (chợ Dinh ở ấpdưới). Vì cái tên chợ Dinh xưa đó mà có tên phố chợ Dinh chăng?. Trongkhu vực nầy còn có một địa danh khác nữa là Dinh Ông. Theo một nguồn tưliệu mà tôi có được, địa danh Dinh Ông mới xuất hiện vào nửa sau thế kỷXIX và tôi sắp giới thiệu ngay dưới đây.Dinh Ông: Gia Hội có nhiều dinh thất của các ông hoàng, bà chúa, quanchức cao cấp trong triều đình nhà Nguyễn. Ông quan to nhất có nhà ở đó làngài Phụ chính Đại thần Trần Tiễn Thành (1813 - 1883) của vua Tự Đức.Ngôi nhà đó - theo gia đình họ Trần - đó là Dinh Ông. Sau khi vua Tự Đứcmất, ngoài ông Trần còn có ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyếtcũng được cử làm Phụ chánh Đại thần để giúp đỡ cho các vua nối nghiệp TựĐức. Sau vì mâu thuẫn nội bộ, ông Trần xin về nghỉ ở Dinh Ông đường ChợDinh (nơi tọa lạc của xóm nhà từ số 127 đến 129 Chi Lăng ngày nay) và ôngTrần đã bị bộ hạ của ông Tôn Thất Thuyết ám hại vào một đêm cuối tháng10 năm Tự Đức thứ 36 (1883).(2)Đền Chiêu Ứng. - Từ Dinh Ông đi xuống thêm năm sáu nhà nữa đến số 143Chi ...

Tài liệu được xem nhiều: