Giá trị văn hóa của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà ở Bắc Giang
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 211.50 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bằng việc tập trung trình bày các khía cạnh khác nhau của mộc bản, như: Văn hóa Phật giáo, ngôn ngữ, văn học, thẩm mỹ hội họa và điêu khắc gỗ… bài viết nhằm một lần nữa khẳng định lại những giá trị văn hóa phong phú của di sản mộc bản ở Việt Nam nói chung và mộc bản ở Bắc Giang nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị văn hóa của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà ở Bắc GiangNghiên cứu Tôn giáo. Số 1&2 - 2017 69NGUYỄN NGỌC MAI* GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA MỘC BẢN CHÙA VĨNH NGHIÊM VÀ CHÙA BỔ ĐÀ Ở BẮC GIANG Tóm tắt: Việc UNESCO công nhận mộc bản lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà (Bắc Giang) là “di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” tháng 5 năm 2012 đã khẳng định những giá trị quan trọng nhiều mặt của loại hình di sản chữ viết đặc biệt này. Bằng việc tập trung trình bày các khía cạnh khác nhau của mộc bản, như: Văn hóa Phật giáo, ngôn ngữ, văn học, thẩm mỹ hội họa và điêu khắc gỗ… bài viết nhằm một lần nữa khẳng định lại những giá trị văn hóa phong phú của di sản mộc bản ở Việt Nam nói chung và mộc bản ở Bắc Giang nói riêng. Từ khóa: Giá trị, mộc bản, Bổ Đà, Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang, Phật giáo. 1. Khái quát về mộc bản ở Việt Nam Là một dạng những bản gỗ khắc chữ Hán Nôm dùng để in thànhsách, mộc bản còn lại hiện nay ở Việt Nam phân bố tản mạn ở nhiềuđịa phương như chùa Quài (Đông Hưng, Thái Bình), chùa VĩnhNghiêm, chùa Bổ Đà (Bắc Giang), chùa Dâu (Bắc Ninh) và một vàinơi khác, như: chùa Vạn Đức, Chúc Thánh (Hội An, Quảng Nam).Ngoài ra, còn một số lượng lớn mộc bản hiện đang được lưu giữ tạikho lưu trữ tại Đà Lạt (Lâm Đồng). Mộc bản còn lưu lại đến ngày nayhầu hết có niên đại từ thời Lê Mạt và Nguyễn. Dưới thời quân chủ, donhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực của xã hội, các điều luật bắtbuộc dân chúng phải tuân theo và cũng để lưu truyền công danh sựnghiệp của các vua chúa, các sự kiện lịch sử,... triều đình đã cho khắc* Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Bài viết này tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước 2014-2017: Giátrị di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang do ViệnNghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì thực hiệnnhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ giao.Ngày nhận bài: 10/01/2017; Ngày biên tập: 23/01/2017; Ngày duyệt đăng: 20/02/2017.70 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1&2 - 2017nhiều bộ sách sử và các tác phẩm văn chương để ban cấp cho các nơi.Trong quá trình hoạt động đó đã sản sinh ra một loại hình tài liệu đặcbiệt, đó là mộc bản. Đây là những tài liệu gốc độc bản. Được chế tác từ vật liệu là gỗ cây Thị, gỗ cây Ngô đồng nên cónhiều ưu điểm như mịn, mềm, dai, dễ chạm khắc những hình khối sắcnét và không bị cong vênh theo thời gian. Các mộc bản được khắcbằng chữ Hán và Nôm, chữ khắc ngược (âm bản), khi in ra giấy sẽ trởthành chữ xuôi và được đóng, sử dụng theo truyền thống ngườiPhương Đông. Các ván in sau nhiều lần in đều ngả màu đen bóng, bềmặt phủ một lớp dầu mực in khá dày nhằm chống thấm nước, mốimọt. Phần lớn ván in được khắc trên 2 mặt, kiểu chữ chân phương.Mỗi trang sách in ra sẽ có biên lan (khung viền lề sách), bản tâm (vịtrí khắc tiêu đề sách), ngư vĩ (gáy sách). Đặc biệt, ở ván khắc tươngứng với trang đầu và trang cuối của mỗi cuốn sách, thường có lạckhoản cho biết thời gian san khắc, người san khắc, địa điểm tàng trữ.Đây là những thông tin rất tốt cho việc tìm hiểu nguồn gốc, thời gianra đời của các tài liệu kinh điển, thậm chí góp phần lý giải nhiều cănnguyên xã hội và bối cảnh ra đời của mỗi tác phẩm. Nét chữ khắc trên mộc bản rất tinh xảo và sắc nét. Ðây là những tàiliệu có giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa ViệtNam các giai đoạn khác nhau, đặc biệt là thời cận đại. Trong khi côngnghệ in ấn chưa ra đời thì phương thức in ấn bằng bản âm mộc bảnđược sử dụng như một phương tiện chính thức và phổ biến để in ấncác tài liệu chữ viết. Đối với nhiều lĩnh vực như tôn giáo, văn học viết,chính trị, tư tưởng, pháp chế các triều đại trước thì các bản khắc mộcbản đã tồn tại như một tài liệu gốc. Nó không chỉ mang tính chấtnhững văn bản gốc để giúp đối chiếu, sao lưu nhiều tài liệu kinh bổnhiện đang lưu hành mà với những công năng hữu dụng của mộc bản,nhiều tài liệu có giá trị ở các lĩnh vực khác của văn hóa nước nhà đãđược lưu giữ. Theo đánh giá về nội dung sơ bộ của 34.555 tài liệumộc bản hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4(Đà Lạt) có tới 935 quyển có nội dung rất phong phú và được chia làm9 chủ đề chính, như: lịch sử, địa lý, quân sự, pháp chế, văn thơ, tôngiáo - tư tưởng - triết học, ngôn ngữ - văn tự, chính trị - xã hội, vănhóa - giáo dục, thậm chí có cả những bản khắc lưu truyền công danh,Nguyễn Ngọc Mai. Giá trị văn hóa của mộc bản... 71sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thờicuộc, các cuộc tiễu trừ giặc dã. Như vậy, vượt qua thời gian, những văn bản gốc đã đóng vai tròlà nguồn sử liệu phản ánh về các triều đại; là kho tàng lưu giữ các trithức thời đại của dân tộc trên nhiều lĩnh vực như tô ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị văn hóa của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà ở Bắc GiangNghiên cứu Tôn giáo. Số 1&2 - 2017 69NGUYỄN NGỌC MAI* GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA MỘC BẢN CHÙA VĨNH NGHIÊM VÀ CHÙA BỔ ĐÀ Ở BẮC GIANG Tóm tắt: Việc UNESCO công nhận mộc bản lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà (Bắc Giang) là “di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” tháng 5 năm 2012 đã khẳng định những giá trị quan trọng nhiều mặt của loại hình di sản chữ viết đặc biệt này. Bằng việc tập trung trình bày các khía cạnh khác nhau của mộc bản, như: Văn hóa Phật giáo, ngôn ngữ, văn học, thẩm mỹ hội họa và điêu khắc gỗ… bài viết nhằm một lần nữa khẳng định lại những giá trị văn hóa phong phú của di sản mộc bản ở Việt Nam nói chung và mộc bản ở Bắc Giang nói riêng. Từ khóa: Giá trị, mộc bản, Bổ Đà, Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang, Phật giáo. 1. Khái quát về mộc bản ở Việt Nam Là một dạng những bản gỗ khắc chữ Hán Nôm dùng để in thànhsách, mộc bản còn lại hiện nay ở Việt Nam phân bố tản mạn ở nhiềuđịa phương như chùa Quài (Đông Hưng, Thái Bình), chùa VĩnhNghiêm, chùa Bổ Đà (Bắc Giang), chùa Dâu (Bắc Ninh) và một vàinơi khác, như: chùa Vạn Đức, Chúc Thánh (Hội An, Quảng Nam).Ngoài ra, còn một số lượng lớn mộc bản hiện đang được lưu giữ tạikho lưu trữ tại Đà Lạt (Lâm Đồng). Mộc bản còn lưu lại đến ngày nayhầu hết có niên đại từ thời Lê Mạt và Nguyễn. Dưới thời quân chủ, donhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực của xã hội, các điều luật bắtbuộc dân chúng phải tuân theo và cũng để lưu truyền công danh sựnghiệp của các vua chúa, các sự kiện lịch sử,... triều đình đã cho khắc* Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Bài viết này tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước 2014-2017: Giátrị di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang do ViệnNghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì thực hiệnnhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ giao.Ngày nhận bài: 10/01/2017; Ngày biên tập: 23/01/2017; Ngày duyệt đăng: 20/02/2017.70 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1&2 - 2017nhiều bộ sách sử và các tác phẩm văn chương để ban cấp cho các nơi.Trong quá trình hoạt động đó đã sản sinh ra một loại hình tài liệu đặcbiệt, đó là mộc bản. Đây là những tài liệu gốc độc bản. Được chế tác từ vật liệu là gỗ cây Thị, gỗ cây Ngô đồng nên cónhiều ưu điểm như mịn, mềm, dai, dễ chạm khắc những hình khối sắcnét và không bị cong vênh theo thời gian. Các mộc bản được khắcbằng chữ Hán và Nôm, chữ khắc ngược (âm bản), khi in ra giấy sẽ trởthành chữ xuôi và được đóng, sử dụng theo truyền thống ngườiPhương Đông. Các ván in sau nhiều lần in đều ngả màu đen bóng, bềmặt phủ một lớp dầu mực in khá dày nhằm chống thấm nước, mốimọt. Phần lớn ván in được khắc trên 2 mặt, kiểu chữ chân phương.Mỗi trang sách in ra sẽ có biên lan (khung viền lề sách), bản tâm (vịtrí khắc tiêu đề sách), ngư vĩ (gáy sách). Đặc biệt, ở ván khắc tươngứng với trang đầu và trang cuối của mỗi cuốn sách, thường có lạckhoản cho biết thời gian san khắc, người san khắc, địa điểm tàng trữ.Đây là những thông tin rất tốt cho việc tìm hiểu nguồn gốc, thời gianra đời của các tài liệu kinh điển, thậm chí góp phần lý giải nhiều cănnguyên xã hội và bối cảnh ra đời của mỗi tác phẩm. Nét chữ khắc trên mộc bản rất tinh xảo và sắc nét. Ðây là những tàiliệu có giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa ViệtNam các giai đoạn khác nhau, đặc biệt là thời cận đại. Trong khi côngnghệ in ấn chưa ra đời thì phương thức in ấn bằng bản âm mộc bảnđược sử dụng như một phương tiện chính thức và phổ biến để in ấncác tài liệu chữ viết. Đối với nhiều lĩnh vực như tôn giáo, văn học viết,chính trị, tư tưởng, pháp chế các triều đại trước thì các bản khắc mộcbản đã tồn tại như một tài liệu gốc. Nó không chỉ mang tính chấtnhững văn bản gốc để giúp đối chiếu, sao lưu nhiều tài liệu kinh bổnhiện đang lưu hành mà với những công năng hữu dụng của mộc bản,nhiều tài liệu có giá trị ở các lĩnh vực khác của văn hóa nước nhà đãđược lưu giữ. Theo đánh giá về nội dung sơ bộ của 34.555 tài liệumộc bản hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4(Đà Lạt) có tới 935 quyển có nội dung rất phong phú và được chia làm9 chủ đề chính, như: lịch sử, địa lý, quân sự, pháp chế, văn thơ, tôngiáo - tư tưởng - triết học, ngôn ngữ - văn tự, chính trị - xã hội, vănhóa - giáo dục, thậm chí có cả những bản khắc lưu truyền công danh,Nguyễn Ngọc Mai. Giá trị văn hóa của mộc bản... 71sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thờicuộc, các cuộc tiễu trừ giặc dã. Như vậy, vượt qua thời gian, những văn bản gốc đã đóng vai tròlà nguồn sử liệu phản ánh về các triều đại; là kho tàng lưu giữ các trithức thời đại của dân tộc trên nhiều lĩnh vực như tô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học Nghiên cứu tôn giáo Giá trị văn hóa Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm Chùa Bổ ĐàTài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 468 11 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 313 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 267 0 0 -
15 trang 261 0 0
-
Điểm tương đồng về tư tưởng giữa C. Mác và học thuyết Phật giáo
7 trang 219 0 0 -
Bước đầu tìm hiểu hoạt động giáo dục và đào tạo của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật họ (1931-1945)
23 trang 192 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 182 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 176 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 153 1 0 -
Tư tưởng phân tâm học Freud về nguồn gốc của tôn giáo
20 trang 144 0 0