Danh mục

Giải pháp marketing địa phương nhằm phát triển du lịch inbound tại thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 573.10 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong giới hạn bài viết "Giải pháp marketing địa phương nhằm phát triển du lịch inbound tại thành phố Hồ Chí Minh", tác giả dùng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp nhằm mục đích xác định hiện trạng tiếp thị, quảng cáo sản phẩm du lịch inbound Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đồng thời đề xuất các chiến lược marketing địa phương cũng như giải pháp thực hiện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp marketing địa phương nhằm phát triển du lịch inbound tại thành phố Hồ Chí Minh MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI GIẢI PHÁP MARKETING ĐỊA PHƯƠNG NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH INBOUND TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Trọng Thành1 Tóm tắt: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thu hút khách du lịch inbound của cả nướcnhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở vật chất kỷ thuật, cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Tàinguyên du lịch phong phú, đa dạng từ rừng biển, sông rạch đến các công trình kiến trúc thuộc địa,di tích lịch sử văn hóa cổ đại đến cận đại cùng nhiều lễ hội được tổ chức định kỳ. Với ưu thế đó,thành phố Hồ Chí Minh cần chú trọng đến các thế mạnh của mình nhằm đa dạng hóa sản phẩm dulịch, đáp ứng mọi đối tượng du khách. Đặc biệt cần thiết phải xây dựng được một chiến lượcmarketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch inbound trong thời gian tới. Trong giới hạn bàiviết, tác giả dùng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp nhằm mục đích xácđịnh hiện trạng tiếp thị, quảng cáo sản phẩm du lịch inbound Thành phố Hồ Chí Minh hiện nayđồng thời đề xuất các chiến lược marketing địa phương cũng như giải pháp thực hiện. Từ khóa: marketing, marketing địa phương, inbound tourist, du lịch thành phố Hồ Chí Minh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại dịch Covid-19 đã tàn phá ngành du lịch thế giới ở mức độ hết sức nghiêm trọng. TheoViện nghiên cứu phát triển du lịch ước tính, lượng khách quốc tế năm 2019 là hơn 1.4 tỷ lượt, dulịch đóng góp gần 9 nghìn tỷ USD vào tổng GDP toàn cầu. Tuy nhiên, trong năm 2020 dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến sự tăng trưởng trên. Số lượng khách du lịch giảm khoảng 60-80%, ngànhdu lịch thế giới đã thiệt hại khoảng 3.3 nghìn tỷ USD (tương đương 4.2% tổng GDP toàn cầu). TạiViệt Nam, thời gian qua với sự nỗ lực của chính phủ nhằm kìm chế lạm phát, phục hồi và phát triểnkinh tế sau đại dịch đã góp phần ổn định xã hội, khôi phục sản xuất kinh tế, kinh doanh dịch vụ dulịch. Sau khi đất nước mở cửa biên giới, bỏ hạn chế đi lại cho khách nước ngoài vào ngày15/3/2022. Việt Nam đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022, nhưng cho đếnthời điểm cuối tháng 11 năm 2022 số khách inbound tới Việt Nam còn khá khiêm tốn. Để đạt đượcmục tiêu trên trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu sau tác động của đại dịch Covid-19, Tổng cụctrưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, chúng ta cần có những định hướng, kếhoạch mang tính dài hạn, bao gồm đổi mới sản phẩm, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ,năng lực cạnh tranh của du lịch mỗi địa phương cũng như cả nước. Tổng cục Du lịch đã xây dựngChiến lược marketing du lịch đến năm 2030. Trên cơ sở đó, ngành du lịch sẽ tập trung vào công tácxúc tiến truyền thông quốc tế đến các thị trường mục tiêu; tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớntại nước ngoài; phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành, hàng không, báo chí tổ chức chương trìnhgiới thiệu du lịch Việt Nam tại nước ngoài; đón các đoàn famtrip, presstrip quốc tế đến khảo sát dulịch Việt Nam; triển khai chương trình kích cầu du lịch tại các thị trường du lịch trọng điểm; tăngcường vai trò của các cơ quan ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài trong công táctruyền thông xúc tiến. Tổng cục Du lịch cũng đang đẩy mạnh hoạt động truyền thông qua các nềntảng xã hội, marketing điện tử. Trong đó, chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm màngành Du lịch tập trung triển khai nằm trong Chương trình phục hồi kinh tế – xã hội của Chính phủ.Ngoài việc hỗ trợ các địa phương trong công tác số hóa các điểm đến, Nhà nước cũng sẽ tăng cường1Thạc sĩ , giảng viên Khoa quản trị du lịch và khách sạn, Trường Đại học Kinh tế-Tài chính Thành phố Hồ Chí Minhthanhtt@uef.edu.vn 578 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐquảng bá số, phát triển du lịch thông minh. Các trung tâm thu hút khách du lịch quốc tế lớn nhưthành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ được ưu tiên phát triển. Theo Sở Du Lịch TP.HCM,năm 2019, thành phố đã đón hơn 8,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng khoảng 14% so với năm 2018chiếm 46% khách du lịch inbound tới Việt Nam. Năm 2020, 2021, kinh doanh lữ hành quốc tếTP.HCM bị đóng băng do dịch bệnh. Để lấy lại vị trí đầu tàu thu hút khách du lịch inbound. Cơquan nhà nước, cơ quan truyền thông báo chí, công ty du lịch tại đây đã có nhiều nỗ lực và thựchiện nhiều giải pháp quyết liệt. Lãnh đạo thành phố mong muốn đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minhtrở thành đô thị du lịch sống động hàng đầu châu Á cùng 4 chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 gồm:tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2021-2025 từ 8% đến 9%; tổng doanh thu của ngành đạttừ 12 đến 14 tỷ USD; đóng góp vào GRDP thành phố từ 12% đến 14%; đóng góp vào ngành dịchvụ của thành phố từ 19% đến 21%. Nhưng theo bà Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: