Bài viết Giá trị tích lũy các bon của rừng Đước (Rhizophora apiculta Blume) tại tỉnh Cà Mau trình bày: Nghiên cứu tiến hành xác định tích lũy các bọ và giá trị hấp thụ các bon của Đước trên các cấp tuổi và cỡ kính khác nhau tại huyện Ngọc Hiển và Năm Căn, tỉnh Cà Mau,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị tích lũy các bon cuẩ rừng Đước (Rhizophora apiculta Blume) tại tỉnh Cà MauQuản lý Tài nguyên rừng & Môi trườngGIÁ TRỊ TÍCH LŨY CÁC BON CỦA RỪNG ĐƯỚC (Rhizophora apiculta Blume)TẠI TỈNH CÀ MAUNguyễn Thị Hà1, Viên Ngọc Nam2, Nguyễn Thị Hoa31,3Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệpĐại học Nông Lâm TP. HCM2TÓM TẮTNghiên cứu tiến hành xác định tích lũy các bon và giá trị hấp thụ các bon của rừng Đước (Rhizophora apiculataBlume) trên các cấp tuổi và cỡ kính khác nhau tại huyện Ngọc Hiển và Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Phương phápđiều tra ô tiêu chuẩn điển hình với số lượng 56 OTC (50 m x 50 m), trong ô tiêu chuẩn lập 5 ô điều tra với diệntích 10 x 10 m và chặt hạ 46 cây tiêu chuẩn theo các cấp tuổi, cỡ kính khác nhau được sử dụng để đo đếm sinhkhối tươi. Phân tích sinh khối khô được thực hiện theo phương pháp tủ sấyở nhiệt độ 105oC và phân tích hàmlượng các bon trong sinh khối bằng máy TOC/TN HT 1300. Kết quả nghiên cứu về tích lũy các bon của cây cáthể và rừng Đước (Rhizophora apiculata Blume) ở Cà Mau cho thấy khả năng tích lũy các bon trung bình trênmặt đất của cây cá thể và rừng Đước ở các cỡ kính và cấp tuổi khác nhau có sự khác biệt đáng kể. Cây cóđường kính thấp nhất là 3,2 cm tương ứng với lượng các bon tích lũy là 2,0 kg, cây có đường kính lớn nhất là35,2 cm tương ứng với lượng các bon tích lũy là 641,8 kg; Trung bình cây có đường kính khoảng 12,9 cmthìtích lũy được 95,4 kg các bon trong sinh khối cây. Rừng ở cấp tuổi I có lượng các bon tích lũy là 41,6 tấn/ha;cấp tuổi II là 79,4 tấn/ha, cấp tuổi III là 101,4 tấn/ha, cấp tuổi IV là 132,9 tấn/ha, cấp tuổi V là 154,0 tấn/ha, vàcấp tuổi VI là 167,4 tấn/ha. Giá trị tích lũy các bon của rừng phụ thuộc vào sinh trưởng của rừng. Giá trị tíchlũy các bon bình quân của cho một ha rừng Đước sẽ từ 8,1 – 33,6 triệu/ha đối với cấp tuổi I, từ 15,4 – 64,2triệu/ha cho cấp tuổi II; từ 19,7 – 81,9 triệu/ha với cấp tuổi III; khoảng 25,8 – 107,3 triệu/ha cho cấp tuổi IV, từ29,8 – 124,4 triệu/ha với cấp tuổi V và cấp tuổi VI từ 32,5 – 135,2 triệu/ha. Như vậy, so với các giá trị hiện tạikhác mà người trồng rừng có thể thu được thì giá trị tích lũy các bon của rừng là khá cao.Từ khoá: Cà Mau, các bon, rừng Đước, tích lũy.I. ĐẶT VẤN ĐỀNhững thập niên gần đây CO2 được coi nhưlà khí nhà kính vì nó có ảnh hưởng rất lớn đếnbiến đổi khí hậu toàn cầu. Hoạt động conngười như công nghiệp hóa, nạn phá rừngvàđốt các nhiên liệu hóa thạch đã gây ra sự giatăng mức độ CO2 trong khí quyển. Tuy nhiên,bản chất CO2 có cơ chế được thu hồi và lưu trữtrong các bể chứa ở dạng các bon. Các bon côlập chủ yếu được lưu trữ trong sinh khối củacây hoặc rừng. Ban Liên Chính phủ về Biếnđổi khí hậu (IPPC) xác định năm bể chứa cácbon trong sinh khối hệ sinh thái, cụ thể là sinhkhối trên mặt đất, sinh khối dưới mặt đất, vậtrụng, mảnh vụn gỗ và chất hữu cơ trong đất.Trong số tất cả các bể chứa các bon, sinh khốitrên mặt đất chiếm phần lớn các bể các bon.Do đó việc nghiên cứu khả năng lưu trữ cácbon trong sinh khối và quản lý, giám sát và dựbáo được nguồn các bon lưu trữ trong các hệsinh thái rừng là rất quan trọng.Hiện nay, trên 60 % diện tích rừng ngậpmặn của cả nước phân bố ở Đồng bằng sôngCửu Long, tập trung nhiều nhất ở 2 huyệnNgọc Hiển và Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mau vớidiện tích chiếm nhiều nhất là rừng Đước. Việcxác định giá trị các bon tích lũy trong các bộphân thân, cành, lá và rễ trên mặt đất của câyĐước và quần thể rừng Đước sẽ đóng góp mộtphần nhỏ trong việc cung cấp số liệu làm cơ sởxác định khả năng tích lũy các bon của rừng cơsở để chi trả phí dịch vụ môi trường rừng, cungcấp thông tin trong việc tham gia các dự án cóliên quan đến giảm phát thải từ mất rừng vàsuy thoái rừng và bảo tồn đa dạng sinh học(REDD+), đồng thời cũng có thể dự báo về sốlượng các bon tiềm năng có thể được phát radưới dạng CO2 khi rừng bị chặt phá hoặcđốt cháy.II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Phạm vi và nội dung nghiên cứuBài báo nghiên cứu các bon tích lũy trongsinh khối cây đứng trên mặt đất và rễ trên mặtđất của cây Đước (Rhizophora apiculataTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017101Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trườngBlume) bao gồm các bộ phận: thân, cành, lá vàrễ trên mặt đất được thu thập thông quaphương pháp chặt hạ cây và phân tích mẫusinh khối để xác định khả năng tích lũy cácbon trong sinh khối của cây Đước và rừngĐước với nội dung nghiên cứu: Nghiên cứukhả năng tích lũy các bon trong sinh khối củacác bộ phận và cây cá thể; Nghiên cứu khảnăng tích lũy các bon trong sinh khối của quầnthể theo cỡ kínhvà cấp tuổi của rừng; Ước tínhgiá trị tích lũy của rừng Đước.2.2. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứuĐối tượng nghiên cứuNghiên cứu được tiến hành trên đối tượngrừng Đước (Rhizophora apiculta Blume) tậptrung tại hai huyện nhiều diện tích rừng Đướcnhất là huyện Ngọc Hiển và huyện Năm Căn,tỉnh Cà Mau từ cấp tuổi I đến cấp tuổi VI.Nghiên cứu tập trung xác định khả năng tíchlũy các ...