Danh mục

Giải pháp huy động 'vốn xã hội' cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 948.49 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đã chỉ đã các cơ sở khoa học để đề xuất các chính sách và các giải pháp huy động vốn xã hội cho phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới bao gồm: Hệ thống các khái niệm có liên quan được sử dụng cho nghiên cứu: Vốn xã hội, mạng lưới xã hội, ngành nghề phi nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp huy động “vốn xã hội” cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới Thông tin chung Tên Đề tài: Giải pháp huy động “vốn xã hội” cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới. Thời gian thực hiện: 2013-2014 Cơ quan chủ trì: Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN, NT Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Ánh Tuyết ĐTDĐ: Email: TÓM TẮT Nông thôn Việt Nam có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái thì nông nghiệp đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; xuất khẩu nông sản đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế. Hơn 20 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, nông nghiệp, nông thôn liên tục phát triển góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Thành tựu về phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những thành tựu kinh tế nổi bật của nước ta thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp cùng với các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống, tiểu thủ công nghiệp chế biến, thương nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Phát triển kinh tế nông thôn sẽ thực hiện được quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá tại chỗ, gắn bó tại chỗ công nghiệp với nông nghiệp. Vấn đề đô thị hóa sẽ được giải quyết theo phương thức đô thị hóa tại chỗ, làm cho người lao động có việc làm tại chỗ, giảm sức ép của sự chênh lệch kinh tế và đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng phát triển và vùng kém phát triển. Nghiên cứu đã chỉ đã ác cơ sở khoa học để đề xuất các chính sách và các giải pháp huy động vốn xã hội cho phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới bao gồm: Hệ thống các khái niệm có liên quan được sử dụng cho nghiên cứu: vốn xã hội, mạng lưới xã hội, ngành nghề phi nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là khái niệm vốn xã hội được định nghĩa trên cơ sở vận dụng các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau để phù hợp với bối cảnh Việt Nam cũng như phạm vi nghiên cứu của đề tài; Lựa chọn các lý thuyết về vốn xã hội và cách tiếp cận nghiên cứu, đó là các lý thuyết của Bourdieu, Coleman, cách tiếp cận/phân tích mạng lưới xã hội…; Trên cơ sở các lý thuyết, cách tiếp cận và phương pháp đo lường, nghiên cứu đã xây dựng bộ công cụ nghiên cứu cả về mặt định lượng (bảng hỏi được soạn sẵn dành cho hộ gia đình có hoạt động kinh tế phi nông nghiệp) và định tính dành cho các bên liên quan để tham vấn, làm rõ thêm các khía cạnh về bối cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội, yếu tố chính sách… Các công cụ này được tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực nông thôn 07 tỉnh/thành phố để thu thập thông tin, số liệu, các bằng chứng thực tiễn phục vụ 159 cho quá trình phân tích, lý giải và đề xuất các giải pháp huy động vốn xã hội cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới. Thông qua các hoạt động tham vấn với các bên liên quan cho thấy nhu cầu và sự cần thiết cần phải khai thác, sử dụng nguồn vốn xã hội cho phát triển kinh tế, ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn bởi tiềm năng cũng như những đóng góp quan trọng trong thực tiễn của nguồn lực xã hội này ở khu vực nông thôn. Theo đó, để thực hiện được các mục tiên trên cần: Tăng cường nhận thức các cấp, tầng lớp xã hội về vai trò của vốn xã hội, các khía cạnh liên quan đến huy động vốn xã hội trong đường lối, chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội; Thể chế hóa vai trò và giải pháp về vốn xã hội trong các văn bản pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách gắn với huy động vốn xã hội ở nông thôn; Khuyến khích, tuyên truyền, tạo điều kiện cho người dân tham gia các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức đào tạo nghề, phối hợp các chương trình dự án, liên kết sản xuất, tạo nguồn vốn hỗ trợ nông dân chuyển đổi nghề nghiệp. Có các chính sách đa dạng hóa ngành nghề ở khu vực nông thôn phù hợp với thế mạnh và điều kiện của địa phương. 1. Đặt vấn đề Nông thôn Việt Nam có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái thì nông nghiệp đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; xuất khẩu nông sản đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế. Hơn 20 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, nông nghiệp, nông thôn liên tục phát triển góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Thành tựu về phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những thành tựu kinh tế nổi bật của nước ta thời kỳ đổi mới. Ý thức được tầm quan trọng của nông thôn, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và có nhiều chủ trương lớn nhằm phát triển khu vực này. Chỉ trong giai đoạn 2000 - 2007, có 34 nghị quyết, nghị định được ban hành và áp dụng liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Một trong những chủ trương, chính sách đã và đang được toàn Đảng, toàn dân quan tâm và quyết tâm thực hiện, đó là Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn các xã thuộc phạm vi cả nước nhằm phát triển nông thôn toàn diện với 11 nội dung và các tiêu chí cụ thể. Kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp cùng với các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống, tiểu thủ công nghiệp chế biến, thương nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Phát triển kinh tế nông thôn sẽ thực hiện được quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá tại chỗ, gắn bó tại chỗ công nghiệp với nông nghiệp. Vấn đề đô thị hóa sẽ được giải quyết theo phương thức đô thị hóa tại chỗ, làm cho người lao động có việc là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: