Giá trị pháp lý của Hiến pháp 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:“Bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà … là một vết tích lịch sử Hiến pháp đầu tiên trong cõi Á đông… Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập …, dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do …., phụ nữ Việt Nam đã được ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị pháp lý của hiến pháp 1946
Giá trị pháp lý của hiến pháp 1946
Giá trị pháp lý của Hiến pháp 1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:“Bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà …
là một vết tích lịch sử Hiến pháp đầu tiên trong cõi Á đông… Bản Hiến pháp đó
chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó
tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập …, dân tộc Việt Nam đ ã có đủ mọi
quyền tự do …., phụ nữ Việt Nam đã được ngang hàng với đàn ông để được hưởng
chung mọi quyền cá nhân của công dân. Hiến pháp đó đ ã nêu lên một tinh thần
đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công
bình của các giai cấp”.
1.Sự ra đời của Hiến pháp 1946 là một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển
của nhà nước và pháp luật Việt Nam.
Lần đầu tiên ở nước ta cũng như ở khu vực Đông Nam Á, một NN dân chủ nhân
dân được thành lập với hình thức chính thể cộng hòa. Đó là bước ngoặt lớn trong
sự phát triển của tư tưởng dân chủ. Nó có tác dụng cổ vũ cho phong trào đấu tranh
giành độc lập của các dân tộc ở các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á để tiến lên
xây dựng NN kiểu mới - NN dân chủ “của dân, do dân, vì dân”. Sau khi Việt
Nam giành độc lập, Hp 1946 soạn thảo ở Đông Nam Á đã dấy lên phong trào đấu
tranh giành độc lập. Sau Việt Nam, các nước Lào, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-
pin…cũng đứng lên đấu tranh và giành được thắng lợi.
2.Hiến pháp 1946 mang nhiều dấu ấn của chủ nghĩa hiến pháp
Chủ nghĩa hiến pháp là những tư tưởng hợp hiến qua nhiều thời đại. Đặc trưng của
chủ nghĩa hiến pháp chính là giới hạn quyền lực nhà nước, chống lại sự độc quyền
quyền lực để bảo vệ quyền lợi đáng phải có của dân. Nó quy định cách thức nh à
nước phải làm gì và nhà nước phải làm như thế nào, tập trung theo hướng giới hạn
quyền lực của nhà nước. Hiến pháp quy định một chính quyền hợp pháp có trách
nhiệm trong việc bảo vệ lợi ích của cộng đồng và bảo vệ quyền của từng cá nhân
trong xã hội. Chủ nghĩa hợp pháp có ý nghĩa r õ rệt gắn chặt với quan niệm về một
nhà nước pháp quyền. Theo đó, chính quyền không đ ược phép làm những gì tùy
theo ý muốn của các quan chức mà phải hành động theo một thủ tục công bằng
được mọi người công nhận. Mục đích của sự hạn chế các hành động tùy tiện của
chính quyền là để bảo vệ sự tự do, dân chủ của công dân.
Hiến pháp năm 1946 mang những dấu ấn của chủ nghĩa hiến pháp được thể hiện
như sau:
Một là: Chủ nghĩa hiến pháp đòi hỏi phải có Hiến pháp được một Hội đồng lập
hiến hoặc Quốc hội thông qua theo một thủ tục đặc biệt khác với l àm luật.
Hiến pháp là bản văn luật có hiệu lực tối cao đối với toàn bộ việc tổ chức và hoạt
động của nhà nước. Hiến pháp có thể được một Hội đồng hiến pháp thông qua, gọi
là Quốc hội lập hiến. Hoặc có thể do Quốc hội – lập pháp thông qua nhưng phải có
sự phúc quyết của tầng lớp nhân dân. Hiến pháp 1946 đã thực sự do một Quốc hội
lập hiến thông qua.
Theo quy định của Hiến pháp 1946, nước ta không có Quốc hội mà chỉ có Nghị
viện nhân dân với nhiệm kỳ ba năm.
Như vậy, nếu không có chiến tranh, sau khi thông qua hiến pháp, Quốc hội sẽ tự
giải tán để tổ chức bầu Nghị viện nhân dân. Nghị viện nhân dân không thể tự mình
sửa đổi Hiến pháp. Mọi sự sửa đổi, bổ sung đều phải đưa ra toàn dân phúc quyết
(Điều 70 Hiến pháp 1946).
Hai là: Các quyền của người dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo đảm. Hiến pháp
ghi nhận và bảo đảm thì cao hơn là nhà nước ghi nhận và bảo đảm. Vì rằng nếu
nhà nước ghi nhận và bảo đảm thì quyền chủ động là thuộc nhà nước, nhưng nếu
hiến pháp ghi nhận và bảo đảm thì nhà nước không có quyền chủ động ở đây.
Hiến pháp năm 1946 có cách tiếp cận gần với quyền con ng ười nhất. Khác với các
bản hiến pháp sau này, các quyền công dân được hiến pháp 1946 quy định ngay ở
các chương đầu tiên, làm cơ sở cho việc quy định các chương khác.
Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đ ã
khẳng định rằng, chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ; mục đích cao nhất mà
hiến pháp đó hướng tới là “... bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho các tầng lớp
nhân dân, trên cơ sở công nông liên minh và do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nó
phải thật sự bảo đảm nam nữ bình quyền và dân tộc bình đẳng”. Hiến pháp dân
chủ đó không những là cơ sở pháp lý để xây dựng một nhà nước hợp hiến, hợp
pháp, mà còn là nền tảng để ban hành các đạo luật cụ thể nhằm thực hiện và bảo
đảm bằng pháp luật các quyền dân chủ của nhân dân - điều không thể có được
dưới chế độ thực dân, quân chủ chuyên chế trước đây.
ĐểHiến pháp và pháp luật đảm bảo tính khách quan, phù hợp và phản ánh đúng
đắn ý chí, nguyện vọng của nhân dân, Nhà nước phải thực hiện trưng cầu ý dân. Ý
nghĩa của trưng cầu ý dân là ở chỗ, thứ nhất, biểu hiện tính dân chủ; thứ hai, thông
qua đó, Nhà nước phát huy được trí tuệ của toàn dân tộc nhằm hoàn thiện Hiến
pháp và pháp luật, làm cho Hiến pháp và pháp luật luôn thật sự là của nhân dân,
của chế độ dân chủ mới.
Hiến pháp năm 1946, hiến pháp đầu tiên của Việt Nam đã cụ thể hoá các quyền
con người, Nội dung Hiến pháp được xuyên suốt bởi quan điểm nh ư đã được ghi ở
điều 1: Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong
nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, trai gái, giàu
nghèo, giai cấp, tôn giáo.
Ngay từ khi ra đời, Nhà nước cách mạng Việt Nam đã là một nhà nước của dân,
do dân và vì dân. Đó là nhà nước mà toàn bộ hoạt động của nó chỉ hướng tới mục
đích duy nhất là xác lập, bảo vệ và không ngừng mở rộng quyền làm người cho
công dân Việt Nam.
Ba là: bảo vệ nhân quyền. Tư hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản nhất
của con người được hiến pháp ghi nhận tại Điều 12 Chương Quyền lợi và nghĩa vụ
cơ bản của công dân như là một trong những đảm bảo quan trọng trong việc thực
hiện nhân quyền của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Đến hiến pháp 1992
đã lấy lại quy định này và tạo nên một bước tiến vượt bậc cho sự chuyển đổi từ
một nền kinh tế ...