Danh mục

Giá trị và chuẩn mực của văn hóa đạo đức Phật giáo

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 207.35 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu văn hóa đạo đức nói chung và văn hóa đạo đức Phật giáo nói riêng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng bởi các công trình nghiên cứu về văn hóa đạo đức Phật giáo dưới góc độ tôn giáo, đặc biệt vấn đề thực hành tôn giáo vẫn còn ít. Bài viết phân tích một số giá trị và chuẩn mực của đạo đức Phật giáo qua các giáo lý vàcác nghi lễ Phật giáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị và chuẩn mực của văn hóa đạo đức Phật giáoTRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỘI HỌCPhan Thị LanGiá trị và chuẩn mựccủa văn hóa đạo đức Phật giáoPhan Thị Lan *Tóm tắt: Nghiên cứu văn hóa đạo đức nói chung và văn hóa đạo đức Phật giáo nóiriêng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng bởi các công trình nghiên cứu về văn hóa đạođức Phật giáo dưới góc độ tôn giáo, đặc biệt vấn đề thực hành tôn giáo vẫn còn ít. Bàiviết phân tích một số giá trị và chuẩn mực của đạo đức Phật giáo qua các giáo lý vàcác nghi lễ Phật giáo. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để nhìn nhận và đánh giákhách quan sự đóng góp của văn hóa đạo đức Phật giáo đối với văn hóa đạo đứctruyền thống Việt Nam.Từ khóa: Giá trị; văn hóa; đạo đức; chuẩn mực; Phật giáo.1. Mở đầuVăn hóa đạo đức là nền tảng tinh thần xãhội. Một xã hội sẽ suy yếu và sụp đổ nếukhông có một nền tảng tinh thần vững chắc.Văn hóa đạo đức biểu hiện trình độ và tínhchất nhân văn của nền văn hóa ở mỗi cộngđồng, mỗi thời đại khác nhau [9, tr.7]. Ởnước ta hiện nay, nền kinh tế có sự tăngtrưởng vượt bậc, đời sống của người dânđược nâng cao. Song, mặt trái của kinh tếthị trường cũng đã làm nảy sinh sự lệchchuẩn đạo đức ở một bộ phận người dân(coi thường các giá trị văn hóa đạo đức dântộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhânvị kỷ...), đang gây hại đến thuần phong mỹtục của dân tộc. Sự suy thoái về đạo đức, lốisống đang diễn ra ở một bộ phận không nhỏcán bộ, đảng viên. Không ít người vì đồngtiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩagia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồngnghiệp... Trước thực trạng đó chúng ta cầntiếp tục nghiên cứu làm rõ các loại hình vănhóa đạo đức đã tồn tại lâu đời ở Việt Nam,trong đó có văn hóa đạo đức Phật giáo.Nghiên cứu về văn hóa đạo đức Phật giáokhông chỉ giúp chúng ta nhìn nhận và đánhgiá khách quan sự đóng góp của Phật giáođối với văn hóa đạo đức truyền thống ViệtNam, mà còn trên cơ sở đó kịp thời đưa ranhững giải pháp khắc phục sự lệch chuẩnđạo đức ở một bộ phận người dân hiện nay.2. Giá trị đạo đức Phật giáo(*)Phật giáo đề cao con người. Hay nói cáchkhác, tiền đề xuất phát của Phật giáo là conngười sống hiện hữu. Con người là trọngtâm trong văn hóa đạo đức Phật giáo. Nềntảng để xây dựng văn hóa đạo đức Phật giáolà Giáo lý Nghiệp. Đó là định luật về Nhân Quả và sự tác động của nó đối với tiến trìnhsống của con người; về sự báo ứng củanhững suy nghĩ, lời nói, việc làm của conngười đối với đời sống của chính mình. Dovậy, con người chính là chủ nhân của sựhạnh phúc hay đau khổ. Muốn có đời sống(*)Thạc sĩ, Thích Đàm Lan, Giáo hội Phật giáo ViệtNam, quận Long Biên, Hà Nội. ĐT: 0942163529.Email: thaybode_56@yahoo.com.vn.49Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(100) - 2016không khổ đau thì mỗi người phải tạo ra“Nghiệp” tốt lành ngay trong suy nghĩ, lờinói, hành động của mình thay vì đi tìm kiếmhạnh phúc ngoài kiếp sống. Đó là điểm xuấtphát để giáo lý Nghiệp đi đến chủ trươngxây dựng một nền đạo đức nhân bản. Đây làđiểm khác biệt cơ bản giữa Phật giáo với cáctôn giáo khác (các tôn giáo như Ấn giáo,Khổng giáo, Đạo giáo, thừa nhận sự thốngtrị, sự quyết định của các thế lực, các sứcmạnh tại ngoại đối với đời sống con người).Phật giáo là một tôn giáo từ bi, một hệthống triết học và một nền đạo đức nhânbản. Hệ thống kinh điển đồ sộ và hoàn thiệncủa Phật giáo là “Tam Tạng Kinh” bao gồmKinh, Luật, Luận, ở đó chứa đựng nhữnggiá trị đạo đức nhân sinh, hướng con ngườitới chân lý sống bình đẳng, tri túc, vô ngã vịtha. Những chân lý ấy luôn phù hợp vớimọi căn tính của chúng sinh, đáp ứng nhucầu của mọi thời đại.Trong “Tam Tạng Kinh” thì Kinh lànhững lời răn, dạy, giáo huấn của Đức Phậtvề thế gian, vũ trụ và cuộc sống nhân sinh;Luận là sự lập luận, chú giải, đàm luận củacác đệ tử về những lời dạy trong kinh củaĐức Phật; Luật là những điều Đức Phật chếđịnh để ngăn cấm, khuyên răn các tín đồ, đệtử của Ngài. Luật bao gồm những quychuẩn đạo đức bắt buộc đối với các tín đồ,đệ tử của Phật, nhằm hướng đến cuộc sốngthực hành đạo đức và có tác dụng chuyểnhóa con người, cải tạo xã hội, hướng xã hộitới những giá trị đạo đức chân, thiện, mỹ.Những giá trị đạo đức Phật giáo bao gồmmột hệ thống các giá trị về từ, bi, hỉ, xả, lẽcông bằng bình đẳng, lòng khoan dung vàđức hiếu sinh... “Từ, bi, hỉ, xả” (hay còn gọilà “Tứ vô lượng tâm”) là một trong những50giá trị cốt lõi của Phật giáo, có ảnh hưởngkhá nhiều đến đời sống đạo đức của ngườiViệt Nam trong lịch sử cũng như trong giaiđoạn hiện nay.Tâm “Từ” là lòng từ ái vô lượng, vô biên,là cái đối trọng với sân hận. Theo quan niệmcủa Phật giáo, cái tâm sân hận không thểđược dập tắt bằng lòng thù oán mà nó chỉ cóthể hóa giải được bằng tâm “Từ”. Nếu dùngoán để trả oán, thì oán oán sẽ chập trùng,khó mà chấm dứt được dòng nhân quả vaytrả, trả vay bất tận. Bởi vì theo Phật giáo:“Lấy oán báo oán, oán sẽ chất chồng/ Lấyơn báo oán, oán sẽ tiêu tan”.Tâm “Bi” là lòng xót thương vô hạn, làsự rung động trước nỗi đau của người khácvà nỗi đau của nhân thế; là sự cảm thông vôhạn đối với con người, đối với mọi chúngsinh không phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo,sang hèn, thân sơ. Tâm “bi” chính là cái đốitrọng với hung bạo, hận thù nhưng nó hoàntoàn không phải là sự bi lụy. Đức Phật đãdạy rằng, hận thù không bao giờ diệt đượchận thù, từ bi diệt hận thù đó là định luậtnghìn thu.Tâm “Hỷ” là vui với niềm vui của ngườikhác, buồn với nỗi buồn của người khác,không hiềm khích ganh tỵ trước thành tựucủa người khác.Tâm “Xả” là không luyến ái, không bựctức, nóng giận trong phiền não.Tóm lại, “từ, bi, hỷ, xả” là thái độ cùngvui, cùng buồn với tất cả chúng sinh, là tưtưởng cứu khổ, cứu nạn.Bên cạnh những giá trị đạo đức từ, bi,hỷ, xả vừa nêu trên, công bằng, bình đẳngvà lòng khoan dung cũng là những giá trịđạo đức quan trọng của Phật giáo. Côngbằng là theo đúng lẽ phải, không thiên vị;Phan Thị Lanbình đẳng là ngang hàng nhau về địa vị vàquyền lợi; còn khoan dung là lòng rộng ...

Tài liệu được xem nhiều: