Danh mục

Giá trị Châu Á trong thế kỷ XXI PHẦN 2 .

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.46 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ ngữ của lịch sử thế giới, ánh sáng cho Phương Tây luôn đến từ phương Đông (Châu Á). Ngay từ thế kỷ VII trước công nguyên, Hy lạp cổ luôn thừa nhận Lydia, một vùng đất giàu có sung túc, cố gắng để tạo dựng phẩm chất của riêng mình bằng cách học hỏi từ cái thế giới tinh hoa đó, đặc biệt là khu vực phía Đông Địa Trung Hải như Lưỡng Hà,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị Châu Á trong thế kỷ XXI PHẦN 2 . Giá trị Châu Á trong thế kỷ XXI PHẦN 2 Từ ngữ của lịch sử thế giới, ánh sáng cho Phương Tây luôn đến từ phương Đông (Châu Á). Ngay từ thế kỷ VII trước công nguyên, Hy lạp cổ luôn thừa nhận Lydia, một vùng đất giàu có sung túc, cố gắng để tạo dựng phẩm chất của riêng mình bằng cách học hỏi từ cái thế giới tinh hoa đó, đặc biệt là khu vực phía Đông Địa Trung Hải như Lưỡng Hà, Ai Cập, đảo Cretan trên biển Aege. Có thể nói mà không sợ quá rằng, nền văn minh rực rỡ Hy Lạp cổ đại chính là hiện thực hoá của nguồn ánh sáng đến từ phương Đông. Những thay đổi trong tiêu chuẩn toàn cầu Mọi dân tộc trên thế giới này đều mong trở thành tiêu chuẩn toàn cầu trong rất nhiều lĩnh vực, không chỉ về văn minh vật chất, mà còn cả văn minh tinh thần. Về văn minh vật chất, muốn có nó phải giỏi khoa học và công nghệ, hoặc chí ít cũng phải có giống nòi cường tráng khoẻ mạnh. Về vàn minh tinh thần, ai cũng muốn trải rộng văn hoá của riêng mình ra khắp hành tinh, trở thành khuôn mẫu cho thế giới và thế là xuất hiện sự thống trị văn hoá. Tuy nhiên, toàn cầu hoá trong quá khứ hầu như được thúc đẩy bằng những lực lượng hiếm khi vận hành trơn tru và thầm lặng. Cả chủ nghĩa Đế quốc lẫn chủ nghĩa Đông tiến thế kỷ XIX đều được sáng tạo bởi phương Tây và chính sách phân biệt chủng tộc, dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu. Chủ nghĩa toàn cầu trước khi kết thúc chiến tranh lạnh, thuộc vào loại chủ nghĩa toàn cầu om sòm (hay chủ nghĩa toàn cầu quyền lực), muốn thống nhất các vùng đất bằng vũ lực mà không có sự tự nguyện. Trên thực tế, dạng chủ nghĩa toàn cầu này, muốn lấy sự chiếm cử lãnh thổ làm tiêu chuẩn, cũng chỉ là một phiên bản khác của chủ nghĩa thực dân mà thôi. Cuối thế kỷ XX, điều đó đã không thể tồn tại mãi. Hơn nữa, dạng tiêu chuẩn toàn cầu đang thay đổi khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Sự thay đổi dễ thấy nhất là sự tích hợp kinh tế trở thành tiêu chuẩn. Điều này là toàn cầu hoá êm đềm, bởi sự tích hợp diễn ra tương đối tự nguyện, chứ không bởi vũ lực. Tuy nhiên, toàn cầu hoá êm đềm thực ra lại đang diễn ra trong những đòng thông tin vô thanh, không phụ thuộc ý thức hệ hay năng lực kinh tế. Đó là sự tích hợp toàn cầu bằng thông tin và công nghệ viễn thông (ICT), đóng vai trò như là tiêu chuẩn toàn cầu, dẫn đầu bởi một loạt nước Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ... Do là dạng tích hợp thông tin lẫn nhau trên cơ sở tự nguyện, nên không thể gọi nó là gì khác ngoài cái tên chủ nghĩa toàn cầu thầm lặng. Nó là sự vật chất hoá chủ nghĩa toàn cầu qua mạng, liên kết siêu mạng, đồng thời với những tiêu chuẩn toàn cầu của không gian truyền tin, giữa một thế giới tin học hoá nhanh chóng từ cuối thế kỷ XX. Tái phát hiện Châu Á Sự kết thúc của chiến tranh lạnh trong nửa cuối thế kỷ XX đã nói lên một điều: Thế giới ngày nay không thể duy trì thêm nữa những mạng kín. Thế là hệ tư tưởng kiểu bài trừ, nhằm tích hợp các vùng miền, đã không có giá trị. Sự tăng trưởng kinh tế tốc độ cao trong các xã hội thị trường đã chứng minh rằng, hệ thống mở cửa những dòng vốn lưu chuyển có khả năng tích hợp tốt hơn so với những hệ thống kín. Một trong những tiều vùng chứng tỏ rõ nhất điều này là khu vực Đông Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhờ có điều này mà Trung Quốc quyết định chọn chính sách kinh tế mở, mặc dù vân giữ hệ tư tưởng chính trị của mình. Thật chẳng quá thổi phồng khi cho rằng, ba quốc gia Đông Á này gần như đã duy trì được một Cộng đồng kinh tế thị trường Đông Á. Bằng cách chia sẻ phương thức phối hợp tư bản phát triển cao, ba quốc gia này đang tạo ra một cá tính Đông Á mới. Đó chính là điều vì sao thế giới đang tập trung chú ý tới Đông Á trong thế kỷ XXI. Vậy thì, ưu thế nào trong các thành tố Đông Á giúp cho các dân tộc vùng này, với những giá trị và truyền thống phong phú, tạo lập và kết nối thành một mạng phát triển cao? Hay nói cách khác, động lực thúc đẩy, làm cho thế giới một lần nữa phải chú ý đến Đông Á, đến từ đâu? Ngắn gọn, đó là Sự sông dậy của truyền thông Khổng giáo. Các quốc gia Đông Á thắng lợi về kinh tế, lại tạo ra một mẫu hình trật tự mới, và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc hơn so với các vùng khác trên thế giới, giữa sự lộn xộn của nền kinh tế tư bản suất hai thập kỷ 70 và 80. Sự sống dậy của truyền thống Khổng giáo qua CNTB Khổng giáo bắt đầu hấp dẫn nền kinh tế thế giới. Khi mà thế giới thế kỷ XXI bắt đầu phát hiện lại Đông Á, thì giới trí thức Đông Á lại bắt đầu tự ý thức để đưa ra những giá trị và cả tính Đông Á như một sự hoán đổi cho văn hóa thế giới trong thế kỷ XXI. Ví dụ, Giáo sư Arif Dirlik, Đại học Tổng hợp Duke, Mỹ, một trong những học giả phương Tây, đã giả định rằng: Sự sống dậy của Khống giáo có thể là do sự bất mãn quá lâu trước Chủ nghĩa âu tâm từng đè nén truyền thông Đông Á. Tuy nhiên, sự dâng trào mạnh mẽ hiện nay là bởi vì có sự khẳng định của các dân tộc Đông Á về ưu thế văn hoá của họ trước Châu Âu và Bắc Mỹ, song ...

Tài liệu được xem nhiều: