Giá trị tác phẩm đời sống mới của chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng nông thôn mới ở An Giang hiện nay
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 691.32 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
“Đời sống mới” là một tài liệu tuyên truyền, vận động, được Hồ Chí Minh trình bày một cách rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động, thiết thực, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau; tập trung giải quyết các vấn đề lý luận và nhất là thực tiễn về nhiệm vụ và bước đường xây dựng đời sống mới ở Việt Nam. Tác phẩm là sự định hướng khoa học cho việc xây dựng đời sống mới ở nước ta trước đây và xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay nói chung và ở An Giang nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị tác phẩm đời sống mới của chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng nông thôn mới ở An Giang hiện nay GIÁ TRỊ TÁC PHẨM ĐỜI SỐNG MỚI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở AN GIANG HIỆN NAY Th.S Huỳnh Ngọc An TÓM TẮT “Đời sống mới” là một tài liệu tuyên truyền, vận động, được Hồ Chí Minh trình bày một cách rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động, thiết thực, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau; tập trung giải quyết các vấn đề lý luận và nhất là thực tiễn về nhiệm vụ và bước đường xây dựng đời sống mới ở Việt Nam. Tác phẩm là sự định hướng khoa học cho việc xây dựng đời sống mới ở nước ta trước đây và xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay nói chung và ở An Giang nói riêng. Từ khóa: nông thôn, nông thôn mới, An Giang, Hồ Chí Minh, Đời sống mới, học tập, tư tưởng. N ghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đã được nhân dân đồng tình và hưởng ứng tích cực. Trên cơ sở đó, ngày 30/12/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-TTg chỉ đạo các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung trọng tâm nhằm đầy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Sau gần 7 năm thực hiện Chương trình, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự chung sức của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp chính quyền và sự hưởng ứng của nhân dân, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại An Giang đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Mặc dù, số xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới” và mức độ đạt tiêu chí ở nhiều xã ở An Giang đạt ở mức trung bình khá so với các địa phương khác, do điều kiện đặc thù và việc đánh giá, công nhận đi vào thực chất, đúng theo quy định của Trung Chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học An Giang 530 PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH ương, không chạy theo thành tích, phong trào. Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. An Giang thực hiện Chỉ thị trên bằng những hành động cụ thể và sâu rộng trong toàn dân. Xây dựng nông thôn mới ở An Giang là một minh chứng cụ thể. 1. Nội dung Với vị thế là một nước nông nghiệp, vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Nhận thức được điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem đây là phần quan trọng nhất trong nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước đối với Nhà nước mới. Do vậy, Người phát động ngay phong trào “Xây dựng đời sống mới”. Để thực hiện phong trào, tháng 4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh về xây dựng đời sống mới; tháng 12/1946, Người lại ký Sắc lệnh thành lập Ủy ban xây dựng kế hoạch kiến thiết đất nước. Tháng 3/1947, tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (bút danh Tân Sinh) ra đời có tác dụng chỉ đạo và là cơ sở lý luận quan trọng cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới của nước ta. Tác phẩm ra đời trong bối cảnh đất nước vừa được giải phóng khỏi ách đế quốc, thực dân, giành được độc lập dân tộc với nhiều khó khăn, phức tạp; cả nước phải thực hiện nhiệm vụ mới kháng chiến gắn liền với kiến quốc nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc vừa giành được và xây dựng nước Việt Nam mới. Tác phẩm gồm Lời tựa, 19 mục, đánh số thứ tự từ I đến XIX, trình bày dưới dạng hỏi – đáp. Mỗi mục giải quyết một mặt của đời sống xoay quanh chủ đề chính là tập trung giải quyết vấn đề lý luận và nhất là thực tiễn về nhiệm vụ và bước đường xây dựng đời sống mới ở Việt Nam dưới chế độ dân chủ cộng hòa. Trong lời tựa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định ý nghĩa của tác phẩm là giúp nhân dân ta thực hành đời sống mới để cứu quốc và kiến quốc: “Trong lúc kháng chiến cứu quốc chúng ta phải đồng thời kiến quốc. Thực hành đời sống mới là một điều cần thiết cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc. Anh TÂN SINH viết quyển “Đời sống mới” một cách vắn tắt, rõ ràng, thiết thực, dễ hiểu. Đó là một quyển sách nhỏ, chỉ rõ bước đường đời sống mới. Tôi mong đồng bào ta mỗi người có một quyển Đời sống mới để xem, để hiểu, để thực hành đời 531 sống mới. Như thế, chúng ta nhất định sẽ tiến bộ hơn” 1. Muốn xây dựng thành công nông thôn mới mỗi người phải tự xây dựng đời sống mới cho riêng mình. Trên cơ sở đó góp phần xây dựng đời sống mới cho cả cộng đồng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Do nhiều người nhóm lại mà thành làng, do nhiều làng nhóm lại mà thành nước. Nếu người này cũng xấu, người kia cũng xấu, thì thành làng xấu, nước hèn. Nếu mỗi người đều tốt, thì thành làng tốt, nước mạnh. Người là gốc của làng nước. Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường” 2. Việc xây dựng đời sống mới phải được thực hiện trên các nguyên tắc: cần, kiệm, liêm, chính và tích cực tăng gia sản xuất, Người nhấn mạnh: “Muốn tăng gia sản xuất, mọi người phải Cần, phải Kiệm. Không Cần, thì phí thời giờ nhiều mà sản xuất được ít. Không Kiệm thì làm được bao nhiêu, dùng hết bấy nhiêu, rút cục cũng như sản xuất ít. Tăng gia sản xuất ích riêng ch o mình mà cũng ích chung cho cả nước. Nếu không có tinh thần Liêm và Chính, nếu tham lam ích kỷ, thì không thể phát đạt việc tăng gia sản xuất. Vì vậy, tăng gia sản xuất và đời sống mới phải đi đôi với nhau, không thể lìa nhau” 3. Đất nước ta còn nghèo lại đang phải khắc phục nhiều hậu quả nặng nề do chiến tranh để ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị tác phẩm đời sống mới của chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng nông thôn mới ở An Giang hiện nay GIÁ TRỊ TÁC PHẨM ĐỜI SỐNG MỚI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở AN GIANG HIỆN NAY Th.S Huỳnh Ngọc An TÓM TẮT “Đời sống mới” là một tài liệu tuyên truyền, vận động, được Hồ Chí Minh trình bày một cách rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động, thiết thực, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau; tập trung giải quyết các vấn đề lý luận và nhất là thực tiễn về nhiệm vụ và bước đường xây dựng đời sống mới ở Việt Nam. Tác phẩm là sự định hướng khoa học cho việc xây dựng đời sống mới ở nước ta trước đây và xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay nói chung và ở An Giang nói riêng. Từ khóa: nông thôn, nông thôn mới, An Giang, Hồ Chí Minh, Đời sống mới, học tập, tư tưởng. N ghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đã được nhân dân đồng tình và hưởng ứng tích cực. Trên cơ sở đó, ngày 30/12/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-TTg chỉ đạo các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung trọng tâm nhằm đầy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Sau gần 7 năm thực hiện Chương trình, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự chung sức của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp chính quyền và sự hưởng ứng của nhân dân, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại An Giang đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Mặc dù, số xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới” và mức độ đạt tiêu chí ở nhiều xã ở An Giang đạt ở mức trung bình khá so với các địa phương khác, do điều kiện đặc thù và việc đánh giá, công nhận đi vào thực chất, đúng theo quy định của Trung Chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học An Giang 530 PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH ương, không chạy theo thành tích, phong trào. Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. An Giang thực hiện Chỉ thị trên bằng những hành động cụ thể và sâu rộng trong toàn dân. Xây dựng nông thôn mới ở An Giang là một minh chứng cụ thể. 1. Nội dung Với vị thế là một nước nông nghiệp, vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Nhận thức được điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem đây là phần quan trọng nhất trong nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước đối với Nhà nước mới. Do vậy, Người phát động ngay phong trào “Xây dựng đời sống mới”. Để thực hiện phong trào, tháng 4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh về xây dựng đời sống mới; tháng 12/1946, Người lại ký Sắc lệnh thành lập Ủy ban xây dựng kế hoạch kiến thiết đất nước. Tháng 3/1947, tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (bút danh Tân Sinh) ra đời có tác dụng chỉ đạo và là cơ sở lý luận quan trọng cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới của nước ta. Tác phẩm ra đời trong bối cảnh đất nước vừa được giải phóng khỏi ách đế quốc, thực dân, giành được độc lập dân tộc với nhiều khó khăn, phức tạp; cả nước phải thực hiện nhiệm vụ mới kháng chiến gắn liền với kiến quốc nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc vừa giành được và xây dựng nước Việt Nam mới. Tác phẩm gồm Lời tựa, 19 mục, đánh số thứ tự từ I đến XIX, trình bày dưới dạng hỏi – đáp. Mỗi mục giải quyết một mặt của đời sống xoay quanh chủ đề chính là tập trung giải quyết vấn đề lý luận và nhất là thực tiễn về nhiệm vụ và bước đường xây dựng đời sống mới ở Việt Nam dưới chế độ dân chủ cộng hòa. Trong lời tựa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định ý nghĩa của tác phẩm là giúp nhân dân ta thực hành đời sống mới để cứu quốc và kiến quốc: “Trong lúc kháng chiến cứu quốc chúng ta phải đồng thời kiến quốc. Thực hành đời sống mới là một điều cần thiết cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc. Anh TÂN SINH viết quyển “Đời sống mới” một cách vắn tắt, rõ ràng, thiết thực, dễ hiểu. Đó là một quyển sách nhỏ, chỉ rõ bước đường đời sống mới. Tôi mong đồng bào ta mỗi người có một quyển Đời sống mới để xem, để hiểu, để thực hành đời 531 sống mới. Như thế, chúng ta nhất định sẽ tiến bộ hơn” 1. Muốn xây dựng thành công nông thôn mới mỗi người phải tự xây dựng đời sống mới cho riêng mình. Trên cơ sở đó góp phần xây dựng đời sống mới cho cả cộng đồng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Do nhiều người nhóm lại mà thành làng, do nhiều làng nhóm lại mà thành nước. Nếu người này cũng xấu, người kia cũng xấu, thì thành làng xấu, nước hèn. Nếu mỗi người đều tốt, thì thành làng tốt, nước mạnh. Người là gốc của làng nước. Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường” 2. Việc xây dựng đời sống mới phải được thực hiện trên các nguyên tắc: cần, kiệm, liêm, chính và tích cực tăng gia sản xuất, Người nhấn mạnh: “Muốn tăng gia sản xuất, mọi người phải Cần, phải Kiệm. Không Cần, thì phí thời giờ nhiều mà sản xuất được ít. Không Kiệm thì làm được bao nhiêu, dùng hết bấy nhiêu, rút cục cũng như sản xuất ít. Tăng gia sản xuất ích riêng ch o mình mà cũng ích chung cho cả nước. Nếu không có tinh thần Liêm và Chính, nếu tham lam ích kỷ, thì không thể phát đạt việc tăng gia sản xuất. Vì vậy, tăng gia sản xuất và đời sống mới phải đi đôi với nhau, không thể lìa nhau” 3. Đất nước ta còn nghèo lại đang phải khắc phục nhiều hậu quả nặng nề do chiến tranh để ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nông thôn mới Đời sống mới Giá trị tác phẩm đời sống mới Xây dựng nông thôn mới Xây dựng đời sống mới ở Việt NamTài liệu liên quan:
-
35 trang 346 0 0
-
Một số giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay
4 trang 242 0 0 -
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng
2 trang 125 0 0 -
124 trang 113 0 0
-
11 trang 105 0 0
-
5 trang 89 0 0
-
13 trang 86 0 0
-
98 trang 67 0 0
-
Quyết định số 3194/QĐ-UBND 2013
42 trang 58 0 0 -
53 trang 57 0 0