Danh mục

Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 453.70 KB      Lượt xem: 303      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự" phân tích các quy định của Bộ luật dân sự, pháp luật khác có liên quan, quan điểm của các chuyên gia về việc xác định người thứ ba ngay tình; qua đó tác giả nhận xét, đánh giá và đưa ra quan điểm về khái niệm cũng như các yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự YẾU TỐ NHẬN DIỆN NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ Nguyễn Thanh Phúc1 1. Khoa Khoa học Quản lý. Email:phucnt@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự (sau đây viết tắt là GDDS) không phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu theo quy định tại Khoản 1 & Khoản 2 Điều 133 Bộ luật dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) năm 2015. Ngoài ra, người này cũng không phải hoàn trả tài sản trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự và đấu giá tài sản. Nếu không thuộc các trường hợp không phải hoàn trả tài sản thì người này phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu và được bảo vệ quyền lợi theo quy định của pháp luật. Như vậy, để được bảo vệ quyền lợi là không phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu hoặc có các quyền lợi khác thì phải xác định được “người thứ ba ngay tình” là chủ thể nào? Đáp ứng các điều kiện nào? Trong đó, xác định yếu tố “người thứ ba” và yếu tố “ngay tình” sẽ làm rõ được khái niệm cũng như các dấu hiệu nhận diện người này. Từ khóa: Chiếm hữu ngay tình, ngay tình, người thứ ba, người thứ ba ngay tình. Đặt vấn đề: Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong GDDS ngày càng được quan tâm và theo hướng ưu tiên bảo vệ hơn so với chủ sở hữu tài sản, đặc biệt là đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Vấn đề này được quy định tại nhiều văn bản pháp luật và quy định cụ thể, chi tiết hơn trong BLDS 2015. Tuy có nhiều quy định liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình như: điều kiện bảo vệ, hậu quả pháp lý phát sinh, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ, các biện pháp bảo vệ…nhưng không có quy định về khái niệm người thứ ba ngay tình. Do đó, việc nghiên cứu khái niệm này có ý nghĩa quan trọng để xác định chính xác chủ thể được bảo vệ đối với trường hợp“bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong GDDS”. Bài viết phân tích các quy định của BLDS, pháp luật khác có liên quan, quan điểm của các chuyên gia về việc xác định người thứ ba ngay tình; qua đó tác giả nhận xét, đánh giá và đưa ra quan điểm về khái niệm cũng như các yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong GDDS. Phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, nghiên cứu liên ngành, so sánh luật học và nghiên cứu tình huống. 1. NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ Thuật ngữ “người thứ ba ngay tình” bắt đầu xuất hiện trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam đầu tiên là BLDS 1995 và được nhắc đến tại Điều 147 nhưng không có khái niệm cụ thể mà chỉ cho biết các điều kiện bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong GDDS. Thuật ngữ này tiếp tục được nhắc đến tại Điều 138 BLDS 2005. Kế thừa quy định của BLDS 1995, thuật ngữ “người thứ ba ngay tình” cũng không được định nghĩa mà chỉ cho biết điều 362 kiện để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong GDDS và bổ sung các trường hợp bảo vệ căn cứ vào đối tượng giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Không phải mọi trường hợp khi GDDS vô hiệu nhưng tài sản giao dịch đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực như BLDS 1995, mà tùy từng trường hợp cụ thể, BLDS 2005 có quy định khác nhau trong việc công nhận hoặc không công nhận hiệu lực của GDDS với người thứ ba ngay tình. Quy định của BLDS hiện hành cũng không đề cập đến khái niệm người thứ ba ngay tình. Bộ luật theo hướng ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình hơn so với chủ sở hữu. Điều 133 của Bộ luật không chỉ phân chia các trường hợp bảo vệ người thứ ba ngay tình căn cứ vào đối tượng giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu như BLDS 2005, mà còn căn cứ vào thời điểm đăng ký tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước hay sau thời điểm giao dịch (đối với bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu). Tuy BLDS hiện hành không đề cập đến khái niệm người thứ ba ngay tình nhưng đã định nghĩa về yếu tố “chiếm hữu ngay tình”: là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu (Điều 180). Theo nội dung điều luật, “ngay tình” được xác định dựa vào yếu tố“có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu” nhưng như thế nào là “có căn cứ” thì không có điều luật nào giải thích. Điều 167 & 168 BLDS 2015 có nhắc đến “người chiếm hữu ngay tình” nhưng cũng không thể khẳng định “người thứ ba ngay tình” có phải là “người chiếm hữu ngay tình” không vì BLDS không quy định vấn đề này. Tuy nhiên, khi trình bày về quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình, Điều 168 đã dẫn chiếu đến Khoản 2 Điều 133 là bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi GDDS vô hiệu. Với cách dẫn chiếu điều luật này, BLDS “ngầm” khẳng định “người chiếm hữu ngay tình”đã bao gồm “người thứ ba ngay tình”. “Người thứ ba ngay tình” theo Điều 133 được xác định như sau: - Theo Khoản 1 đối với đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu và đoạn một Khoản 2 đối với đối tượng của giao dịch là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước thời điểm chuyển giao tài sản: người thứ ba ngay tình đặt trong mối quan hệ có ít nhất ba chủ thể với ít nhất hai GDDS. Cụ thể: mối quan hệ thứ nhất giữa chủ sở hữu tài sản và người không có quyền định đoạt tài sản thông qua GDDS vô hiệu và mối quan hệ thứ hai giữa người không có quyền định đoạt tài sản và người thứ ba ngay tình thông qua GDDS (tùy từng trường hợp mà GDDS vô hiệu hoặc không vô hiệu). - Theo đoạn hai Khoản 2 đối với đối tượng của giao dịch là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: