Danh mục

Giải pháp nâng cao chất lượng đối với việc phát huy các giá trị văn hóa của quản trị địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 505.21 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Giải pháp nâng cao chất lượng đối với việc phát huy các giá trị văn hóa của quản trị địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trình bày khái quát cơ sở lý luận về văn hóa và việc phát huy các giá trị văn hóa của quản trị địa phương; Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản trị địa phương Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với việc phát huy các giá trị văn hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao chất lượng đối với việc phát huy các giá trị văn hóa của quản trị địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƢƠNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Lê Thị Trúc Anh 1 Tóm tắt: Đề cập tới vai trò của văn hóa đối với phát triển bền vững, Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp Đổi mới toàn diện đất nƣớc luôn khẳng định: Văn h a là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy, phát triển toàn diện, bền vững phải bắt rễ và hƣớng tới mục tiêu phát triển văn hóa, biểu hiện ở sự tôn trọng và bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc nói chung, của từng vùng, từng địa phƣơng nói riêng. Chẳng hạn, tính năng động, sáng tạo trong phạm vi hoạt động thực tiễn của chủ thể văn hóa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thể đƣợc xem là một trong những giá trị văn hóa quý báu, bên cạnh các nguồn lực khác nhƣ tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Vùng. Nếu sự phát triển làm mất đi những khía cạnh tốt của truyền thống văn hóa ấy thì nhất định không thể là một phát triển bền vững. Nói khác đi, phát triển kinh tế mà không phát triển văn hóa là một phát triển què quặt, mất cân đối. Chính sự vơi cạn nguồn ―tài nguyên‖ văn hóa (nếu xảy ra) sẽ làm đổ vỡ phát triển kinh tế (và xã hội), nghĩa là sẽ dẫn tới một sự phát triển kinh tế không bền vững. Điều này thực sự trở thành thách thức không nhỏ đối với chất lƣợng công tác quản trị địa phƣơng hiện nay. Từ quan điểm lý luận về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa nhƣ trên, hoạt động nâng cao chất lƣợng quản trị địa phƣơng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với việc phát huy các giá trị văn hóa, hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững là cần thiết và cấp bách. Đây cũng là nội dung trọng tâm của nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lƣợng đối với việc phát huy các giá trị văn hóa của quản trị địa phƣơng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”. Từ khóa: Văn h a, giá trị, quản trị địa phương, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tính năng động, phát triển bền vững… 1. Đặt vấn đề Phát triển bền vững, về bản chất, vừa tƣơng đồng, vừa đòi hỏi song hành với phát triển văn hóa. Năm 1987, UNESCO phát động chƣơng trình Thập kỷ thế giới phát 1 Tiến sĩ, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Phát triển Nhân lực, Trƣởng Phòng Tạp chí – Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 164 triển văn h a. Nhân dịp này, cựu tổng giám đốc UNESCO, F. Mayo phát biểu quan điểm: ―Hễ nƣớc nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trƣờng văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nƣớc ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều… Văn hóa cần coi mình nhƣ một nguồn cổ súy trực tiếp cho phát triển và ngƣợc lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội‖2. Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp Đổi mới toàn diện đất nƣớc, đề cập tới vai trò của văn hóa truyền thống đối với phát triển bền vững, cũng khẳng định: Văn h a là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và xã hội (tiên khởi là nhà xã hội học ngƣời Pháp Pierre Bourdieu (1930-2002) cho rằng, muốn hiểu văn hóa nhƣ một nhân tố (động lực nội sinh) trong đời sống kinh tế, và nhất là muốn đánh giá vai trò của nó trong tiến trình phát triển, thì nên nhìn nó nhƣ một loại vốn - tƣơng tự nhƣ ba loại vốn thƣờng biết khác. Đó là: vốn vật thể, nhƣ máy móc, thiết bị; vốn con người, nhƣ kỹ năng, kiến thức; và vốn thiên nhiên, gồm những tài nguyên do thiên nhiên cống hiến và môi trƣờng sinh thái. Tác giả Trần Hữu Dũng, trong bài viết ―Phát triển bền vững, nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa‖ đăng trên Tạp chí Tia sáng cho rằng, cần phân biệt thêm một bƣớc hai dạng vốn văn hóa: vật thể và phi vật thể. Vốn văn h a vật thể, gồm những công trình kiến trúc, đền đài cung miếu, di tích lịch sử, những địa điểm có ý nghĩa văn hóa. Loại vốn này cung cấp một nguồn dịch vụ có thể hƣởng thụ ngay (chẳng hạn nhƣ du lịch), hoặc là ―đầu vào‖ cho sản xuất những sản phẩm và dịch vụ trong tƣơng lai. Dạng kia, vốn văn h a phi vật thể, là những tập quán, phong tục, tín ngƣỡng…, và các giá trị khác của xã hội. Loại vốn văn hóa này (cùng những sản phẩm tinh thần mang tính đại chúng cao nhƣ văn chƣơng, điện ảnh, âm nhạc…) là một loại keo gắn kết cộng đồng. Nó cũng cung cấp một nguồn dịch vụ có thể hƣởng thụ ngay, hoặc dùng trong sản xuất những sản phẩm văn hóa trong tƣơng lai3. Những nhận xét trên cho thấy hai mối liên hệ cơ bản giữa văn hóa, kinh tế và phát triển bền vững. Một là, giá trị kinh tế có thể tăng lên nhờ giá trị văn hóa. Ví dụ, một ngôi nhà có ý nghĩa di tích lịch sử. Ngôi nhà ấy đƣợc định ―giá‖ nhƣ một sản phẩm vật chất trong hoạt động kinh doanh, thƣơng mại, biệt lập với giá trị văn hóa. Song, do nó mang trong mình ―tính giá trị‖, ―tính lịch sử‖, ―tính biểu trƣng‖ nên nhiều ngƣời sẽ sẵn sàng mua ngôi nhà đó với mức cao hơn ―giá‖ vật thể thuần tuý của nó. Hầu nhƣ mọi sản phẩm văn hóa vật thể đều có thể đƣợc nghĩ đến nhƣ một loại ―vốn văn hóa phi vật thể‖. Khi giá trị văn hóa đƣợc thẩm thấu vào giá trị kinh tế của vật thể, sẽ làm tăng thêm, có thể gấp nhiều lần, giá trị của vật thể ấy. 2 Dẫn theo: Bộ Văn hóa – thông tin 1992, Thập kỷ thế giới phát triển văn h a, Hà Nội. 3 Trần Hữu Dũng, ―Phát triển bền vững nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa‖, Tạp chí Tia sáng ngày 12/07/2010, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com, truy cập ngày 01/11/2017. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: