Giải pháp gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhu cầu doanh nghiệp
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 362.95 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Giải pháp gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhu cầu doanh nghiệp" tập trung xây dựng một số đại học nghiên cứu; tăng cường gắn kết đào tạo đại học và trên đại học và nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng như trong sinh viên ở các trường đại học, phát triển quan hệ liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhu cầu doanh nghiệp GIẢI PHÁP GẮN KẾT ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI NHU CẦU DOANH NGHIỆP Nguyễn Thanh Bình Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing Email: ntbinh@ufm.edu.vn Tóm tắt: Vấn đề gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới. Đây cũng là vấn đề khó đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực và thực hiện các giải pháp phù hợp. Những giải pháp mang lại thành công ở một số quốc gia là: tập trung xây dựng một số đại học nghiên cứu; tăng cường gắn kết đào tạo đại học và trên đại học và nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng như trong sinh viên ở các trường đại học, phát triển quan hệ liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp. Từ khóa: Doanh nghiệp, Nhà trường, Nguồn nhân lực, Giáo dục đại học 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển của bất một quốc gia nào trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bởi vì nếu có nguồn nhân lực mạnh mẽ thì việc khai thác và sử dụng các nguồn lực khác mới hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Trong xu thế hội nhập và phát triển, các trường đại học cần phải linh hoạt trong việc thay đổi chương trình, mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp với sự biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội nói chung, nhà tuyển dụng nói riêng; đồng thời, việc triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học phải đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ đáp ứng với nhu cầu doanh nghiệp theo xu thế vận động và phát triển của xã hội. Để tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, các trường không chỉ có sứ mệnh đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phải có chiến lược đào tạo đón đầu theo xu thế phát triển. Để thực hiện được nhiệm vụ này, không thể thiếu sự liên kết của các cơ sở giáo dục đại học với cộng đồng doanh nghiệp và cần có sự định hướng của các cơ quan chức năng. Hợp tác giữa các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích cộng hưởng cho các bên, bao gồm: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển; trao đổi nhân sự (học giả, sinh viên và chuyên gia); thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ; xây dựng và phổ biến chương trình đào tạo, học tập suốt đời, phát 108 triển doanh nghiệp và quản trị. Nhìn từ góc độ chất lượng nguồn nhân lực, bài viết này phân tích sự gắn kết giữa nhà trường (nơi đào tạo nguồn nhân lực) và doanh nghiệp (nơi sử dụng nguồn nhân lực) trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trên khía cạnh lợi ích cho nhà trường, doanh nghiệp và người học, từ đó đề xuất một số giải pháp mong muốn sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững để nguồn nhân lực được sử dụng có ích và hiệu quả cao. 2. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 2.1. Khái niệm nguồn nhân lực Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Về mặt thể lực, nó phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ y tế, tuổi tác, thời gian công tác, giới tính… Về mặt trí lực, bao gồm tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách… 2.2. Vai trò của nguồn nhân lực Nguồn nhân lực quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế. Để tạo ra sản phẩm cho xã hội tiêu dùng phải có một quá trình kết hợp các loại nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định, nếu thiếu thì sẽ không thể có được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong xã hội hoặc không thể đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các nước phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Nguồn nhân lực cũng là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 109 2.3. Phát triển nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực được hiểu ở góc độ hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và điều chỉnh hợp lý số lượng nguồn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhu cầu doanh nghiệp GIẢI PHÁP GẮN KẾT ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI NHU CẦU DOANH NGHIỆP Nguyễn Thanh Bình Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing Email: ntbinh@ufm.edu.vn Tóm tắt: Vấn đề gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới. Đây cũng là vấn đề khó đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực và thực hiện các giải pháp phù hợp. Những giải pháp mang lại thành công ở một số quốc gia là: tập trung xây dựng một số đại học nghiên cứu; tăng cường gắn kết đào tạo đại học và trên đại học và nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng như trong sinh viên ở các trường đại học, phát triển quan hệ liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp. Từ khóa: Doanh nghiệp, Nhà trường, Nguồn nhân lực, Giáo dục đại học 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển của bất một quốc gia nào trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bởi vì nếu có nguồn nhân lực mạnh mẽ thì việc khai thác và sử dụng các nguồn lực khác mới hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Trong xu thế hội nhập và phát triển, các trường đại học cần phải linh hoạt trong việc thay đổi chương trình, mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp với sự biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội nói chung, nhà tuyển dụng nói riêng; đồng thời, việc triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học phải đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ đáp ứng với nhu cầu doanh nghiệp theo xu thế vận động và phát triển của xã hội. Để tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, các trường không chỉ có sứ mệnh đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phải có chiến lược đào tạo đón đầu theo xu thế phát triển. Để thực hiện được nhiệm vụ này, không thể thiếu sự liên kết của các cơ sở giáo dục đại học với cộng đồng doanh nghiệp và cần có sự định hướng của các cơ quan chức năng. Hợp tác giữa các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích cộng hưởng cho các bên, bao gồm: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển; trao đổi nhân sự (học giả, sinh viên và chuyên gia); thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ; xây dựng và phổ biến chương trình đào tạo, học tập suốt đời, phát 108 triển doanh nghiệp và quản trị. Nhìn từ góc độ chất lượng nguồn nhân lực, bài viết này phân tích sự gắn kết giữa nhà trường (nơi đào tạo nguồn nhân lực) và doanh nghiệp (nơi sử dụng nguồn nhân lực) trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trên khía cạnh lợi ích cho nhà trường, doanh nghiệp và người học, từ đó đề xuất một số giải pháp mong muốn sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững để nguồn nhân lực được sử dụng có ích và hiệu quả cao. 2. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 2.1. Khái niệm nguồn nhân lực Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Về mặt thể lực, nó phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ y tế, tuổi tác, thời gian công tác, giới tính… Về mặt trí lực, bao gồm tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách… 2.2. Vai trò của nguồn nhân lực Nguồn nhân lực quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế. Để tạo ra sản phẩm cho xã hội tiêu dùng phải có một quá trình kết hợp các loại nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định, nếu thiếu thì sẽ không thể có được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong xã hội hoặc không thể đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các nước phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Nguồn nhân lực cũng là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 109 2.3. Phát triển nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực được hiểu ở góc độ hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và điều chỉnh hợp lý số lượng nguồn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Hội thảo Khoa học Gắn kết đào tạo với doanh nghiệp Gắn kết đào tạo với nhu cầu doanh nghiệp Gắn kết nghiên cứu khoa học với nhu cầu doanh nghiệp Giáo dục đại học Nghiên cứu khoa họcTài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1558 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 498 0 0 -
57 trang 343 0 0
-
33 trang 335 0 0
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 320 0 0 -
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 275 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 274 0 0 -
95 trang 271 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 270 0 0