Danh mục

Giá trị thang điểm đánh giá mức độ nặng AAIRS trong cơn hen cấp ở trẻ em

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 308.59 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc đánh giá đúng mức độ nặng cơn hen cấp giúp đưa ra chiến lược xử trí phù hợp. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát giá trị của thang điểm AAIRS trong đánh giá mức độ nặng cơn hen cấp ở trẻ em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị thang điểm đánh giá mức độ nặng AAIRS trong cơn hen cấp ở trẻ em Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 3, tập 12, tháng 6/2022Giá trị thang điểm đánh giá mức độ nặng AAIRS trong cơn hen cấp ởtrẻ em Bùi Bỉnh Bảo Sơn1*, Phạm Trọng Phú1, Đỗ Hồ Tĩnh Tâm1 (1) Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế Tóm tắt Đặt vấn đề: Việc đánh giá đúng mức độ nặng cơn hen cấp giúp đưa ra chiến lược xử trí phù hợp. Mục tiêucủa nghiên cứu là khảo sát giá trị của thang điểm AAIRS trong đánh giá mức độ nặng cơn hen cấp ở trẻ em.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 226 trẻ 1-15 tuổi vào viện vì cơnhen cấp từ 4/2018 đến 06/2020. Kết quả: Đa số trẻ vào viện với cơn hen cấp nặng (44,2% ở trẻ 1-5 tuổi và85,5% ở trẻ 6-15 tuổi). Tỷ lệ thang điểm AAIRS nhẹ, trung bình và nặng lần lượt là 31,0%, 56,6%, và 12,4%. Ởtrẻ 1-5 tuổi, điểm AAIRS ≥ 9 có độ nhạy 73,81%, độ đặc hiệu 83,02% trong phân độ cơn hen cấp nặng theohướng dẫn của Bộ Y tế (AUC = 0,833); với mức độ phù hợp yếu (kappa = 0,17). Ở trẻ 6-15 tuổi, điểm AAIRS ≥6 có độ nhạy 89,29% và độ đặc hiệu 100% trong phân độ cơn hen cấp nặng theo GINA (AUC = 0,951); với mứcđộ phù hợp trung bình (kappa = 0,56). Kết luận: thang điểm AAIRS chưa thể thay thế các hướng dẫn đánh giámức độ nặng cơn hen cấp hiện hành, nhất là ở trẻ 1-5 tuổi. Từ khóa: cơn hen cấp, thang điểm AAIRS, trẻ em AbstractValue of the acute asthma intensity research score (AAIRS) for asthmaexacerbations in children Bui Binh Bao Son1*, Pham Trong Phu1, Do Ho Tinh Tam1 (1) Dept. of Pediatrics, University of Medicine and Pharmacy, Hue University Background: Correct severity assessment of asthma exacerbations helps in appropriate management.The purpose of the study was to investigate the value of the Acute Asthma Intensity Research Score (AAIRS)in assessing the severity of asthma exacerbations in children. Methods: A cross-sectional descriptive studywas conducted in 226 children aged 1-15 years admitted with asthma exacerbations from April 2018 to June2020. Results: The majority of children were admitted with severe asthma exacerbations (44.2% in childrenaged 1-5 years and 85.5% in children aged 6-15 years). The prevalence of mild, moderate, and severe AAIRSwere 31.0%, 56.6%, and 12.4%, respectively. In children 5 years and younger, AAIRS ≥ 9 had a sensitivity of73.81% and a specificity of 83.02% in the classification of severe asthma exacerbations according to theguidelines of Vietnam Ministry of Health (AUC = 0.833) with Cohen’s kappa coefficient k = 0.17. In childrenaged 6-15 years, AAIRS ≥ 6 had a sensitivity of 89.29% and a specificity of 100% in the classification of severeasthma exacerbations according to the GINA guidelines (AUC = 0.951) with Cohen’s kappa coefficient k =0.56. Conclusion: The AAIRS was not a substitute for current guidelines for assessing asthma exacerbationseverity, especially in children aged 1-5 years. Key words: asthma exacerbations, AAIRS, children. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Thúy và Bùi Bỉnh Bảo Hiện nay, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới Sơn năm 2018 tại Bệnh viện Trung ương Huế cho(WHO) có khoảng 339 triệu người mắc hen, năm thấy 6% trẻ dưới 5 tuổi và 6,67% trẻ trên 5 tuổi vào2015 có khoảng 383.000 trường hợp tử vong do hen viện vì hen mức độ nặng [3]. Việc đánh giá đúng[1]. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng mức độ nặng cơn hen cấp sẽ giúp bác sĩ lựa chọnngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), tỷ lệ lưu hành hen ở phương pháp điều trị hợp lý qua đó làm giảm gánhtrẻ em tính riêng trong năm 2018 là 7,5%, trong đó nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong.nhóm 5-14 tuổi là 8,6%, nhóm 0-4 tuổi là 3,8% [2]. Trong thực hành lâm sàng hiện nay tại Việt Nam,Cơn hen cấp là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ có nhiều hướng dẫn giúp đánh giá mức độ nặng cơnphải nhập viện, nhập ICU hoặc thậm chí gây tử vong. hen, trong đó hai hướng dẫn của Bộ Y tế và GINA Địa chỉ liên hệ: Bùi Bỉnh Bảo Sơn; email: bbbson@huemed-univ.edu.vn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: