Giải pháp hoàn thiện quản lý đất đô thị Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 218.55 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày khái quát về Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng Công nghiệp 4.0) và chỉ ra những tồn tại chính trong quản lý đất đô thị như công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, xác định giá đất, cụ thể thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đô thị gặp khó khăn; công tác lưu trữ, cập nhật thông tin đất đai chưa tốt; chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị còn hạn chế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp hoàn thiện quản lý đất đô thị Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Phạm Phương Nam PGS.TS. Phan Thị Thanh Huyền Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt Bài viết trình bày khái quát về Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng Công nghiệp 4.0) và chỉ ra những tồn tại chính trong quản lý đất đô thị như công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, xác định giá đất, cụ thể thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đô thị gặp khó khăn; công tác lưu trữ, cập nhật thông tin đất đai chưa tốt; chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị còn hạn chế. Để khắc phục những tồn tại này cần thực hiện một số giải pháp như hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý đất đô thị; nâng cao năng lực quản lý, sử dụng hệ thống thông tin đất đai và đầu tư cơ sở vật chất cho công tác quản lý đất đai; cải cách thủ tục hành chính về đất đai; nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, đất đai, đô thị, quản lý, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng Công nghiệp 4.0), quản lý đô thị nói chung và quản lý đất đô thị nói riêng cần có những thay đổi mang tính đột phá, khác với hoạt động động quản lý đất đai truyền thống. Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi cách thức tiếp cận quản lý đất đai trong các đô thị. Do vậy, bài viết này nhằm trả lời các câu hỏi, Cách mạng Công nghiệp 4.0 có những ưu điểm gì? Quản lý đất đô thị hiện nay có những thành tựu gì, những tồn tại và nguyên nhân gì? Cần có giải pháp nào để quản lý đất đô thị tốt hơn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đô thị theo hướng công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả? 2. Phương pháp nghiên cứu Số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập từ các công trình khoa học đã được công bố trên các tạp chí, mạng internet và các tài liệu khác như văn bản quy phạm pháp luật, sách liên quan đến nội dung về Cách mạng Công nghiệp 4.0, quản lý đất đai nói chung, quản lý đất đô thị nói riêng. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá để chỉ ra những mặt mạnh, những khó khăn, 310 hạn chế của quản lý đất đô thị trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm cơ sở đề xuất những giải pháp cần được thực hiện để hoàn thiện quản lý đất đô thị tại Việt Nam trong thời gian tới. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Khái quát về Cách mạng Công nghiệp 4.0 và quản lý đất đô thị 3.1.1. Khái quát về Cách mạng Công nghiệp 4.0 Cách mạng Công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm 'Industrie 4.0' trong một báo cáo của Chính phủ Đức năm 2013. Theo đó, Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự kết nối kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm thay đổi cục diện các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có hoạt động quản lý bất động sản (đất đai và tài sản gắn liền với đất đai). Cụ thể, Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm thay đổi phương thức quản lý đô thị, trong đó có đất đô thị. Với sự xuất hiện của Blockchain – công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các chuỗi khối, là vạn vật kết nối (Internet of things) và dữ liệu lớn (big data) thì các thông tin về bất động sản trở nên minh bạch và rõ ràng. Điều này tạo điều kiện cho người sử dụng đất, chủ sử dụng đất có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình liên quan đến đất đai ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào như đăng ký đất đai, nộp thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai và có thể kiểm tra tình trạng pháp lý của thửa đất. Ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý đất đô thị phá vỡ những ngăn cách về địa lý, giúp người dân quan tâm đến đất đô thị và thị trường quyền sử dụng đất đô thị có thể tra cứu thông tin về các thửa đất cũng như các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, đăng ký biến động với thời gian và chi phí thấp hơn so với sử dụng công nghệ truyền thống (George H. Ross, 2015). Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng với thị trường bất động sản mở thì với ứng dụng công nghệ 4.0, dù đang ở Úc hay Ca-na-đa khách mua có nhu cầu về đất đô thị hay đất khác vẫn có thể tìm hiểu thông tin về các dự án phát triển, chỉnh trang đô thị ở Việt Nam và lựa chọn vị trí phù hợp mà không phải mất chi phí, thời gian, liên hệ để được cung cấp thông tin (Pham Phuong Nam, Phan Thi Thanh Huyen, 2018). 3.1.2. Khái quát về quản lý đất đô thị tại Việt Nam Mặc dù, Luật Đất đai hiện hành (Luật Đất đai năm 2013) không có quy định nào về đất đô thị nhưng theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam năm 2008 (Bộ Xây dựng, 2008), đất đô thị là đất nội thành phố, đất nội thị xã và đất thị trấn và đất ngoại thành, ngoại thị đã có quy hoạch và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị được quản lý như đất đô thị. Như vậy có thể hiểu, 311 đất đô thị là toàn bộ các loại đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa s ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp hoàn thiện quản lý đất đô thị Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Phạm Phương Nam PGS.TS. Phan Thị Thanh Huyền Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt Bài viết trình bày khái quát về Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng Công nghiệp 4.0) và chỉ ra những tồn tại chính trong quản lý đất đô thị như công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, xác định giá đất, cụ thể thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đô thị gặp khó khăn; công tác lưu trữ, cập nhật thông tin đất đai chưa tốt; chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị còn hạn chế. Để khắc phục những tồn tại này cần thực hiện một số giải pháp như hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý đất đô thị; nâng cao năng lực quản lý, sử dụng hệ thống thông tin đất đai và đầu tư cơ sở vật chất cho công tác quản lý đất đai; cải cách thủ tục hành chính về đất đai; nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, đất đai, đô thị, quản lý, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng Công nghiệp 4.0), quản lý đô thị nói chung và quản lý đất đô thị nói riêng cần có những thay đổi mang tính đột phá, khác với hoạt động động quản lý đất đai truyền thống. Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi cách thức tiếp cận quản lý đất đai trong các đô thị. Do vậy, bài viết này nhằm trả lời các câu hỏi, Cách mạng Công nghiệp 4.0 có những ưu điểm gì? Quản lý đất đô thị hiện nay có những thành tựu gì, những tồn tại và nguyên nhân gì? Cần có giải pháp nào để quản lý đất đô thị tốt hơn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đô thị theo hướng công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả? 2. Phương pháp nghiên cứu Số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập từ các công trình khoa học đã được công bố trên các tạp chí, mạng internet và các tài liệu khác như văn bản quy phạm pháp luật, sách liên quan đến nội dung về Cách mạng Công nghiệp 4.0, quản lý đất đai nói chung, quản lý đất đô thị nói riêng. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá để chỉ ra những mặt mạnh, những khó khăn, 310 hạn chế của quản lý đất đô thị trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm cơ sở đề xuất những giải pháp cần được thực hiện để hoàn thiện quản lý đất đô thị tại Việt Nam trong thời gian tới. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Khái quát về Cách mạng Công nghiệp 4.0 và quản lý đất đô thị 3.1.1. Khái quát về Cách mạng Công nghiệp 4.0 Cách mạng Công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm 'Industrie 4.0' trong một báo cáo của Chính phủ Đức năm 2013. Theo đó, Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự kết nối kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm thay đổi cục diện các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có hoạt động quản lý bất động sản (đất đai và tài sản gắn liền với đất đai). Cụ thể, Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm thay đổi phương thức quản lý đô thị, trong đó có đất đô thị. Với sự xuất hiện của Blockchain – công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các chuỗi khối, là vạn vật kết nối (Internet of things) và dữ liệu lớn (big data) thì các thông tin về bất động sản trở nên minh bạch và rõ ràng. Điều này tạo điều kiện cho người sử dụng đất, chủ sử dụng đất có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình liên quan đến đất đai ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào như đăng ký đất đai, nộp thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai và có thể kiểm tra tình trạng pháp lý của thửa đất. Ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý đất đô thị phá vỡ những ngăn cách về địa lý, giúp người dân quan tâm đến đất đô thị và thị trường quyền sử dụng đất đô thị có thể tra cứu thông tin về các thửa đất cũng như các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, đăng ký biến động với thời gian và chi phí thấp hơn so với sử dụng công nghệ truyền thống (George H. Ross, 2015). Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng với thị trường bất động sản mở thì với ứng dụng công nghệ 4.0, dù đang ở Úc hay Ca-na-đa khách mua có nhu cầu về đất đô thị hay đất khác vẫn có thể tìm hiểu thông tin về các dự án phát triển, chỉnh trang đô thị ở Việt Nam và lựa chọn vị trí phù hợp mà không phải mất chi phí, thời gian, liên hệ để được cung cấp thông tin (Pham Phuong Nam, Phan Thi Thanh Huyen, 2018). 3.1.2. Khái quát về quản lý đất đô thị tại Việt Nam Mặc dù, Luật Đất đai hiện hành (Luật Đất đai năm 2013) không có quy định nào về đất đô thị nhưng theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam năm 2008 (Bộ Xây dựng, 2008), đất đô thị là đất nội thành phố, đất nội thị xã và đất thị trấn và đất ngoại thành, ngoại thị đã có quy hoạch và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị được quản lý như đất đô thị. Như vậy có thể hiểu, 311 đất đô thị là toàn bộ các loại đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa s ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lý đất đô thị Quản lý đất đai Quản lý đô thị Cách mạng công nghiệp 4.0 Vi phạm pháp luật đất đô thị Hệ thống thông tin đất đaiTài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 443 1 0 -
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 385 0 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 325 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 294 0 0 -
7 trang 278 0 0
-
10 trang 242 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 231 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 226 0 0 -
6 trang 215 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 204 0 0