Danh mục

Giải huyền thoại trong truyện ngắn huyền thoại Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 599.51 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lấy huyền thoại làm đối tượng phản ánh, suy ngẫm, truyện ngắn huyền thoại đã tạo nên nét độc đáo riêng của đời sống văn học Việt Nam đương đại. Với tư cách là một thành tố xa xưa và lâu bền trong lòng văn hóa Việt, huyền thoại tồn tại và di truyền như một cấu trúc bền vững trong tâm trí cộng đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải huyền thoại trong truyện ngắn huyền thoại Việt NamGIẢI HUYỀN THOẠITRONG TRUYỆN NGẮN HUYỀN THOẠI VIỆT NAMTRẦN THỊ LÝ – NGUYỄN VĂN THUẤNTrường Đại học Sư phạm – Đại học HuếTóm tắt: Lấy huyền thoại làm đối tượng phản ánh, suy ngẫm, truyện ngắnhuyền thoại đã tạo nên nét độc đáo riêng của đời sống văn học Việt Namđương đại. Với tư cách là một thành tố xa xưa và lâu bền trong lòng văn hóaViệt, huyền thoại tồn tại và di truyền như một cấu trúc bền vững trong tâmtrí cộng đồng. Các nhà văn hiện đại, trong nỗ lực sáng tạo đã vừa giải huyềnthoại vừa tái cấu trúc huyền thoại, đem lại cho huyền thoại sức sống mớimang màu sắc nghệ thuật độc đáo của diễn ngôn cá nhân.Từ khóa: Huyền thoại, Truyện ngắn huyền thoại, diễn ngôn, giải huyềnthoại1. ĐẶT VẤN ĐỀHuyền thoại luôn biến đổi và đổi mới theo từng quan niệm, từng thời đại. Vì thế, trongbài viết này của chúng tôi, khái niệm huyền thoại (mythe) không chỉ được hiểu là“những câu chuyện mà một nền văn hoá nhất định tin là thực, những câu chuyện này sửdụng cái siêu nhiên để cắt nghĩa những sự kiện tự nhiên, để giải thích bản chất của vũtrụ và con người” [2] mà còn được hiểu “là một ngôn từ” [3, tr. 289]. Nhưng không phảingôn từ nào cũng được gọi là huyền thoại mà phải đảm bảo các điều kiện: 1) đó phải làmột thông điệp, 2) nó được biểu đạt bởi phương thức huyền thoại, 3) là một hệ thống kíhiệu thứ hai, một siêu ngôn ngữ, 4) phải được xã hội sử dụng. Truyện ngắn huyềnthoại, trong quan niệm của chúng tôi, được dùng một cách ước lệ chỉ một thể tài củatruyện ngắn, đó là các truyện ngắn có sử dụng các yếu tố huyền thoại như một chất liệuđể tái hiện, tái thiết huyền thoại hay mượn nó để nói đến những vấn đề của tự nhiên, xãhội, con người hiện đại. Truyện ngắn huyền thoại sử dụng các yếu tố huyền thoại (nhânvật, sự kiện, chi tiết, thời gian, không gian, biểu tượng, motif, yếu tố kì ảo...) như mộtchất liệu, một tư duy để tái hiện, tái thiết huyền thoại hoặc mượn nó để nói đến nhữngvấn đề của tự nhiên, xã hội, con người hiện đại. Ví như huyền thoại thường tôn vinh cácnhân vật, các sự kiện siêu phàm thì trong truyện ngắn huyền thoại, một mặt nói vềnhững nhân vật, sự kiện này, mặt khác còn dùng để nói đến những sự kiện, nhân vật kiệtxuất hoặc tài ba trong cuộc sống đời thường. Nếu trong huyền thoại yếu tố kì ảo đượcxem là đặc trưng thì trong truyện ngắn huyền thoại nó có thể được sử dụng hoặc không,và mục đích sử dụng nó cũng khác nhau,... Tuy truyện ngắn huyền thoại được xây dựngvới chủ ý hướng về huyền thoại nhưng nó khác hẳn huyền thoại về nhiều phương diệnnội dung và hình thức. Ở đó diễn ngôn vừa khác biệt vừa mang tính chất giải huyềnthoại. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi muốn tập trung tìm hiểu tính chất giải huyềnthoại trong truyện ngắn huyền thoại để thấy được nét độc đáo riêng của truyện ngắnhuyền thoại trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 46-53GIẢI HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN HUYỀN THOẠI VIỆT NAM472. HUYỀN THOẠI LÀ Ý THỨC HỆ CỦA DIỄN NGÔN TẬP THỂ“Huyền thoại là một ngôn từ”, nghĩa là nó chịu sự quy định của lịch sử ngôn từ: “do lịchsử lựa chọn: nó không thể nảy sinh từ “bản chất” các sự vật” [3, tr. 290]; trong khi đó,lịch sử ngôn từ gắn liền với lịch sử con người nên nó mang bản chất của thời đại. Vínhư huyền thoại về Sơn Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, gắn liền với thờixa xưa khi nhân dân ta chưa có điều kiện đắp đê, đào kênh, xây đập để chống chọi vớinhững cơn lũ hằng năm thường xuyên đe dọa sự sống của họ nên Sơn Tinh được hư cấuđể gửi gắm ước mơ, ý chí của cộng đồng. Mặt khác, huyền thoại thường mang tính“siêu ngôn ngữ”, là “một hệ thống kí hiệu thứ hai” 1 vì thế “cái được biểu đạt” tronghuyền thoại thường mang tính đa nghĩa và phải được số đông chấp nhận. Bởi những lẽđó có thể khẳng định, huyền thoại là diễn ngôn tập thể.Vì là diễn ngôn của số đông nên nó chịu sự chi phối của thời đại và tạo thành phongcách thời đại. Phong cách này khi đi vào tác phẩm văn học biểu hiện cụ thể ở hình thứcvà nội dung: hình thức mang tính sử thi, nội dung thường mang tính chung, ví như nhândân quan niệm cái thiện lúc nào cũng phải thắng cái ác nên họ không chấp nhận cái ácthắng cái thiện, hay thiện và ác là hai mặt trong mọi sự vật. Chính quan niệm ấy đã đẩyhuyền thoại vào sự phiến diện, cực đoan trong cách nhìn về hiện thực, con người (trongkhi đó K.Mác cho rằng muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiêncứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của nó trong không gian và thờigian; J. Derrida cũng chứng minh mỗi sự vật đều tồn tại các cặp đối lập nhị phân). Rõràng, trong huyền thoại cái được biểu đạt được “lồng” vào “một nhận thức nào đó vềthực tại hơn là thực tại bản thân nó” [3, tr. 306]. Vì bản chất của huyền thoại thuộc vềdiễn ngôn của cộng đồng nên ý thức cộng đồng sẽ chi phối tất cả các yếu tố trong huyềnthoại, tạo thành một ...

Tài liệu được xem nhiều: