Danh mục

Giá trị của các bản hương ước ở các làng, xã Thái Bình trong việc giáo dục ý thức, hình thành nhân cách cho học sinh trung học phổ thông

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 392.20 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hương ước là văn bản quy phạm xã hội quy định các quy tắc ứng xử chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm gìn giữ và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của các địa phương (làng xã). Bài viết này đề cập giá trị của các bản hương ước ở Thái Bình trong việc giáo dục ý thức, hình thành nhân cách cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị của các bản hương ước ở các làng, xã Thái Bình trong việc giáo dục ý thức, hình thành nhân cách cho học sinh trung học phổ thông VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 58-61 GIÁ TRỊ CỦA CÁC BẢN HƯƠNG ƯỚC Ở CÁC LÀNG, XÃ THÁI BÌNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC, HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Trịnh Thị Hường, Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 20/08/2018; ngày sửa chữa: 25/08/2018; ngày duyệt đăng: 28/08/2018. Abstrast: The village convention is a social normative document with general codes of conduct agreed by the people which adjust the self-governing social relationships to preserving and promoting the good traditions and customs of the community (village). Hence, the village conventions are valuable documents to educate moral sense and good traditions for the people in general and high school students in particular. This article discusses the values of the village conventions in Thai Binh in awaness education and personality form for high school students in the current context. Keywords: convention value, personality education, student, Thai Binh Province. 1. Mở đầu “Hương ước” - hay còn gọi là “tục lệ”, “lệ làng” là một bản quy ước thành văn có giá trị về mặt văn hóa, truyền thống, gắn liền với lịch sử, trải qua bao biến cố, thăng trầm cùng thời gian, hương ước đến nay vẫn còn được lưu giữ và đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn, giữ gìn nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Các bản hương ước của cộng đồng làng xã ở Việt Nam chứa đựng những phong tục, tập quán, quy tắc ứng xử trong việc thờ cúng Thành Hoàng làng, người có công lao to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, cũng như việc thờ cúng tổ tiên, quan hệ gia đình, quan hệ làng xóm, ma chay, cưới hỏi, quan hệ lao động, phân xử tranh chấp trong làng, xã... và một phần quan trọng liên quan đến phân chia, quản lí đất đai, đặc biệt là đất đai hương hỏa. Những nội dung quy định trong hương ước được xây dựng vào đầu thế kỉ XX nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội căn bản phát sinh trong đời sống nông thôn Việt Nam truyền thống. Do vậy, các bản hương ước trong cộng đồng làng, xã Việt Nam nói chung, ở tỉnh Thái Bình nói riêng được coi như “thước đo chuẩn mực” giúp mỗi cá nhân tự “soi” lại những hành vi ứng xử, việc làm của mình với người thân, với cộng đồng làng xã, với toàn xã hội. Hương ước có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư cách đạo đức cho mỗi cá nhân, giáo dục cộng đồng, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật, giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Dưới thời kì thống trị của thực dân pháp, các bản Hương ước là một trong những nhân tố “đề kháng” của làng, xã chống lại chính sách đồng hóa của chủ nghĩa thực dân, mặc dù đất nước bị xâm lược, nước mất nhưng làng xã không mất, những phong tục, tập quán, những giá trị văn hóa truyền thống vẫn được gìn giữ và bảo tồn. 58 Vào những năm cuối của thế kỉ XX, đặc biệt trong gần hai thập niên đầu thế kỉ XXI, quá trình phát triển KTXH Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn, diện mạo của đất nước nói chung, các vùng nông thôn, miền núi nói riêng có nhiều khởi sắc, đời sống kinh tế vật chất cũng như nhu cầu văn hóa của người dân không ngừng được nâng lên. Trong quá trình phát triển với xu thế “đô thị hóa” diễn ra hết sức nhanh chóng, sự dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố ngày càng nhiều đã dẫn đến một thực trạng ở nông thôn chủ yếu là người già và trẻ nhỏ, nên phạm vi tác động của hương ước mới đến cộng đồng bị thu hẹp lại, mặt khác, nhiều phong tục, tập quán bị thay đổi, mai một, hoặc thất truyền. Trước tình hình đó, yêu cầu thực tế đặt ra là cần tăng cường hơn nữa việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, cũng như điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong các bản hương ước, quy ước trong cộng đồng. Ngày 19/6/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, trong đó chỉ thị nhấn mạnh: “Trong những năm gần đây, cùng với việc không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho yêu cầu quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng pháp luật, các hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư đã góp phần hỗ trợ không nhỏ trong việc thực hiện pháp luật của Nhà nước, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính tự quản tại cộng đồng dân cư ở cơ sở. Hiện nay, thực hiện chủ trương mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang xây dựng và hoàn thiện hương ước, quy ước làng văn hóa trên cơ sở kế thừa những mặt tích cực của hương ước cũ, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Tại nhiều địa phương, hương ước, quy ước Email: tranthihuongbg78@gmail.com VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 58-61 mới không những góp phần phát huy thuần phong mĩ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lí và đạo đức truyền thống của dân tộc mà còn là ...

Tài liệu được xem nhiều: