Danh mục

Giá trị văn hoá trong các doanh nghiệp Mỹ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 621.37 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đặt vấn đề tìm hiểu định hướng giá trị trong văn hóa doanh nghiệp Mỹ. Tác giả tập trung nghiên cứu hệ giá trị nền tảng của văn hóa Mỹ. Từ đó, đi sâu phân tích cách ứng xử của các doanh nhân Mỹ, đồng thời trình bày một số liên hệ và gợi ý cho Việt Nam trong việc kiến tạo một nền văn hóa kinh doanh hiện đại, góp phần đưa đất nước phát triển, hòa nhập vào dòng văn minh chung của nhân loại trong thế kỷ XXI.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị văn hoá trong các doanh nghiệp MỹGiá trị văn hóa trong các doanh nghiệp MỹGIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP MỸNGUYỄN THỊ THƯỜNG*Tóm tắt: Văn hóa là cầu nối giữa các quốc gia dân tộc. Sự hiểu biết các giátrị văn hóa bên ngoài là một trong những nhân tố đảm bảo thành công cho quátrình hội nhập và hợp tác quốc tế. Hiện nay, Mỹ là một đối tác thương mạiquan trọng của Việt Nam. Bài viết đặt vấn đề tìm hiểu định hướng giá trị trongvăn hóa doanh nghiệp Mỹ. Tác giả tập trung nghiên cứu hệ giá trị nền tảng củavăn hóa Mỹ. Từ đó, đi sâu phân tích cách ứng xử của các doanh nhân Mỹ, đồngthời trình bày một số liên hệ và gợi ý cho Việt Nam trong việc kiến tạo một nềnvăn hóa kinh doanh hiện đại, góp phần đưa đất nước phát triển, hòa nhập vàodòng văn minh chung của nhân loại trong thế kỷ XXI.Từ khóa: Giá trị, định hướng giá trị, văn hóa kinh doanh, doanh nhân.Mỗi dân tộc đều có một bản sắc vănhóa riêng, được hình thành theo nhữngđiều kiện tự nhiên và quá trình phát triểnlịch sử. Cư dân nước Mỹ gồm hầu hết làdân mới nhập cư trong mấy thế kỷ gầnđây. Đa phần người Mỹ có nguồn gốc từChâu Âu. Những nhóm dân di cư này đãđem vào thương trường Mỹ nhữngphong tục tập quán, ngôn ngữ, đức tincủa riêng họ. Song, các loại văn hóatruyền thống này khi đến đại lục mới đãnhanh chóng hòa hợp và tạo nên vănhóa Mỹ. Sự hiểu biết về văn hóa doanhnghiệp Mỹ sẽ không chỉ cung cấp thêmmột phương thức ứng xử hay nhữngkiến thức về kinh doanh mà còn gia tăngcơ hội thành công cho việc hợp tácthương mại với đối tác Mỹ.1. Những giá trị nền tảng của vănhóa MỹHình thành từ những cộng đồngngười nhập cư, người Mỹ là nhữngngười năng động, thấm sâu một niềm tinrằng, bất cứ ai có tài năng đều có thểvươn lên. Có thể nói, chủ nghĩa cá nhân,chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa thực dụnglà những nguyên tắc cơ bản trong nềntảng đạo đức của văn hóa Mỹ. Đặc điểmquan trọng nhất của lối tư duy kiểu Mỹđược hình thành trong suốt thời cận đạilà sùng bái vượt trở ngại cá nhân, sùngbái cuộc đấu tranh giành chỗ đứng dướiánh mặt trời. Người Mỹ tự nhận mình làngười có tham vọng, lao động chăm chỉvà tự hào về mức sống cao của mình.Nếu ở Châu Âu, nguyên lý thực dụngcủa văn hóa tư sản có phần giảm nhẹ doảnh hưởng của các tầng di sản văn hóađồ sộ, thì ở Mỹ, tính thực dụng được thểhiện hết cỡ: Tiền là thước đo duy nhất(*)(*)Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.103Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(77) - 2014không thể chối cãi được cho sự thành đạttrong cuộc sống mà sự thành đạt cho đếnbây giờ vẫn được coi là giá trị cao nhất ởMỹ; Hoặc hành vi mua - đó là bản chấtcủa thế giới chúng ta. Nếu ai đó muốn vẽbức tranh về sự ra đời của xã hội chúngta thì người ấy cần vẽ Chúa Trời, Ngườiđang bỏ vào thân hình Ađam một tấmséc hay một thẻ tín dụng - một học giảMỹ đã viết như vậy(1).Chủ nghĩa cá nhân và tính độc lập.Người Mỹ đánh giá cao tự do cá nhânvà tính độc lập. Chủ nghĩa tự do, điềukiện để cá nhân thể hiện mọi năng lực tựnhiên của mình với tư cách là một đơnvị độc lập được coi là một trong nhữnggiá trị chủ yếu nhất. Họ coi trọng nhữngcông việc hoàn thành của cá nhân vànhững cuộc chiến để giành nhiều tự do.Cần phải đánh giá đúng chủ nghĩa cánhân của người Mỹ, cho dù nó hoàntoàn đối lập với lối ứng xử mang tínhchất tập thể mà xã hội truyền thốngphương Đông làm cơ sở. Ở nhiều nước,con người không thể tách mình ra khỏigia đình, hoặc một tập thể mà họ làthành viên. Họ trung thành với tập thểấy và mọi thành công của họ đều dànhcho tập thể. Ngược lại, ở Mỹ, tính độclập được coi là đạo đức cơ bản. Mỗi conngười là một hoạt động độc lập và chỉcó con người độc lập mới có thể thực sựtrở thành chính mình. Nhiều vấn đề, ởmột số nền văn hóa khác đáng ra phảido tập thể quyết định, còn ở Mỹ lại đượcquyết định bởi một cá nhân. Thực tế,104nhiều thành tựu đạt được ở Mỹ là nhờphát kiến của những cá nhân, nhữngnhóm người mà mỗi người thực sự làmột cầu thủ trong đội hình. Trong khinhiều nước khác tìm kiếm những lợi íchlớn cho xã hội và đánh giá nó cao hơnmọi quyền lợi cá nhân, thì người Mỹkhông thỏa mãn với quan điểm chorằng, mọi quyền lợi cá nhân phải tuânthủ lợi ích tập thể.(1)Dân chủ và sự cạnh tranh.Dân chủ là một giá trị được ngườiMỹ xếp ngang hàng với tự do. NgườiMỹ tự hào là dân của một nước dân chủlập hiến đầu tiên trên thế giới. Luậtpháp Mỹ đảm bảo cho mọi người quyềnđược tự do ngôn luận, tự do từ bỏ chủnghĩa pháp quyền độc đoán, tự do tínngưỡng và tự do kinh doanh. Người Mỹkhông coi sự nghèo khổ là thánh thiện.Họ rất thẳng thắn, không giấu giếmrằng họ rất thích người giàu và muốnchính mình cũng trở nên giàu có. NướcMỹ được mệnh danh là mảnh đất củatự do, miền đất của mọi cơ hội. Việctất cả mọi người đều cần phải đượchưởng một cách ngang bằng mọi cơ hộiđể thành đạt đã tồn tại như một niềm tinthiêng liêng. Sự công bằng của ngườiMỹ mang ý nghĩa là công bằng về cơhội. Hệ thống của Mỹ tạo cho mọingười có một ý thức rõ ràng ...

Tài liệu được xem nhiều: