Trong bài báo này, đề xuất thuật toán giải mã BPA (Belief Propagation Algorithm) cải tiến dựa trên tính chất đối ngẫu của mã khối tuyến tính. Thuật toán mới đề xuất thực hiện giải mã mềm với các ma trận kiểm tra tương đương ứng dụng cho mã Hamming, trong đó, các ma trận kiểm tra tương đương được xây dựng trên cơ sở sử dụng các từ mã đối ngẫu. Kết quả khảo sát cho thấy độ lợi của thuật toán giải mới tốt hơn từ 0.45 dB đến 0.5 dB so với thuật toán BPA truyền thống mà thời gian và độ phức tạp giải mã tăng không đáng kể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải mã mềm mã Hamming dựa trên các mã đối ngẫu
Nghiên cứu khoa học công nghệ
GIẢI MÃ MỀM MÃ HAMMING DỰA TRÊN CÁC MÃ ĐỐI NGẪU
Nguyễn Thị Hồng Nhung1*, Phạm Xuân Nghĩa2, Vũ Thị Thắng3, Lê Tiến Cường4
Tóm tắt: Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất thuật toán giải mã BPA (Belief
Propagation Algorithm) cải tiến dựa trên tính chất đối ngẫu của mã khối tuyến tính.
Thuật toán mới đề xuất thực hiện giải mã mềm với các ma trận kiểm tra tương
đương ứng dụng cho mã Hamming, trong đó, các ma trận kiểm tra tương đương
được xây dựng trên cơ sở sử dụng các từ mã đối ngẫu. Kết quả khảo sát cho thấy độ
lợi của thuật toán giải mới tốt hơn từ 0.45 dB đến 0.5 dB so với thuật toán BPA
truyền thống mà thời gian và độ phức tạp giải mã tăng không đáng kể.
Từ khóa: Mã kênh, Giải mã mềm, Mã Hamming.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mã hóa kênh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kỹ thuật truyền dẫn thông
tin số, trong đó, mã khối là loại mã có khả năng sửa và phát hiện lỗi khá tốt đảm
bảo độ chính xác cho hệ thống truyền tin. Tuy nhiên, phần lớn các họ mã khối
trước đây còn tồn tại những mặt hạn chế đáng kể như đánh đổi chất lượng giải mã
để giảm lượng tính toán và tăng tỷ lệ mã hóa hoặc để đạt chất lượng mong muốn
lại phải tăng độ phức tạp tính toán cũng như giảm tỷ lệ mã hóa.
Mã Hamming do Richard Hamming lần đầu tiên giới thiệu tại [1] là một loại mã
thuộc họ mã khối có thể sửa được 1 lỗi đơn hoặc phát hiện được các lỗi kép (bội
2). Với tính chất đơn giản của thuật toán mã hóa và giải mã, mã Hamming đã được
ứng dụng khá rộng rãi trong các hệ thống truyền tin số với vai trò là mã phát hiện
lỗi. Với mục đích sử dụng mã Hamming vừa có khả năng sửa lỗi, vừa có khả năng
phát hiện lỗi, trong bài báo đề xuất thuật toán giải mã mềm cải tiến ứng dụng cho
loại mã này.
Từ việc nghiên cứu thuật toán giải mã BPA [4] và tính chất đối ngẫu của mã sửa
sai [2], [3], chúng tôi đưa ra ý tưởng xây dựng thuật toán giải mã mới cho mã khối
tuyến tính trong đó có mã Hamming. Phần còn lại của bài báo được trình bày như
sau: Mục 2 trình bày các cơ sở lý luận để xây dựng thuật toán giải mã mới, mục 3
của bài báo trình bày các bước của việc xây dựng thuật toán giải mã mới, mục 4 thực
hiện khảo sát đánh giá chất lượng của thuật toán giải mã mới thông qua các kết quả
mô phỏng trên kênh AWGN với các mã Hamming, cuối cùng là phần kết luận.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG THUẬT TOÁN GIẢI MÃ MỀM
CẢI TIẾN CHO CÁC MÃ HAMMING
2.1. Phương pháp giải mã khối dựa trên các mã đối ngẫu
Như ta đã biết, tính chất của ma trận kiểm tra G và ma trận sinh H của mã
khối tuyến tính thể hiện như sau:
G.HT 0. (1)
Bên cạnh đó, tính chất đối ngẫu của mã khối tuyến tính được hiểu như sau: ma
trận kiểm tra của mã gốc đóng vai trò là ma trận sinh của mã khối tuyến tính khác.
Từ các tính chất nêu trên cho thấy có thể xây dựng các ma trận kiểm tra của một
mã khối tuyến tính dựa trên các từ mã trong bộ mã đối ngẫu. Trên cơ sở này hình
thành nên phương pháp giải mã khối sử dụng mã đối ngẫu trình bày trong [2] và
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 46, 12 - 2016 27
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
[3]. Phương pháp giải mã này được mô tả như sau: khi truyền từ mã bất kỳ
c (c1, c2 ,...., cn ) của mã tuyến tính C(n, k ) qua kênh, dưới tác động của nhiễu và
tạp âm ta nhận được từ mã ˆc' (cˆ '1, cˆ '2 ,...., cˆ 'n ) , quá trình giải mã ở phía thu với
từ mã đầu vào mềm ˆc' , sử dụng các từ mã đối ngẫu của mã đối ngẫu C '(n, r ) ta
tính ra các bit nhận c ( 1 n ) với xác suất cao nhất (trong đó, n là chiều dài
từ mã, k là chiều dài từ tin, r n k 2r 1 k là số lượng các bít kiểm tra).
Ký hiệu exp[2 / p ] là biểu diễn phức của nghiệm nguyên thủy p ; i 1
nếu i và i 0 với các trường hợp khác; là đơn vị ảo; Pr(x ) là xác suất
của x và Pr(x | y ) là xác suất có điều kiện của x cho bởi y; c 't '' i là bít thứ i của
từ mã thứ t '' trong mã đối ngẫu; t, t ' là số phần tử trong trường GF (p) và có giá
trị là các số nguyên 0,1,..., p 1. Nếu s thuộc trường GF (p) ta có c s khi
A (s ) đạt cực đại với:
r
p 1 p
n p 1
A ( s ) st t '( c 't '' i t i ) Pr(cˆ 'i | t ') . (2)
t 0 t ''1 i 1 t ' 0
Kết quả chứng minh trong [2] khẳng định đối với mã nhị phân ( p 2 ), điều
kiện quyết định cứng (ở lần lặp cuối cùng), bít c 0 khi:
c 't '' i i
2r n
1 i
t ''1 i 1 1 i
0 (3)
Pr(cˆ 'i |1)
và c 1 nếu (3) xảy ra theo chiều ngược lại, ở đây: i ; là phép
Pr(cˆ 'i | 0)
cộng modulo 2.
Để làm rõ tính chất trên ta xét mã Hamming (7,4) với mã nhận được ký hiệu là
ˆc' (cˆ '1, cˆ '2 ...